This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tuesday, February 3, 2015

sửa máy in laser toàn tập



1. Nguyên lý chung :
sua may in laser

Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.
Sơ đồ khối máy in laser như sau


1.1. Khối nguồn :
Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy.
Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC).
Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy.
Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Với máy photocopy thì còn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa.
Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching)

1.2. Khối data :
Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau :
Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang.
Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 ..., máy laser HP4L/5L/6L...) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 ... - parallel).
Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900...) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB - Universial Serial Bus).
Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển
Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm :
• Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy ...)
• Lệnh nạp giấy.
Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển.
Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này). Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu.
1.3. Khối quang :
Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu
• Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển.
• Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data.
Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.

sua may in


1.4. Khối sấy :
Thực hiện 3 nhiệm vụ :
Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen)
Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo.
Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau.
Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)

1.5. Khối cơ :
Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau :
• Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy.
• Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống.
• Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy.
Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển.
Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy ...)


1.6. Khối điều khiển :
Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phương thức chính là điều khiển tùy động (servo).
Đầu vào : Gồm các tín hiệu
• Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang)
• Lệnh in, nhận dữ liệu in.
• Tín hiệu phản hồi từ các khối.
Đầu ra : Gồm các tín hiệu
• Thông báo trạng thái (gửi sang PC)
• Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data)
• Tạo cao áp (gửi sang nguồn)
• Quay capstan motor (gửi sang cơ)
• Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy)
• Quay motor lệch tia (gửi sang quang)
• Mở diode laser (gửi sang quang)
• Sẵn sàng (ready - gửi sang tất cả các khối)

2. Quá trình khởi động của máy in laser :
2.1. Kiểm tra :
Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì 1 số máy in như HP4L/5L/6L không có công tắc, cắm dây nguồn là chạy ngay).
Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra :

2.1.1. Kiểm tra trạng thái cửa :
Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà người sử dụng (hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau:
• Thay thế hộp mực.
• Vệ sinh đường tải, trục (thường có lớp vỏ mút) nạp trống.
• Kiểm tra xem có "dắt" giấy trên đường tải không.
Các máy in laser thường có từ 1 đến 2 cửa.
Cửa trước :
• Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đường tải.
Cửa sau :
• Kiểm tra, kéo giấy bị "dắt" ở đầu ra lô sấy.
Ngoài ra, cửa (trước) còn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho ánh sáng ngoài không "gây nhiễu" cho tia laser trong quá trình tạo bản in.
Các cửa đều có "công tắc", có thể là công tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa được đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bước sau.
Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa công tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tô vít chọc vào)
Nếu tất cả các cửa đều đóng, công tắc tốt thì trạng thái cửa được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ
Nếu có ít nhất 1 trong các cửa bị mở, công tắc hư thì trạng thái cửa sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không cho sáng đèn báo lỗi.

2.1.2. Kiểm tra trạng thái cơ :
Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thông suốt, nó bao gồm :
• Kiểm tra khay giấy xem có mẩu_tờ giấy nào bị "dắt" vào bánh ép nạp giấy không.
• Kiểm tra đường tải xem có mẩu_tờ giấy nào bị "dắt" trong đường tải không.
• Kiểm tra đầu ra xem có mẩu_tờ giấy nào bị "dắt" trong lô sấy không.
Trạng thái cơ được kiểm soát thông qua các sensor sau :
• Sensor đường nạp giấy (thường nằm ngay dưới bụng của bánh ép nạp giấy.
Đây thường sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đường nạp thì sensor bị tỳ và báo về khối điều khiển.
• Sensor đường tải giấy (thường nằm giữa đường tải, ở gần bụng của hộp mực). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
• Sensor đầu ra (nằm đằng sau trục ép của lô sấy). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi "dắt" giấy thì trạngthái cơ được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay toàn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng).

Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi.
Lưu ý : Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn. Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong user guide đi kèm máy.
2.1.3. Kiểm tra trạng thái sấy :
Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không.
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng.
Ba bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810)

2.1.4. Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner)
Trạng thái mạch quang được kiểm soát thông qua hai yếu tố :
• Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng "rít" khẽ của motor.
• Công tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thường có 1 "mấu" nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát được xem diode hoạt động như thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương, kính có mốc hay không ... Nói cách khác, ko thể kiểm soát được chất lượng của tia laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000...) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810...) không được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP - Over Protection) và quá áp (OVP - Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, nó coi như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc "Vậy, khối data thì sao"
Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát "sự vận hành" chứ không kiểm soát "dữ liệu cần in ra", chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thường.

3. Hoạt động của máy in laser : 
3.1. Nạp giấy và tải giấy :
laser-printer-path

Nguyên tắc chung của việc nạp giấy từ khay chứa vào đường tải, buồng chụp là sử dụng lực ma sát giữa trục ép đầu vào và tờ giấy. Nguyên tắc này đúng với tất cả các loại máy in laser, kim, phun, LED, máy photocopy.

Trạng thái chờ (ready) :
 Điều kiện : xem lại bài quá trình kiểm tra : (Cảm biến khay giấy sẽ nhận biết tình trạng có/không có giấy (ở cả khay đựng và khay tay). Nếu không có giấy, khi ra lệnh in thì Wndows sẽ báo lỗi (ví dụ máy Canon 2900 báo : Out of paper or paper could not be fed) Ở chế độ chờ, đầu khay nạp và mặt bánh ép cách nhau khá xa (thường từ 15mm-30mm). Tờ giấy nằm ở trạng thái tự do, ko chịu tác động của bánh ép nạp giấy. Khe hở giữa đầu khay nạp và bánh ép quyết định số tờ giấy tối đa (giấy tiêu chuẩn, độ dày ghi trong catalog của máy) có thể đặt trong khay (trừ khay tay chỉ cho 1 tờ/1 thời điểm) 

Nạp và tải giấy :
 Sau khi ra lệnh in từ PC (hoặc bấm nút test trên 1 số máy HP đời cũ) thì mạch data sẽ chuẩn bị dữ liệu để xuất cho dàn quang. Sau vài giây hoặc vài chục giây (tùy dung lượng dữ liệu cần in) thì mạch điều khiển ra lệnh nạp giấy, rơ le nạp sẽ hoạt động để tác động lên cơ cấu dịch chuyển khay giấy_bánh ép nạp giấy. Lúc đó đồng thời xảy ra hai động tác : - Đầu khay giấy được đẩy(nâng) và dịch chuyển để gần vào bánh ép nạp giấy. - Bánh ép quay để mặt cong của nó đối diện với đầu khay giấy. Như vậy, tờ giấy nằm giữa khe (rất hẹp) do đầu khay và mặt cong của bánh ép nạp giấy tạo thành, nó sẽ chịu tác động của lực ma sát trên bánh ép (vỏ bằng cao su nhám) và bị cuốn theo chiều quay của bánh ép đi vào trong đường tải giấy. Đầu đường tải, có thêm bánh ép tải giấy quay ngược chiều bánh ép nạp giấy sẽ tạo thành lực kéo đưa tờ giấy vào đường tải, tiến đến buồng chụp. Trên đường tải, tờ giấy sẽ tỳ vào cảm biến đường tải đổi trạng thái (đóng→mở hoặc mở→đóng, tùy máy), mạch điều khiển biết : giấy đã nạp thành công. Sau khi giấy đi qua, cảm biến đường tải không bị tỳ nữa, nó trở về trạng thái ban đầu, mạch điều khiển biết : giấy di chuyển trên đường tải, buồng chụp tốt. 

