This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Friday, June 19, 2015

Phân tích các sơ đồ mạch điện các loại xe :

Phân tích các sơ đồ mạch điện, các loại xe thường gặp:

Sơ đồ khối cho thấy các thành phần cấu thành một chiếc xe-đạp-điện:


Xe đạp cần một nguồn quay bằng điện, người ta dùng motor DC hay dùng motor cảm ứng từ (11), ngang motor phải dùng diode (12) dập điện áp nghịch phát ra từ các cuộn cảm trong motor. Tầng công suất (8) thường là các transistor MOSFET loại công suất, nó đóng mở theo xung điều biến độ rộng (PWM) trên cực Cổng, tín hiệu này qua tầng khuếch đại thúc (7) với các transistor loại hai mối nối, xung PWM kích thích vào cực Cổng (Gate) của các transistor MOSFET. Trên cực Nguồn (Source) người ta đặt một điện trở nhỏ Ohm (9) để lấy tín hiệu cấp cho mạch tạo tác động hồi tiếp nghịch (10). Tác dụng hồi tiếp nghịch dùng để ổn định hoạt động của mạch điều khiển trong IC494, qua mạch hồi tiếp người ta có thể ổn định lức quay của motor.

Trong mạch, dùng một IC điều chỉnh công suất theo dạng xung điều biến độ rộng TL494. Trong IC có mạch tạo ra dạng sóng tam giác (5) (hay dạng răng cưa) và mạch lấy mẫu để chuyển tín hiệu ra dạng xung điều biến độ rộng PWM (6). Có mạch tạo ra mức áp ổn định 5V dùng làm mức áp mẫu (4) cấp cho các tầng so áp. Mạch cắt nguồn khi thắng xe (3).

Hệ thống điều khiển xe với tay khiển (quen gọi là tay gar, làm tăng giảm tốc) dùng linh kiện bán dẫn làm việc theo hiệu ứng Hall (1), đây là một dạng linh kiện cảm ứng theo từ trường. Và khóa điện có tác dụng làm thắng xe (2). Xe hoạt động với nguồn ắc-qui thường là 36V (12V x3), người ta dùng mạch ổn áp với các transistor và các diode Zener (13) để có các mức áp ổn định dùng cấp cho các mạch điện khác, còn dùng mạch đo mức áp nguồn (14) cho hiển thị bằng Led và cũng dùng mạch báo hết nguồn (15), và nhiều mạch chỉ báo khác.

 Mạch 1: Mạch điều khiển dùng IC TL494 (IC tạo xung điều biến độ rộng PWM).
 

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên lý hoạt động của IC điều biến xung (PWM), TL494 (Bạn xem hình).


Trên chân 5, 6 cho mắc tụ điện CT và điện trở RT để định tần số của mạch dao động nội. Chân 1, 2 và 16, 15 là các ngả vào của hai tầng khuếch đại so áp. Chân 3 tạo điều kiện mắc mạch hồi tiếp để ổn định cho các tầng khuếch đại so áp. Chân 4 tạo điều kiện để khởi động mềm. Chân 12 nối vào đường nguồn Vcc và chân 7 cho nối masse. Chân 14 là ngả ra của mức áp mẫu (+5V), dùng làm điện áp chuẩn cho các tầng so áp. Chân 8, 9 và 11, 10 là ngả ra của các tầng khuếch đại. Chân 13 dùng chọn định kiểu ngả ra.

Ghi nhận: IC TL494 còn rất thông dụng trong các hộp nguồn dùng cấp điện cho các máy vi tính để bàn.

Phân tích sơ đồ mạch điện Xe Đạp Điện, mạch dùng IC TL494: Chân 7 cho nối masse, chân 12 cho lấy nguồn +12V. Chân số 14 là ngả ra của mức áp chuẩn (+5V), người ta dùng mạch chia áp với các điện trở R8 (33K), R31 (12K) và R7 (7.5K) để tạo ra các mức áp ngưỡng cấp cho:

    - Chân 1 là tầng so áp 1 với tín hiệu điều chỉnh cho vào trên chân 2.
    - Chân 15 là tầng so áp 2 với tín hiệu hồi tiếp nghịch trả về trên chân 16.