Lực kéo giấy: Được tạo ra từ lực ép giữa trục ép trên (7) và trục ép dưới (3, 4). Hai hệ thống này quay ngược chiều nhau (hình vẽ). Điều kiện để giấy được kéo vào ruột máy (nạp giấy). - Khay giấy di chuyển ra ngoài (phía trục ép 7) - Trục ép quay (ngược chiều kim đồng hồ theo hình vẽ) để ép sát vào khay giấy. Bề mặt của trục ép (7) là cao su có ma sát lớn, khi quay sẽ tạo lực kéo, kéo giấy vào buồng máy. Trục ép dưới (3, 4) quay ngược chiều trục ép trên (7) sẽ tiếp tục tạo lực kéo đưa giấy vào sâu trong buồng máy. 

Mô tả quá trình nạp giấy :
 

Khi chưa có lệnh nạp giấy : 
Khay giấy bị đẩy xa khỏi trục ép (7) bởi mỏ của con tỳ (5, 6). Lúc này trục ép (7) có dạng nửa vòng tròn tạo thành 1 khe hở lớn với mặt khay, như vậy giấy trên khay ko ép sát vào trục (7). 

Khi có lệnh in :Motor capstan làm quay bánh răng (1) và tất cả hệ thống cơ, ta có thể nghe thấy tiếng quay của các bánh xe. Mục đích là để trống quay (nạp điện tích cho trống), lô sấy_ép quay sẵn sàng cho việc ép và đẩy giấy ra . Bánh răng 1, và 2 liên kết với nhau bởi lực ma sát do lò xo 1 tì vào mặt trong của bánh xe 1, 2. Lúc này bánh xe 2 bị cái móc của rơ le giữ và nó ko quay, chỉ có bánh xe 1 là quay. 

Khi có lệnh nạp giấy : Lệnh này được phát ra sau lệnh in, lệnh này có mức logic 1 làm mở transistor nối tiếp với cuộn hút rơ le, như vậy rơ le được cấp điện tạo lực hút, cái móc của rơ le di chuyển (như hình vẽ). Khi móc rơ le di chuyển sẽ nhả bánh răng (2). Lực ma sát giữa bánh răng 1 và 2 sẽ kéo bánh răng 2 làm quay trục (đút vào tâm bánh răng 2- hình vẽ). Trục quay sẽ lai con tỳ 5, 6 quay theo. Cái mỏ của 5, 6 không tỳ vào khay nữa. Lực đẩy của lò xo 2 sẽ đưa khay ép sát vào trục ép (7). Trục ép 7 cũng được trục quay làm quay theo, mặt tròn của nó ép sát khay giấy, lực ma sát của (7) sẽ kéo giấy vào buồng máy. Các bệnh của cơ cấu nạp, tải giấy ( mô tả với điều kiện máy đang chạy mà hỏng, chứ không áp dụng cho các trường hợp tháo máy ra_lắp lại mà hỏng) 

Bệnh 1 : Không nạp giấy hoàn toàn. Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng "cách" đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó. 
- Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm) Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay. 

Bệnh 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi.
 Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ "bị lì mặt nhám", bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép "hơi lì mặt" và sử dụng giấy quá mỏng.

Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được. Lưu ý : Bánh ép nạp giấy "bị lì mặt" còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến "dắt giấy" trong đường tải, lô sấy. 

Bệnh 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi.
 Bạn hãy mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp). Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy). 

Khắc phục :
 Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó) Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau) Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy. 

Bệnh 4 : Nạp giấy, giấy đi lệch và có thể bị kẹt lại trong đường tải do giấy đi lệch. Nguyên nhân là do lực ép giấy tạo thành giữa bánh ép nạp và bánh ép tải giấy không cân, bạn có thể quan sát minh họa cơ cấu nạp giấy của máy HP5L. 

Lực ép bị lệch do: 
• Méo bánh ép nạp giấy (bạn phải thay vỏ cao su của bánh ép). 
• Mòn bánh ép đường nạp. 
• Trục, ổ quay bánh ép đường nạp bị mòn, dãn tới bị đảo khi chạy. Khắc phục : Thay thế cụm bánh ép đường nạp


4. Hoạt động của khối quang Nhiệm vụ khối quang :laser-printer-laser

- Tạo ra tia laser có cường độ phát xạ thay đổi theo cấp độ xám của từng điểm ảnh (pixel) 

- Bắn tia laser trải đều trên suốt chiều dài của trống (theo từng dòng ảnh) Khối quang có cấu tạo như sau :




Đầu vào : 

- Tín hiệu Start từ mạch điều khiển tới. 
- Tin hiệu báo trạng thái (cửa) của công tắc nằm trên khối quang (có thể có hoặc không). 
- Điện áp thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh (theo thời gian thực) dạng analog từ mạch data tới. 
- Tín hiệu thông báo độ phân giải trang in từ mạch data đưa tới. 
- Nguồn cung cấp 

Đầu ra : 
- Tín hiệu an toàn (từ IC MDA) khối quang trả về mạch điều khiển. 
- Tia laser trải đều trên suốt chiều dài của trống (theo từng dòng ảnh) 

Nguyên lý hoạt động: 

- Sau khi đã xử lý xong dữ liệu từ PC gửi sang, mạch data thông báo cho mạch điều khiển để chuẩn bị tạo bản in. 
- Mạch điều khiển ra lệnh 
*. Chuyển dữ liệu thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh sang mạch quang. 
*. Cho phép mạch quang hoạt động. 

- Lúc đó, IC MDA mạch quang sẽ điều khiển motor lệch tia chạy (với tốc độ không đổi, tùy thuộc vào từng loại máy/độ phân giải trang in). 

- Đồng thời, IC MDA cũng khuyêch đại điện áp điểm ảnh và đưa tới laser diode làm cho diode này hoạt động và phát xạ ra tia laser. Như vậy, cường độ của tia laser là liên tục thay đổi (lúc yếu/lúc mạnh) phụ thuộc vào điện áp từng điểm ảnh. 

- Các bạn chú ý, trong lòng laser diode có 1 vòng đồng nằm đằng trước laser. Đây chính là vòng hội tụ (hội tụ bằng tĩnh điện), điện áp trên vòng hội tụ sẽ quyết định cho tia laser phát xạ ra khỏi nó là lớn hay nhỏ. Thông qua đó điều chỉnh độ phân giải của bản in (dpi - dot per inch)





- Tia laser phát xạ từ laser diode được đưa qua kính hội tụ để thu nhỏ lại (đường kính của tia laser) sẽ quyết định độ to/nhỏ của điểm ảnh. Nguyên lý hội tụ bằng vòng tĩnh điện giống như nguyên lý hội tụ ở lưới Focus trong đèn hình CRT. 
- Tia laser qua vòng kính lọc để đảm bảo loại bỏ tất cả các can nhiễu có thể làm sai lệch tần số của laser và đến motor lệch tia. Sau đó tới motor lệch tia. 
- Motor lệch tia có tốc độ quay rất lớn (ta có thể nghe tiếng rít nhẹ khi nó khởi động, tốc độ quay của nó cũng góp phần quyết định độ phân giải của bản in). Trục motor lệch tia có gắn 1 miếng thép vuông (khoảng 10mmx10mmx1mm) trắng bóng. Tia laser đập vào nó, với tốc độ quay của miếng thép rất cao thì nó sẽ bẻ góc (khúc xạ) từng tia (tại 1 thời điểm, mỗi tia đại diện cho 1 điểm ảnh) làm cho từng tia bắn vào kính khúc xạ. 
- Kính khúc xạ là miếng nhựa trong làm nhiệm vụ bẻ góc và tia laser để chúng bắn lên gương phản xạ. 
- Gương nằm song song với kính khúc xạ và lệch 1 góc khoảng 45 độ, làm nhiệm vụ phản xạ các tia laser hắt vào trống. Các tia này đi tới trống qua khe hở hộp quang. Nếu bạn tháo hộp quang sẽ thấy dưới đáy có 1 khe hở (kích thước chừng 5mmx200mm). 

Như vậy : Có thể rút ra một số nhận xét 

- Tia laser càng nhỏ thì kích thước điểm ảnh càng nhỏ (và ngược lại). Vấn đề này được điều chỉnh thông qua thay đổi điều khiển vòng hội tụ. 
- Cường độ tia laser phụ thuộc điện áp hoạt động của laser diode. Điều này là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự đâm/nhạt của bản in. 

Một số bệnh do khối quang gây ra:
 

Hiện tượng 1
: Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi.
 

Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : 
• Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt. 
• Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) 
• Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. 

Khắc phục :
 Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên. 

Hiện tượng 2
 : Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt)
 

Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phát xạ của laser diode hoạt động kém dẫn đến cường độ laser quá mạnh làm phân hủy tĩnh điện trên trống quá nhiều, gây ra mờ bản in.

Khắc phục : Mở nắp hộp quang. Chỉnh biến trở MD (nằm sát laser diode) khoảng 1/8 cung tròn về bên trái và in thử. Nếu chưa đạt thì chỉnh tiếp. 

Lưu ý : Trước khi chỉnh, cần chấm vào mặt biến trở 1 tí (đầu tăm) dầu (máy khâu) để boi trơn, tránh cho mặt than của biến trở bị rạn, vỡ. 

Hiện tượng 3
 : 

Bản in lốm đốm (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt)
 

Lỗi này do hệ thống lệch tia và dẫn quang gây ra. Bạn hãy vệ sinh hệ thống dẫn quang : 
• Miếng kim loại trắng bóng (10mmx10mmx1mm) gắn trên trục của motor lệch tia. 
• Kính khúc xạ. 
• Gương phản xạ Những đối tượng này nếu bị mốc, bẩn thì rửa bằng “nước rửa bát” và chổi mềm. Sau đó lau khô bằng giẻ mềm. Tuyệt đối không sấy, không rửa bằng hóa chất (như cồn, axeton …) 

Hiện tượng 4
 : 

Bản in đen sì
 Lỗi này do mất tia laser hoặc cường độ phát xạ quá yếu. Máy in laser lại sử dụng laser trắng (khác với ổ CD/DVD sử dụng laser đỏ hoặc xanh) nên không thể kiểm ra bằng mắt thường. 
Khắc phục : 
• Chỉnh thử biến trở MD (về bên phải), mỗi lần chỉnh 1/8 cung tròn. 
• Kiểm tra điện áp 5V(+), đây là thiên áp tĩnh cho laser diode. Nếu mất hãy dò ngược từ chân laser diode về đầu cáp hộp quang. Đường nguồn này thường có 1 điện trở cầu chì (0,47Ω) và 1 tụ lọc (vài chục nF, tùy máy) đằng sau điện trở. Điện trở có thể đứt, tụ lọc có thể chập, hãy thay thế (đúng giá trị). 
• Nếu điện áp 5V có, chỉnh thử biến trở MD không được, hãy thay laser diode (nguyên nhân này có sác xuất rất thấp, khoảng vài%). 

Hiện tượng 5
 : 

Nét chữ, các đường (cong, thẳng) bị nhòe sang hai bên.
 Hiện tượng này do tia laser không chụm (hội tụ) hoặc hội tụ kém nên điểm ảnh trên trống bị tăng kích thước. Khắc phục : Điều chỉnh điện áp vòng hội tụ tĩnh điện bằng biến trở trên mạch quang. Biến trở này thường có ký hiệu (FC, Vfc) nằm gần laser dioe (xa hơn MD một chút). Sau mỗi lần chỉnh, hãy in thử đến khi đạt độ nét thì thôi. 

Hiện tượng 6


Thay đổi độ phân giải (DPI) từ chương trình in trên PC nhưng bản in không thay đổi, chỉ đạt được độ phân giải tối thiểu.
 

Như bài trước đã đề cập. Tốc độ quay của motor lệch tia phụ thuộc vào độ phân giải trang in. Để thay đổi độ phân giải thì mạch data gửi 1 tín hiệu lên IC MDA. Tín hiệu này là tín hiệu logic nên không thể kiểm tra bằng ĐHVN hoặc đầu dò logic, chỉ có thể kiểm tra bằng máy hiện sóng. 

Khắc phục : Nếu các tụ, điện trở trên đường tín hiệu phân giải từ mạch data lên IC MDA mạch quang không hư hỏng thì thay thế IC MDA.