C9 (103) là tụ lọc nhiễu tần cao. Mạch hồi tiếp nghịch lấy trên điện trở R30 (0.1 Ohm), qua mạch lọc với điện trở R14 (10K), C13 (10uF), C14 (103) trả về chân 16 của IC TL494 để ổn định dòng tải.

Tín hiệu cho ra trên chân số 8,  các chân ngả ra khác như 11 bỏ trống, 9, 10 cho nối masse và chân 13 định dạng ngả ra cũng cho nối masse. Tín hiệu ra trên chân 8 qua điện trở hạn dòng R6 (10K), kích thích chân B của Q1 (2SA733), sau khi được khuếch đại tín hiệu lấy ra trên điện trở R2 (4.7K), lại cho qua tầng thúc với transistor 2SA733, tín hiệu này tác động vào chân Cổng của transistor công suất MOSFET IRF540, dòng chảy ra trên chân Dẫn (cực Drain) cấp điện cho một motor DC (Motor này có 2 dây lấy điện). Ở đây người ta dùng mạch lọc nhiễu với cuộn cảm L1 (10uH), các tụ C1 (103), C2 (103). Dùng diode D1 (MBR1645) để dập biên điện áp ngược phát ra từ các cuộn dây trong motor DC. Tụ C3 (2200uF) làm kho chứa điện lớn nhầm ổn định điều kiện cấp điện cho toàn mạch. Trên đường nối vào cực dương +36V của ắc-qui là một khóa điện chính.

 Mạch 2: Mạch điều khiển dùng IC điều biến độ rộng với MC33035.


Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu IC chính trong mạch là MC33035:

 

IC có 24 chân, dòng điện 3 pha ra trên chân 19, 20, 21 và tín hiệu 3 pha đưa vào trên các chân 6, 5, 4. Các ngả ra khác là 24, 1, 2.

dCảm biến dòng đưa vào trên chân 9, 15. Mạch dao động nội định tần theo điện trở RT trên chân 8, 10 và tụ điện CT trên chân 10 và masse. Chân 8 là ngả ra của mức điện áp chuẩn.

Chân 3 nhận tín hiệu đảo chiều quay. Chân 22 chọn góc pha của các tín hiệu ngả ra. Chân 7 kiểm soát dòng ngả ra. IC làm việc với chân 16 nối masse và nguồn Vcc vào trên chân 18 (và cả trên chân 17). Chân 23 nhận tín hiệu tạo tác dụng thắng.


Ghi nhận: IC này rất thông dụng trong các đầu máy ghi phát hình VCR, nó cấp dòng cho motor cảm ứng 3 pha dùng làm quay trục Capstan để kéo băng qua các đầu từ quay.


Sơ đồ cho thấy mạch ứng dụng, dùng IC MC33035 để làm quay một motor cảm ứng 3 pha. Dòng ra lấy trên các chân 21, 20, 19 và 2, 1, 24. Khi vành nam châm quay, người ta lấy tín hiệu bằng các IC Hall, các tín hiệu này cho hồi tiếp vào trên các chân 4, 5, 6. Các chân khác có tác dụng chọn mode vận hành và điều khiển lực quay của motor.

Bạn xem sơ đồ mạch điện:


Trong mạch người ta dùng IC MC33035 để vận hành một motor DC, nó tạo xung điều biến độ rộng PWM cho ra trên chân 19, tín hiệu này kích thích các transistor công suất MOSFET Q1, Q2 để cấp dòng cho motor DC (mắc trên chân Drain). Ngang motor đặt mạch dập điện áp nghịch với D1, C2 (0.01uF) và R2 (56).

Chân số 8 cho ra mức áp mẫu cấp cho IC Hall H trong tay gar dùng chỉnh tốc độ quay và cấp cho tầng so áp A để hiển thị trạng thái hoạt động của motor. Tín iệu hồi tiếp lấy trên điện trở R5 (0.05) trả về chân 9 qua mạch lọc với R16 (1K) và tụ C (4.7uF), tác dụng của đường hồi tiếp là ổn định lực quay của motor.