5. Quá trình tạo bản in.
Bao gồm các công đoạn :
Công đoạn 1 : Tạo tia laser
- Tín hiệu biểu thị cấp độ xám của từng điểm ảnh (point) tồn tại dưới dạng điện áp analog được gửi từ mạch data tới khối quang.
- IC khuyếch đại sẽ tăng cường công suất của tín hiệu này cấp cho laser diode sẽ làm cho nó phát xạ tia laser, cường độ tia phụ thuộc công suất tín hiệu đưa vào. Tia laser này được hội tụ, lọc và qua các hệ thống lệch_phản xạ .. để qua khe hộp quang rải thành dòng (ảnh) trên suốt chiều dài của trống.
Công đoạn 2 : Nạp trống 
- Trống có cấu tạo là một ống nhôm. Vỏ ngoài được phủ một lớp chất nhạy quang, khi in trống quay với 1 tốc độ không đổi.
- Mạch cao áp tạo ra một điện áp (+) thông qua thanh quét (nằm trong lòng trống) để nạp lên bề mặt trống một điện áp (+). Như vậy toàn bộ bề mặt (lớp phủ nhạy quang) của trống có điện áp (+) đồng đều.
- Lưu ý : Lớp nhạy quang này dẫn điện kém do vậy giữa các điểm trên trống khả năng xuyên lẫn điện áp sang nhau là rất nhỏ.
Có thể mô phỏng điện áp trên trống bằng hình vẽ sau :

Công đoạn 3 : Nạp tĩnh điện cho giấy
- Giấy được các bánh xe vận chuyển kéo qua (thường là gầm) trống, có một thanh kim loại nằm đỡ suốt chiều ngang của giấy, thanh này thường bằng inox được nối (thường qua tiếp điểm đàn hồi bằng lò xo) với mạch cao áp có giá trị điện áp (+) lớn hơn điện áp nạp trống. Như vậy giấy sẽ bị nhiễm điện và trên nó sẽ hình thành 1 sức hút (lớn hơn sức hút của trống)
Tạo bản :
- Tia laser sau khi qua các khe hộp quang sẽ bắn vào bề mặt trống, điện áp trên lớp phủ nhạy quang sẽ suy giảm khi bị tia laser bắn vào, điểm nào bị bắn mạnh thì suy giảm nhiều, bị bắn yếu thì suy giảm ít...
- Như vậy : Sau khi bị tia laser (với cường độ mỗi tia phụ thuộc cấp độ xám của điểm ảnh) bắn vào thì bề mặt trống đã không còn đồng nhất về mặt điện áp. Có thể mô phỏng bằng hình dưới

- Trống sau khi được "bắn" tiếp tục di chuyển và tiếp xúc với trục từ. Bột mực từ hộp chứa được trục từ hút và dàn đều trên thân trục. Tùy từng loại máy mà bột mực có thể được nạp hoặc không nạp điện áp âm.
- Khi tiếp xúc với trục từ, lực hút của điện áp (+) trên trống sẽ lôi kéo các hạt mực bám vào bề mặt trống. Điểm nào có điện áp cao thì hút nhiều, có điện áp thấp thì hút ít, điện áp rất thấp thì không hút.
- Trong lúc đó, giấy có sức hút lớn hơn trống sẽ lôi kéo các hạt mực trên trống nhảy sang bám vào giấy. Tập hợp các hạt mực, chỗ nhiều_chỗ ít sẽ tạo thành ảnh cần in trên giấy. Dĩ nhiên là chưa thể sử dụng vì chưa cố định bản. Nếu dừng ở bước này và lôi giấy khỏi buồng máy các hạt mực sẽ rụng ra khỏi giấy 1 cách dễ dàng.
- Toàn bộ quá trình tạo bản được mô phỏng theo hình dưới đây :

- Sau khi đã "nhường mực" cho giấy, thân trống được làm sạch bằng một gạt mực quét những hạt mực còn thừa bám trên trống vào hộp đựng mực thải. Đồng thời cũng được hủy tĩnh điện bằng một trục ép phụ (nối mass) để chuẩn bị cho lần nạp trống tiếp theo.

Hoàng Trọng Nghĩa

C,CHIPSET CÓ THỂ THAY THẾ CHO NHAU

ic, chipset
 Trong sửa chữa máy tính, có nhiều linh kiện thay thế không phải lúc nào cũng có và nhà sản xuất không bán các linh kiện thay thế này, vì vậy việc hiểu và sử dụng các loại linh kiện thay thế tương đương rất quan trọng giúp việc sửa chữa nhanh chóng và giá thành báo giá cho khách hàng thấp cạnh tranh. Chúng tôi xin giời thiệc các linh kiện có thể thay thế cho nhau như sau: 






IC,CHIPSET DÙNG CHUNG

SN608090 dùng chung với isl6237 và 51427 RT8206B. Đặc biệt 8206A khác 8206B
I/O ENE KB926QF C0, D2, D3 thay thế cho nhau được. Và I/O ITE IT8500E, IT8502,IT8512 dùng chung được."
isl 6266 = isl 6262

isl 62883 = isl 628823

rt 8223 = rt 8205


i/o ite 8502e = ite 8502e

ite8512e

ite8512e kxs= ite8512e kxo

ISL6237 = MAX17020 = MAX8778 = TPS51427 = RT8206B
PM6686 = TPS17020


UP1585QQAG (marked EM EC) = TPS51123A = RT8223P(marked EQ=)

Charger ISL88731=BQ24745
max 1999= max8734
1: RT8206B = ISL 62373
2: MAX8734A = RT82032=MAX1999=RT 8203
3: J493 (G966-93) = RT9018B (DELL VASTRO 1015)
4: I/O... KB926QF D3 = KB926QF CO
KB3926QF D3= KB3926QF
RT8205(A) = TPS51125%
Ef=de 41j ------------------- rt8207lgqw
cj=cl 40w ------------------- tps51125

Microcontrollers (KBC, SUPER I/O, EC, etc) interchangeability
Table interchangeability multicontrollers1
EC1 Replacement EC2 Platform

KB3310QF-A0 > KB3310QF-B0 Asus All-in-One PC ET1602C
KB3310QF-C1 > KB3310QF-B0 Asus EeePC 900 (
KB3926QF-A1 > KB3926QF-A2 Quanta AT3
KB3926QF-C0 > KB926QF-D3 HP DV5
KB3926QF-C0 <-> KB3926QF-D2 Quanta OP6, QT6
KB3930QF-A2 > KB930QF-A1 Quanta R23
KB926QF-B1 > KB926QF-C0 Compal LA-3551P
KB926QF-B1 > KB926QF-D3 Compal LA-6552P
KB926QF-D3 > KB926QF-C0 Lenovo G550 - Compal LA-5082P
KB926QF-E0 > KB926QF-C0 Compal LA-6061P
KB926QF-E0 > KB926QF-D3 Compal LA-6311P, Lenovo G555 (LA-5972P)
KB926QF-E0 > KB926QF-D2 Compal LA-6421P, LA-6221P
Winbond1
WPCE773 <-> WPCE775
WPC8763LDG <-> WPC8769LDG WistronBiwa, Aspire 5920G - Quanta ZD1
WPC8769LA0DG > WPC8769LDG Alienware M15x - Quanta MX3 (Maddog 2.5)
nuvoTon,
NPCE781LA0DX > NPCE781BA0DX
NPCE781LA0DX > NPCE783LA0DX Quanta ZQ1
NPCE795GA0DX > NPCE795LA0DX Quanta ZYG
ITE
IT8500E > IT8502E Asus K50IJ
IT8502E > IT8500E Asus K40AB, K40C, K50C, K50AB
IT8502E <-> IT8512E Asus K50IJ
IT8512E > IT8500E Acer 6920
IT8511TE-BXS > IT8510TE-GXA Asus X51R/RL
SMSC2
MEC1300-NU <-> MEC1308-NU Samsung R530 (BREMEN-L3, 1.0, BREMEN-L4, r1.4), Samsung R519 (BONN-L)
8570 8572

ITE IT8500E, IT8502,IT8512
Nhiều khi bí không có IC hay linh kiện thay, mà nhiều linh kiện có thể thay được cho nhau, các bác cùng đóng góp nhé, có gì sai sót mong được chỉ giáo:
1, HM55 thay được cho HM57
2, HM65 thay được cho HM67
3, WPCE775 cùng chân, sơ đồ mạch giống nhau nhưng không thay được cho WPCE773 .Em đã thay mà không chạy.

GL40 với GM45.
RT8209A = FH=CG cu1
RT8204C = H6=CH jox
RT8205 = TPS51125
SN10504 =SN0608098 RHBR
max 8724 = max1908
(EF= DE) = UP6163AG (1.5V)
PQ24751=PQ24753A



WPC8763LDG:
WPC8769LDG:
WPCE775L:
WPCE775C:
Một số IC, IO, Chipset tương đương (<=>) có thể thay thế được cho nhau:

IO họ (ENE)
KB926QF <=>C0, C1<=> D2,D3. (Số đuối là C hoặc D thì dung chung được)
IO họ (ITE)
IT8500E=>IT8502E<=>IT8512E.
IO họ (Winbord)
WPCE775<=>WPC773
WPC8763 <=> WPC8769
Họ nuvoTon:
Họ: SMSC:
SMSC KBC1098<=>SMSC MEC1308

IC Nguồn cấp trước (3V, 5V)
RT8205A = TPS51125
SN608090dùng <=> isl6237 <=> 51427 RT8206B
ISL6237 = MAX17020 = MAX8778 = TPS51427 = RT8206B
PM6686 = TPS17020
UP1585QQAG (Ký hiệu EM EC) = TPS51123A = RT8223P(Ký hiệu EQ=)
MAX8734A = RT8203
max 8724 = max1908

IC Nguồn sạc: (Charger)
ISL88731=BQ24745

IC Nguồn CPU:
ISL 6266 <=> ISL 6262
ISL 62883 <=> ISL 62882

IC Sound:
ALC883 <=> ALC660

List Chipset Shared:
Chíp VGA:
G86-631-A2<=>G86-621<=>G86-620<=>G86-630<=>G86-603<=>G86-920.
G86-920-A2 <=>G86-921-A2.
GF-GO7200-N-A3 <=>GF-GO7300T-N-A3.
GF-GO7300-N-A3<=>GF-GO7300T-N-A3.
GF-GO7400-N-A3<=>GF-GO7400T-N-A3 .
QD-NVS-110M-N-A3 <=>QD-NVS-110MT-N-A3 .
G86-740-A2<=>G86-741-A2

Chíp Nam (NB):
Chíp Bắc (SB) 

board nạp LCD biến màn hình Laptop cũ Thành LCD

Sau 1 thời gian dùng thì màn hình của laptop hay màn hình LCD hư nhưng panel còn tốt để tái sử dụng.  huong dẫn các bạn nghịch tí như sau:







Bạn tìm 1 board Màn hinh tương thích với panel đó, việc này thường là tháo từ các màn hình LCD hư cũ khác. Đến bây giờ thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, nhờ vào sản phẩm "board giải mã LCD đa năng" của Trung Quốc sản xuất đã có bán nhiều trên thị trường giá tầm 90k.

"board giải mã LCD đa năng của China"

board mình đã mua sử dụng IC điều khiển là RTD2025L, nạp lại cho nó vì sao chỉ cắm sợi dây VGA từ board nạp vào board control là nạp được chương trình cho con chip RTD2025L. Bởi vì là, làm sợi dây VGA cho nó to, cho hoành tráng ấy mà, thật chất là chỉ có 3 đường sử dụng cho việc nạp chip là đường data, clock và GND. 3 đường này chúng ta giải quyết nhanh thôi mà rồi lấy gì nạp, dùng chương trình gì để nạp và file nạp ở đâu? tiếp tục lục lọi các trang web tiếng Trung thì nó đã xuất hiện, trình nạp là 2025L update và file nạp được tải miễn phí từwww.wc1000.com . Tuyệt vời, giải pháp đã tìm ra giờ chúng ta cùng nhau giải quyết nào

Sơ đồ mạch nạp


Chuẩn bị linh kiện


Vì điện trở sử dụng trong mạch đều là 10k và nối lên +5v nên chúng ta dùng điện trở thanh cho gọn, đế cắm ic 14 chân, 7805 dùng loại ký hiệu 78L05 cho bé, thêm ít tụ lọc và 7405.
Vì quá ít linh kiện nên chúng ta câu dây luôn cho nhanh khỏi làm mạch in. Mạch in để dành cho dự án khác, dự án làm mạch nạp board LCD đa năng hơn, nạp được cho nhiều loại chip khác nhau kể cả board control hãng và board tàu.
Mặt trên:


Mặt dưới


còn lại chọt vào các lỗ trên cổng vga 15 pin. Chân SDA cắm vào chân 12, SCL vào 15, GND vào 10 hoặc các chân GND khác.
Như vầy chẳng hạn:


Ở đây chân nguồn + tận dụng cắm luôn vào 12v đường cao áp.
Phần cứng xong hết rồi, tiếp phần mềm thôi. Sử dụng phần mềm 2025L update 5.0 nhé, mà trước hết cài cái này vô đã nè... "Port95NT"
Link download Port95NT
Xong rồi lấy cái này về chạy tiếp
Link download 2025L update
Về file để nạp thì vào website này nhé, download miễn phí đó ---> www.wc1000.com




 Ngoài chức năng nạp board LCD mình bổ sung thêm chức năng nạp eprom 24xx thường dùng trong đầu đĩa vào để làm sản phẩm thương mại.

Tool phá pass bios cho laptop

Tool phá pass bios cho laptop


sưu tầm tài liệu kỹ thuật gở bỏ password cho laptop một số dòng theo yêu cầu anh em như sau:

1. Master password sony (lưu ý chỉ dùng cho máy tính sony nhé)

- Link down : http://www.mediafire...o33phg321opp4mw
- Hình minh họa :
phuc hoi password laptop

- Hướng dẫn sử dụng: xả nén file sony.rar ----> chạy file sony.exe ----> gõ số sevice tag vào (7 chữ số) bấm nút bên trái ----> xuất hiện 1 bảng có 2 dãy số,dãy số thứ 2 là mật mã chủ nhập vào laptop mà bạn muốn clear password.