Người ta dùng IC HA17555 để tạo tín hiệu dạng xung đưa ra trên chân 3 qua tầng khuếch đại với Q4 và vào chân số 7 để tắt mở mạch.

Người ta dùng Relay để đóng mở tiếp điểm là kim nhầm tắt mở motor. Mạch dùng các IC ổn áp LM317T và LM7805 để tạo ra các đường nguồn ổn áp +24V và +5V cấp điện cho các mạch khác. Trong mạch dùng 2 khóa điện để tạo chức năng thắng đặt bên tay trái và đặt tay phải. Mạch làm việc với nguồn ắc-qui 36V (do 2 ắc qui 12V ghép nối tiếp).


 Mạch 3: Đây là các tầng so áp, Bạn có thể dùng các tầng khuếch đại toán thuật (Op-Amp) để làm các tầng so áp, ngả ra đặt các Led hiển thị mức áp ngả vào. Người ta dùng mạch này để hiển thị chỉ mức áp của nguồn pin ắc-qui.

Trong mạch: R1 (3.6K) và diode Zener 11V dùng tạo ra mức áp chuẩn, qua các điện trở chia áp R3 (12K), R4 (1K), R5 (1K), R6 (1K), R7 (20K) tạo ra các mức áp ngưỡng cấp áp mẫu cho các tầng so áp. Tín hiệu lấy trên dây đen qua mạch chỉnh áp với R8 (17K), chiết áp W (10K) và R9 (12K), điện áp này cùng lúc đưa vào các tầng so áp. Chúng ta biết, khi điện áp vào một tầng so áp, nếu mức áp này cao hơn mức áp ngưỡng thì Led ở ngả ra sẽ được cấp dòng và phát sáng. Với các Led mắc nối tiếp, chúng ta có mạch hiển thị mức áp với các Led sáng dần lên. C1 là tụ lọc niễu tần cao trên mạch cấp áp chuẩn.


Ghi nhận: Chúng ta biết, có nhiều IC VU LED cũng có thể dùng làm mạch đo mức áp chỉ thị bằng Led. Tuy nhiên do IC dùng mạch chia áp đặt bên trong IC, do đó Bạn phải chia mức áp theo qui định của nhà sản xuất. Trường hợp trên, Bạn có thể thay đổi trị số của các điện trở tạo mức áp ngưỡng và có thể chọn định mức áp chỉ thị đúng cho các Led.

Mạch 4: Sơ đồ tham khảo, mạch điện Xe Đạp Điện đơn giản.

Mạch 5: Sơ đồ tham khảo, mạch điện Xe Đạp Điện đơn giản.


Mạch 6: Sơ đồ tham khảo, sơ đồ mạch điện dùng motor cảm ứng 3 pha, tầng thúc với IC IR2103.

Bạn tìm hiểu dữ liệu về IC IR2103 (Bạn xem hình). IR2103 dùng làm tầng thúc cho mạch điện motor 3 pha:


Sơ đồ chức năng của IC IR2103.



Mạch 7: Sơ đồ tham khảo, sơ đồ Xe Đạp Điện dùng IC lập trình với IC AT89C2051 và tầng thúc với IR2103.

  
Giải thích các cơ phận của xe bằng hình ảnh:

Trong một chiếc xe đạp điện có 4 cơ phân chính, đó là:


* Motor dùng làm nguồn động lực.
* Nguồn ắc-qui.
* Board nạp điện cho ắc-qui.
* Board điều khiển.

Sau đây là các hình ảnh giải thích các cơ phận chính trong một xe đạp điện điển hình.

Hình 1: Hình chụp cho thấy các chổi than quét trên vành đồng để lấy điện cấp cho các cuộn dây cảm ứng đặt trên stator, nó sẽ tạo ra lực từ và làm quay bánh xe sau. Đây là loại motor DC chạy bằng chổi than, loại motornày này chỉ ra có 2 dây để lấy điện +/-. Các hư hỏng thường là mòn chổi than hay mòn khuyết các vành đồng. Bạn tháo cái hư ra tìm cách thay các chổi than mới hay thay thế các vành đồng mới vào là được.