- Lưu ý phần mềm này hỗ trợ rất tốt những dòng máy sony chipset 915 trở lại.Những dòng cao cấp hơn thì lúc dc lúc ko ^^

2 Dell master password ( lưu ý chỉ dùng cho laptop dell ) 

- Link down : http://www.mediafire...3bclj8595j133ji

- Hướng dẫn sử dụng : giải nén file dell.rar ----> chạy file 
dellmasterpassword.exe ----> nhập số service tag vào ----> bấm enter


sau khi enter sẽ xuất hiện 1 mật mã chủ dành cho laptop bạn cần clear password bios

- Phần mềm này hỗ trợ khá tốt các dòng máy dell,ace test thử nhé

3 tool phá password bios IBM (chỉ sử dụng cho dòng máy IBM chipset 915 trở lại)

- Bước 1 ace ra tiệm bán đồ linh kiện điện tử mua về 1 cổng LPT như thế này

- Sau đó ace bung cổng LPT này ra sẽ thấy trong đó có 25 chân(có đánh số từ 1-25 nhé)



- Dùng mỏ hàn và dây câu từng cặp như sau : 9-15 : 11-14 : 12-16 : 13-17 : 20-25



- Sau đó ráp cổng LPT lại và tiến hành phá password bios nào



- Trên các dòng máy IBM password bios sẽ có code error là 0175



- Bắt đầu tiến hành phá pass nào:

+ bước 1 : tháo HDD ra khỏi máy

+ bước 2 : cắm cổng LPT vào

+ bước 3 : bật máy ---> setup lại bios ----> reset máy

+ bước 4 : tắt máy ----> rút cổng LPT ra


Tool này dùng cho các dòng máy IBM T2x,T3x,T4x,R3x,R4x,R5x tỉ lệ thành công là 100% nhé các bạn

4 clear bios cho dòng máy acer aspire one ( phương pháp jumper nóng )

1. Tắt máy tính xách tay, tháo AC Adapter và Pin Off, tháo ổ cứng.
2. Mở đầu vỏ máy để bạn có thể nhìn thấy Mainboard, và vị trí của các jumper thiết lập lại (ô màu đỏ như hình).



3. Kết nối hai điểm bằng cách sử dụng bất cứ thứ gì có thể dẫn điện.

4. Kết nối adapter AC vào máy tính xách tay, sau đó Bật máy tính xách tay (2 điểm vẫn kết nối) dợi 5s rồi tắt máy 

5. Khởi động lại hệ thống. Nhấn phím F2 để vào BIOS Setup menu (2 điểm đã ngắt kết nối)

6. Nếu không thành công hãy thử một lần nữa bắt đầu từ đầu .....

5 tool clear password bios các dòng máy toshiba nhé

- Cách làm và thực hiện giống tool phá pasword của IBM
- Nhưng khác ở chỗ hàn các cặp dây như sau : 1-5-10 : 2-11 : 3-17 : 4-12 : 6-16 : 7-13 : 8-14 : 9-15 : 18-25

Để biết máy Toshiba nào có thể phá pass bằng tool parallel này thì các bạn vào web này để tra nè: http://www.pwcrack.c...s_toshiba.shtml

Link gốc (đã update theo yêu cầu): http://www.nhatrangc...ad.php?t=151579 

P/s:  chống chỉ định cho Newb, chúng tôi không hoàn toàn chịu trách nhiệm nhé

Mạch mở nguồn ADBAT và mạch quản lý sạc Pin

Mạch mở nguồn ADBAT và mạch quản lý sạc Pin

Tại sao lại gọi là Mạch mở nguồn ADBAT?



Khi bạn chỉ dùng ADapter thì mạch này sẽ mở nguồn ADapter, còn khi bạn chỉ dùng Pin (BATtery) thì nó mở nguồn BATtery, nên gộp chung lại gọi là nguồn ADBAT. Để dễ nhớ, dễ ghi nhiều anh em khác gọi chung là nguồn AD (gọi chung cho nguồn ADBAT) nên sau này nếu tôi có gọi nguồn ADBAT hay nguồn AD thì coi như là 1 nhé.

Vận hành mạch khi chỉ dùng Adapter không Pin:

Nguồn AD sẽ cấp thẳng vào IC quản lý nguồn sạc (gọi là IC sạc cho gọn nha) nếu mọi thứ đều ổn (không có chạm chập, cháy nổ gì phía sau mạch này) thì IC sạc sẽ ra lệnh cho 2 FET công tắc Q1 và Q2 sẽ dẫn "mở" nguồn AD --> DCBATOUT (như hình minh họa) cấp nguồn cho toàn mainboad, dĩ nhiên là sẽ cấp áp luôn cho mạch sạc Pin, nhưng ta đang nói là chỉ dùng Adapter nên coi như mạch Sạc không hoạt động.

Vận hành mạch khi chỉ dùng Pin (Battery) không cắm Adapter:

Nguồn Pin cũng sẽ cấp thẳng vào IC Sạc, lúc này IC không nhận được nguồn cấp từ Adapter nên ra lệnh Q3 dẫn "mở" nguồn BAT -->DCBATOUT cấp nguồn cho toàn mainboard.

Vận hành mạch khi máy có gắn PIn và cắm Adapter:

Nguồn AD cấp vào IC Sạc, nếu mọi thứ đều OK, IS Sạc mở nguồn AD thông qua Q1 và Q2 tạo nguồn DBATOUT cấp cho toàn mainboard như bình thường. Đồng thời IC sạc, kết hợp với SIO, ICH nhận biết yêu cầu "cần sạc Pin" (Nếu Pin chưa đầy) và ra lệnh đóng mở Q4, Q5 điều khiển quá trình sạc pin. Lưu ý, lúc này máy sẽ dùng nguồn Adapter trực tiếp chứ không phải Adapter sạc vào Pin và máy dùng nguồn từ Pin như nhiều bạn thường nghỉ. Nếu vì lý do nào đó, như cúp điện chẳng hạn lúc này IC sạc sẽ nhận thấy ngay việc mất nguồn AD và lập tức mở nguồn BAT thông qua Q3 như cách mà 1 UPS làm việc với PC để bàn vậy

Các linh kiện chính, quan trọng của mạch này:

Tại sao lại gọi là quan trọng? Vì nó là những linh kiện chính, để dễ nhận biết ra mạch (để dò mạch), dễ hư hỏng (pan thường nằm trong mấy linh kiện dễ hỏng này) và bất kỳ máy nào cũng phải có những linh kiện này trong mạch.

IC sạc: cái này khỏi giải thích nhé, mình chỉ liệt kệ một số IC sạc thông dụng để tham khảo thôi như: Max8724, Max8725, Max8731, PQ24740,  PQ24745, PQ24751, ISL6255...