Hình 2: Với motor DC, khi thay thế các vành đồng, Bạn phải nhả các đầu dây của các cuộn cảm ứng ra, thay vành đồng mới vào và hàn lại các đầu dây là được (Bạn xem hình).
  

Hình 3: Hình chụp cho thấy người ta dùng một ổ bi để làm giảm lức ma sát cho lúc quay. Nếu hư ổ bi, khi quay sẽ phát ra tiếng kêu rất lớn. Bạn đóng ổ bi cũ hư ra và thay vào ổ bi mới là được.


Hình 4: Hình chụp cho thấy motor cảm ứng 3 pha dùng linh kiện bán dẫn hiệu ứng Hall (Linh kiện cảm ứng theo từ trường) để lấy tín hiệu cảm ứng tạo ra dòng điện 3 pha cấp cho các cuộn dây ứng. Đặc điểm của loại motor này là ra nhiều dây, nhóm dây của 3 nhóm cuộn ứng và nhóm dây của các cảm biến Hall. Do không có ma sát giữa phần quay (rotor) và phần tĩnh (stator), nên loại motor này tốt hơn motor DC (chỉ ra có 2 dây lấy điện).


Hình 5: Hình chụp cho thấy các IC Hall đặt trên phần tĩnh (stator), khi vành nam châm gắn trên bánh sau (phần động, rotor) quay và quét qua các IC Hall, nó sẽ phát ra tín hiệu cảm ứng để trả về một IC làm đảo pha các dòng điện và nhờ đó luôn tạo ra các đối cực từ và khiến cho vành quay luôn quay. Khi các IC Hall hư Bạn tìm các IC HAll đùng mã số thay vào là được.


Hình 6: Trong loại motor cảm ứng dùng 3 IC Hall, người ta còn thêm bộ phận tăng tốc, hộp tăng tốc độ quay gồm có 3 bánh xe răng (Bạn xem hình), các bánh xe này có thể có vành răng bằng nhựa, nếu lâu ngày lớp răng bằng nhựa bị mòn Bạn tìm cái mới thay thế là được. Ngày nay người ta thích dùng loại motor cảm ứng có hộp tăng tốc, vì nó có hiệu suất sử dụng cao. Sự tiến triển của motor dùng làm nguồn động lực cho Xe Đạp Điện là từ motor DC chổi than ra 2 dây đến motor cảm ứng IC Hall ra nhiều dây và rồi đến loại motor cảm ứng có hộp tăng tốc. Đó chính là loại motor của tương lai vậy.


Hình 7: Hình chụp cho thấy cách gắn hộp tăng tốc vào bên trong phần quay của vành răng của một motor cảm ứng 3 pha với IC Hall.


Hình 8: Nguồn ắc qui của Xe Đạp Điện thường là dùng 3 ắc qui 12V ghép nối tiếp để có 36V. Đây là các ắc qui khô. Tuổi thọ thường từ 2 năm, nhiều khi chỉ 1 năm. Khi loại ắc qui này bị khô nước bên trong nó sẽ yếu và không giữ điện lâu. Bạn hãy tháo nắp che bên trên ra, tháo các nút đậy các ngăn nước (mỗi ngăn là nguồn 2V) và cho châm đầy nước cất vào các ổ bình này, sau đó đóng nắp lại, dùng loại mạch nạp mạnh (có dòng nạp lớn) cho nạp đầy bình rồi cho xả nhanh, làm vài lần (thường 3, 4 lần) là ắc qui sẽ hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.


Hình 9: Nhiều xe đạp dùng nguồn pin Ion Lithium (loại pin hiện thông dụng trong máy điện thoại di động), loại pin này có đơn vị là 3.6V, như vậy trong hộp nguồn 36V sẽ do 10 pin Li+ ghép nối tiếp.  Pin này có tuổi thọ lâu (thường khoảng 10 năm), chất lượng tốt, nhưng giá thành cao.  Đây là loại nguồn điện năng của tương lai, người ta hy vọng khi sản xuất nhiều giá thành của nó sẽ hạ thấp. Hư hỏng của loại pin này thường là do bên trong các pin nối tiếp có nguồn pin đơn vị bị hư. Bạn tháo hộp pin để kiểm tra, xem cục nào hư thay cục mới vào là được.