Fet công tắc mở nguồn AD (Q1, Q2): 2 con này có khi chỉ có 1 con thôi rất dễ chết.

Fet công tắc mở nguồn BAT: Q3 nếu đứt máy vẫn chạy ADapter bình thường, không xài được pin thôi.

Fet sạc (Q4, Q5): thường nằm chung trong 1 con Fet đôi dạng 8 chân dán (SMD) nếu chết phải tra tương tương và thay đúng. Tránh trường hợp lấy đại 1 con Fet nào đó thay thử là toi.

Điện trở AD: Nằm ngay phía sau Fet mở nguồn AD, 2 chân của điện trở này đều đưa vào IC sạc, rất dễ nhậ biết bì điện trở này rất to và có hình dáng khác hoàn toàn với các điện trở khác trên main. Thường có màu xanh là cây, trên main gần như chỉ thấy 2 điện trở dạng này là nó và điện trở Sạc (sẽ nói riêng).

Điện trở Sạc: Tương tự như điện trở AD, điện trở này cũng có 2 đầu dẫn về IC sạc, nặm ngay đầu BAT và cuộn dây Sạc (Sẽ nói riêng).

Cuộn dây sạc: Cuộn  dây này nằm kế điệ trở sạc và cặp FET sạc (Sẽ nói riêng) là linh kiện để nhận biết mạch xạc.

FET Sạc: thường là FET đôi 8 chân (là 2 con FET bên trong, chịu khó tra datasheet kỹ để dó mạch và thay tương đương) dầu trên nối với nguồn ADBAT, điểm giữa nối chung nối với cuộn dây sạc (đã nói ở trên) điểm dưới nối mass.

Giới thiệu kỹ thuật phục hồi pin laptop

Khi Pin laptop không thể cung cấp điện cho máy Laptop khi rút điện nguồn (Adapter) là do một số nguyên nhân sau đây:

+ Các cells bên trong PIN bị yếu hoặc hỏng.
+ Bo mạch bị hỏng.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình cơ bản về sửa chữa và thay các cells mới cho Pin:
*. Chuẩn bị:
- 1 con dao nhỏ (không bén).
- Các cells mới ( Pin laptop thường có 4,6, 8,9 hoặc 12 cells,… tuỳ theo loại pin) và các cells mới phải đồng bộ và cùng loại. Các cells sẽ được mắc với nhau theo từng bẹ (hai hoặc ba cells tuỳ theo loại pin)
- Các dây dẫn điện (có thể tái sử dụng dây dẫn củ).
- Thiết bị và Phần mềm chuyên dụng để reset bo mạch.
- Keo dán (Epoxy hoặc 502).

*. Thao tác:

- Bước 1: Ta dùng dao nhỏ để tách hộp Pin theo các đường rãnh của Pin. Nên gõ nhẹ và đều xung quanh rãnh Pin cho đến khi tách rời hộp Pin.
(Hình tổng thể: dao, hộp pin tách đôi. Và Hình bo mạch, dây dẫn điện có chú thích)

pin laptop


Note: Các Cell: Tùy từng loại mà ta có 4 - 6 hoặc 8 cells. Các viên Pin dung lượng lớn có thể có 12 cell hoặc hơn nữa. Các cell phổ biến hiện nay là cell tròn, có dung lượng 2200mAh; 2400mAh; 2600mAh. Cell vuông có dung lượng nhỏ hơn và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400 .... (cấu trúc bên trong của cell) Quá trình sử dụng pin sẽ làm cho các hoạt chất trong pin kém dần đi, hiện tượng này khá giống hiện tượng yếu dần đi của Acquy xe máy. Và cuối cùng việc không thể duy trì máy tính ở thời gian cần thiết, chúng ta cần thay thế một viên pin mới.


- Bước 2: Sau khi tách hộp Pin thành công, ta sẽ thực hiện thao tác tháo dây Pin ra khỏi bo mạch. Lưu ý thao tác hết sức cẩn thận, tránh tình trạng bo mạch bị chết trong lúc tháo dây.
Hình bo mạch sau khi đã tháo dây

 Mạch điện: Đây là phần rất quan trọng chứa các thông tin (ROM) giúp cho máy tính có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp. Ở đây cũng là nơi chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc các cầu chì và đầu giắc tiếp xúc với máy tính. Các thế hệ pin mới đều có phần ROM ghi lại trạng thái thực của pin như ngày sản xuất, dung lượng tối đa; dung lượng hiện tại; số lần tái sử dụng... những thông tin này không thể thay đổi hay xóa bỏ (reset) nếu không phá bỏ vỏ pin.


- Bước 3: lấy các cells và bo mạch ra khỏi hộp.

- Bước 4: Ta dùng mỏ hàn để tháo rời Eprom ra khỏi board mạch. Sau đó gắn Eprom vào một bo giao tiếp với máy tính ( dùng kèm với phần mềm Be2work ) và dùng chương trình Be2work để Reset Eprom về trạng thái ban đầu của nhà sản xụất. Thực hiện bước này sẽ tối ưu hóa cho pin.

pin laptop
Hình EPROM - 24C01)
- Bước 5: Đóng Pin

Dùng máy hàn điện (hay còn gọi là máy đóng pin) để hàn các cell lại với nhau thành từng cặp. Quá trình này sẽ làm tăng tuổi thọ và tối ưu cell. Nếu không có máy đóng pin thì có thể dùng mỏ hàn điện. Nhưng quá trình này không đảm bảo tuổi thọ của cell.

- Bước 6: Hàn Pin vào bo mạch

Ta đặt Pin đã hàn và bo mạch vào hộp với vị trí như ban đầu. Sau đó bắt đầu hàn các dây pin với bo mạch bằng mỏ hàn thông thường.
Có thể dùng keo 2 mặt hoặc silcon cố định các cell vào vỏ pin trước khi thực hiện bước kế tiếp.

- Bước 7: Dán hộp

Cuối cùng là đóng nắp hộp và dùng keo dán chuyên dung (có thể dùng keo 502!) để dán 2 nắp hộp lại với nhau sao cho thẩm mỹ.
Chúc thành công!


Chống chỉ định: Việc phá vỏ pin và thay cells cũng như reset ROM được nhà máy khuyến cáo là không nên. Công việc này sẽ phá vỡ phần bảo vệ bằng nhựa vốn được gắn chắc chắn của Pin. Quá trình lắp cell thay thế không thể làm chính xác như trong các dây chuyền sản xuất và mạch điện được hàn lại dẫn đến rất dễ gây nguy hiểm cho máy tính và khả năng cháy nổ rất cao. Ngay cả trong những điều kiện như tại các nhà máy lớn, quá trình sản xuất pin vẫn còn có nguy cơ cháy nổ. Chúng tôi tin rằng quý khách sẽ có lựa chọn đúng đắn khi cần thay pin.