Hình 10: Đây là bản mạch linh kiện trong một hộp nạp bình ắc qui. Người ta thường dùng mạch nghịch lưu với mạch dao động kéo đẩy, công suất lớn, có hiệu suất cao, để tạo ra mức áp cao hơn 36V dùng cho việc nạp bình. Thường có 3 phương thức nạp điện, lúc đầu cho nạp bằng nguồn dòng hằng (thường chọn dòng hằng khoảng 3A), sau đó chuyển qua nạp bằng nguồn áp hằng (cho ra mức áp khoảng 39V) và sau cùng là giữ cho nạp theo chế độ duy trì (nạp bù với dòng khoảng 100mA).

Trong board nạp này, các hư hỏng thường là hư transistor khóa (các transistor mắc trên lá nhôm giải nhiệt), nổ các tụ lọc, chạm các diode nắn dòng. Bạn dùng Ohm kế đo kiểm tra các linh kiện nghi hư, tìm các linh kiện đúng mã số hay tương đương thay thế là được.


Hình 11: Đây là hình chụp board khiển, dùng điều khiển sự vận hành của Xe Đạp Điện, hộp khiển ra rất nhiều dây, trong đó có bộ phận cấp dòng cho motor quay. Các hư hỏng thường là chạm các transistor công suất, Bạn dùng Ohm kế đo kiểm tra, nếu phát hiện linh kiện hư thì tìm linh kiện tương đương thay thế.


Hình 12: Hình chụp cho thấy trong hộp khiển có các transistor MOSFET gắn trên các miếng nhôm giải nhiệt, hãy kiểm tra kỹ các transistor này.


Hình 13: Chú ý các transistor đặt bên dưới bản mạch in, chú ý dùng giấy lót để tránh chạm.


Hình 14: Chú ý các đầu dây ra, cách đầu dây theo màu. Tránh đấu dây nguồn sai cực tính có thể làm hư mạch điện trong hộp khiển.




Ghi nhận của người soạnnếu cần tra cứu các tài liệu liên quan đến Xe Đạp Điện, Bạn có thể lên mạng toàn cầu và vào các trang Web sau:


 http://www.elecfans.com/article/83/146/2009/20091225146240.html
Trang Web trình bày nguyên lý của các mạch điện dùng để nạp pin ắc qui.

http://www.dianlut.com/k/dianji/dianjikongzhidianlutu/index.html
Trang Web cho nhiều mạch điện liên quan đến Xe Đạp điện để Bạn tham khảo.

http://www.elecfans.com/soft/study/auto/2009/2009112254589.html
Trang Web cung cấp nhiều sách nói về Xe Đạp Điện, dĩ nhiên Bạn tải miễm phí, không tốn tiền.

http://v.mofile.com/show/28OGFLBO.shtml
Trang Web trình bày các vấn đề liên quan đến Xe Đạp Điện bằng phim ảnh.


Điều cần nói ở đây là tất cả các địa chỉ Web này đều dùng chữ Hoa hay phim ảnh nói bằng tiếng Hoa. Tôi nghỉ nếu Bạn thích và khi có dịp tôi sẽ viết bài hướng dẫn Bạn nhanh chóng học biết cách xem các tài liệu kỹ thuật tiếng Hoa, Bạn học biết cách khai thác các trang Web chữ Hoa cũng thấy thích thú lắm, phải không?



 Người biên soạn, giáo viên dạy nghề: Vương Khánh Hưng

Bộ chuyển đổi điện DC/AC Inverter.

Chúng ta biết có nhiều thiết bị điện chỉ hoạt động với nguồn điện AC, dạng Sin, ở mức volt công nghiệp 110V hay 220V, tần số 50Hz. Tuy nhiên không phải ở đâu chúng ta cũng có nguồn điện dạng này để sử dụng, do đó khi gặp trường hợp không có nguồn điện AC như ý, chúng ta có thể dùng nguồn điện ắc-qui 12V hay 24V DC và dùng mạch đảo điện (DC/AC Inverter) để chuyển đổi dạng nguồn từ 12V DC ra mức áp AC 110V, tần số 50Hz. Loại đề tài này có rất nhiều trên mạng, sau rất nhiều lần tìm kiếm và tham khảo tôi ghi nhận mạch điện sau đây có tính khả thi cao và đã được nhiều Bạn làm thực hành, kiểm chứng, ở đây tôi viết lại và mong nó có ích với Bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm ở địa chỉ trang Web:
http://www.piclist.com/images/www/hobby_elec/e_ckt30.htm

Phần trình bày sẽ theo bố cục như sau:

    * Trình bày sơ đồ mạch điện và giải thích khái quát nguyên lý vận hành.
    * Trình bày cách bố trí và hàn nối các linh kiện trên board mạch in lỗ.
    * Giải thích hoạt động từng khối.
    * Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của từng dạng linh kiện có dùng trong sơ đồ mạch điện.
    * Giải thích thêm hoạt động của linh kiện bán dẫn transistor MOSFET.
    * Ghi nhận riêng của người soạn.


 Hình 1: Sơ đồ mạch đổi điện DC (12V) ra điện AC (110V).


Trong mạch dùng 2 tầng đảo trong IC 4069 để tạo ra tín hiệu có dạng xung vuông, tín hiệu này qua sự khuếch đại của một tầng đảo, cho kích vào chân B của transistor TR1 và lại qua một tầng đảo khác (cũng lấy trong IC 4069) cho kích vào chân B của TR2, như vậy sẽ tạo ra được hai tín hiệu có tính đảo pha cho tác động vào tầng cầu kéo đẩy. Nghĩa là khi TR1 dẫn điện thì TR2 sẽ phải ngưng dẫn và ngược lại. Tín hiệu lấy ra trên chân C của hai transistor TR1 và TR2 cho tác động vào cầu kéo đẩy với 4 transistor đóng mở nhanh dạng MOSFET, một bên là transistor MOSFET hỗ bổ TR3, TR4 và một bên khác là với TR5, TR6. Dòng điện kéo đẩy sẽ luôn cho đổi chiều qua cuộn sơ cấp trong biến áp T1, cuộn sơ cấp quấn ít vòng với dây đồng to, làm việc với cường độ dòng điện lớn,  đây là một biến áp xung công suất lớn, tần thấp, trên cuộn thứ quấn nhiều vòng hơn cuộn sơ nên cho ra mức áp AC cao, ở đây, người ta tính số vòng quấn để lấy ra mức áp AC 100V và 110V (Dĩ nhiên nếu Bạn muốn lấy ra mức áp 220V, Bạn phải tăng số vòng quấn ở cuộn thứ lên gắp đôi).

Tầng công suất làm việc với mức nguồn lấy trên một ắc-qui 12V DC, ở đây dùng F1 làm cầu chì bảo vệ, phòng khi trong mạch có linh kiện bị chạm làm ngắn mạch, cầu chì sẽ đứt để tránh làm hư nguồn DC. Tụ C4 có tác dụng lọc và người ta dùng IC ổn áp họ 78xx (7805) để có mức nguồn 5V DC có độ ổn định tốt để cấp cho tầng dao động với IC 4069, điều này sẽ giữ cho biên độ tín hiệu và tần số được ổn định. Dùng 2 tụ nhỏ C2 và C3 cho công dụng lọc bỏ các tín hiệu nhiễu tần số cao và giữ cho IC 7805 không bị hiện tượng dao dộng tự kích.

Trong mạch tần số tín hiệu của tầng dao động phụ thuộc vào trị số của R2, biến trở VR1 và tụ C1, ở đây VR1 có tác dụng chỉnh tần. Điện trở R1 dùng để sửa dạng xung, tăng hiễu suất kích thích cho tầng kéo đẩy.


Hình 2: Cách bố trí linh kiện trên mạch in lỗ.


Hình chụp cho Bạn thấy cách gắn các linh kiện vào board mạch in lỗ và cách hàn ráp mạch điện thủ công. Nhìn chung mạch này dùng ít linh kiện nên việc ráp mạch khá đơn giản.