Khôi phục dữ liệu hoàn toàn sau khi đã Ghost hay Format nhầm

kiến thức cơ bản về cứu dữ liệu ổ cứng

Phần 1: Giới thiệu tổng quát cấu trúc dữ liệu trên đĩa cứng và khả năng khôi phục dữ liệu

Loạt bài viết từ dịch vụ sửa máy tính  "Hướng dẫn và các kiến thức cơ bản về cứu dữ liệu ổ cứng" sẽ trình bày đến các bạn các kiến thức cơ bản về ổ cứng và cấu trúc dữ liệu được lưu trữ và chi tiết các cách để phục hồi và cứu dữ liệu quan trọng đã bị xóa, bị format...

1.1. Giới thiệu chung

Khi bạn xóa một tập tin hay thư mục nào đó trong hệ thống, thực chất lệnh này chỉ đánh dấu "đã xóa" trong Directory Entry và những thông tin liên quan trong File Allocation Table - FAT (với phân vùng định dạng FAT/FAT32) hoặc đánh dấu "xoá” trong Master File Table - MFT Entry (với phân vùng định dạng NTFS).
dich vu sua may tinh


Lúc này, các vùng (cluster) chứa dữ liệu của tập tin xem như trống và được tính là dung lượng chưa dùng đến của đĩa cứng mặc dù dữ liệu vẫn tồn tại. Khi dữ liệu mới được ghi vào, lúc này dữ liệu cũ mới thực sự bị xóa đi và ghi đè bằng dữ liệu mới. Chúng ta (và cả hệ điều hành) đều không thể "nhìn" thấy được những dữ liệu bị đánh dấu xóa nhưng những phần mềm cứu dữ liệu vẫn nhìn thấy chúng khi quét qua bề mặt đĩa. Vì vậy chúng ta mới cần đến những phần mềm này trong việc khôi phục dữ liệu.

Có rất nhiều phần mềm giúp bạn thực hiện việc cứu dữ liệu, từ miễn phí cho đến có phí như:

EASEUS Data Recovery Wizard Professional 5.0.1
FILE RECOVERY for Windows
Nucleus Kernel for NTFS Demo
Recuva, Handy Recovery
DERescue Data Recovery Master
EaseRescue File Recovery
Ontrack Easy Recovery, Getdataback
Active Uneraser, File Recovery
RESTORAT, ntfsundelete...
Mỗi phần mềm đều có những điểm mạnh - yếu riêng, nhưng nhìn chung khả năng "cứu hộ" tùy thuộc rất nhiều vào cấu trúc dữ liệu trên đĩa cứng và những thao tác có ảnh hưởng đến các vùng dữ liệu

1.2. Cấu trúc của dữ liệu trên ổ đĩa cứng

Trước tiên, chúng ta cùng tham khảo qua cách thức thông tin của một tập tin được lưu trữ trên đĩa cứng. Với phân vùng FAT, dữ liệu được lưu trữ tại 3 nơi trên đĩa cứng, bao gồm:

Directory Entry chứa thông tin về tập tin gồm tên, dung lượng, thời gian tạo và số hiệu cluster đầu tiên chứa dữ liệu của tập tin
FAT chứa số hiệu các cluster được sử dụng cho tập tin
Các cluster chứa dữ liệu của tập tin (vùng Allocation).
Allocation         Directory Entry         FAT                              Tỷ lệ phục hồi dữ liệu
Còn                Còn                         Còn         Tập tin được khôi phục đầy đủ và toàn vẹn
Còn                Còn               N/a             Tập tin có thể phục hồi tuy nhiên có thể lỗi không đọc được
Còn       Còn                     N/a               Tập tin có thể phục hồi tuy nhiên không toàn vẹn
Còn               Còn                     N/a               Không thể phục hồi tuy vẫn nhìn thấy tên của tập tin
Còn               N/a                        N/a               Dữ liệu không thể phục hồi

Với phân vùng NTFS, dữ liệu được lưu trữ trong MFT (Master File Table) Entry và vùng Allocation (bảng minh họa).

Allocation           MFT Tỷ lệ phục hồi dữ liệu
Còn                  Còn         Tập tin được khôi phục đầy đủ và toàn vẹn
Còn           N/a        Tập tin có thể phục hồi tuy nhiên không toàn vẹn
Còn                    N/a       Không thể phục hồi tuy vẫn nhìn thấy tên của tập tin
 n/a                                     Không thể khôi phục và không còn vết của tập tin

Bất kỳ phần mềm cứu dữ liệu nào cũng cố gắng tìm lại những thông tin từ 3 nơi này để có thể khôi phục đầy đủ nội dung của một tập tin, nếu thiếu (hoặc mất) một trong những thông tin này, dữ liệu không toàn vẹn hoặc không thể khôi phục (xem bảng).

Như vậy, xem xét các trường hợp trên thì khả năng khôi phục dữ liệu thường khá thấp. Trường hợp các cluster của Allocation bị hỏng hoặc bị chép đè, bạn hầu như không thể khôi phục được vì dữ liệu đã bị xóa và chép đè bởi dữ liệu mới.


Khôi phục dữ liệu hoàn toàn sau khi đã Ghost hay Format nhầm


Bài viết này để các bạn sử dụng khi chính chiếc ổ cứng thân yêu của các bạn bị GHOST nhầm. có nhiều phần mềm ứng dụng để xử lý phục hồi dữ liệu khi bị xóa hoặc ghost nhầm, sau đây trung tâm sửa chữa máy tính TNC sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm Disk Genius để phục hồi HDD bị ghost nhầm.

Nên cắm HDD bị mất dữ liệu nhờ vào 1 máy bất kỳ nào khác vì khi khắc phục ta cần viết lại MBR cho HDD. Cấu hình không cần cao vì công việc rất nhanh và nhẹ.



- Kiếm đĩa Hiren's (rất dễ kiếm có thể tải trên mạng hoặc mua với giá 8k)

- Chạy chương trình Disk Genius (Có thể tìm thấy trong Recovery hoặc Partition/Boot/MBR).

- Chọn HDD mà đang bị mất partitions. Và nhấn R
cuu du lieu hdd

- Như mặc định chỉ nhấn Start

phuc hoi du lieu

- Rất nhanh chương trình nhận ra 1 partition. Và ta chọn Ignore.
Vì sao chọn Ignore vì đây chính là Partition mới tinh mà ta vừa ghost nhầm ra nó chưa dung lượng luôn bằng HDD

- Siêu nhanh để nó nhận ra 1 partition đầu nữa. Đó chính là partition1 cũ trước khi bị GHOST nhầm và đương nhiên giờ ta chọn Reserve.

- Tương tự như vậy với thời gian cực ngắn chương trình lại tiếp tục tìm thấy những partitions còn lại. ta chỉ việc nhấn Reserve thôi.



- Kết quả ta đã có được trở lại với table của HDD như trước khi GHOST

- Tiến hành Lưu lại thành quả