Dĩ nhiên nếu Bạn muốn có bản mạch điện hàn ráp đẹp và nhanh, Bạn cũng có thể tự làm bản mạch in (PCB) dùng cho mạch điện này. Cách tự làm bản mạch in, Bạn xem bài: Bạn tự vẽ mạch in PCB với trình OrCAD. 


Hình 3: Nguyên lý hoạt động của mạch dao động tạo xung, cấp tín hiệu cho tầng kéo đẩy.

Mạch dùng 2 tầng đảo trong IC 4069 ráp thành mạch khuếch đại đảo pha, tín hiệu lấy trên ngả ra cho qua tụ C1 (10uF) và R1 tạo hồi tiếp thuận về ngả vào, và dùng điện trở định thời với R2 (2.2K), biến trở chỉnh tần VR1 (2K) để xác định tần số dao động. Trong mạch này, mạch định tần gồm có tụ C1 và trở R2+VR1, điện trở R1 có tác dụng sửa dạng xung ra làm tăng hiệu quả kích thích ở tầng kéo đẩy.

Tần số của mạch dao động, tính theo hệ thức:      f = 1/(2.2)xC1X(R2+VR1).

Như vậy, khi:

* Chỉnh VR1 = 0, chúng ta tính ra tần số dao động là:        f = 93.9Hz
* Chỉnh VR1 = 2K, chúng ta tính ra tần số dao động là:     f = 49.2Hz

Bạn có thể dùng máy đo tần, đo tần số tín hiệu ở ngả ra và chỉnh nhẹ biến trở VR1 để có tần số điện nhà đèn là 50Hz (hay 60Hz) cho phù hợp với các thiết bị công nghiệp.


 Hình 4: Hạt động của tầng thúc và tầng công suất kéo đẩy.
Tầng thúc dùng transistor loại bipolar quen thuộc: 2SC1815. Tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, nên nó có tác dụng làm tăng biên độ và đồng thời cho vuông hóa tín hiệu, mạch khuếch đại vào B ra C có tính đảo pha.

Tầng công suất ráp theo dạng cầu kéo đẩy cân bằng với 4 transistor đóng mở nhanh MOSFET loại công suất lớn. Khi tín hiệu vào trên chân cổng (Gate) của TR3, TR4 ở mức áp thấp (Low) thì TR3 dẫn điện và TR4 tắt, khi tín hiệu vào trên chân cổng (Gate) TR5, TR6 ở mức áp cao (high), thì TR6 sẽ dẫn điện và TR5 tắt. Ngược lại, tín hiệu đảo pha cho vào cực cổng làm cho TR4 và TR5 dẫn điện thì lúc này TR3, TR6 tắt. Điều này sẽ luôn tạo ra dòng điện đảo chiều chảy qua cuộn sơ cấp của biến áp xung, ở ngả ra trên cuộn dây thứ cấp sẽ có điện áp volt cao xuất hiện. Mức áp ra tùy thuộc vào số vòng quấn của cuộn thứ cấp. Công suất ra tùy thuộc vào kích thước của biến áp. Với tầng kéo đẩy cân bằng, biên độ tín hiệu ở ngả ra sẽ có tính đối xứng cân bằng tốt.


Hình 5: Mạch nguồn ổn áp 5V. 



Mạch nguồn nuôi 5V dùng IC ổn áp loại 3 chân, họ 78xx. Ở đây dùng IC 7805 nên mức áp cho ra trên chân OUT là 5V có độ ổn định rất tốt. Khi dùng loại IC ổn áp này, bên tải, tức bên ngả ra Bạn phải nhớ dùng tụ điện để dập hiện tượng dao động tự kích trong IC. Hiện tượng tự kích, do tải thiếu tụ, sẽ làm cho mức áp ngả ra dao động tần thấp, lúc lên cao lúc xuống thấp.

Chú ý: Chân giữa của loại IC họ 78xx luôn luôn cho nối masse, chân bên trái là chân IN (nối vào đường nguồn DC có volt cao hơn 5V) và chân bên phải là chân OUT (luôn cho ra 5V có độ ổn định tốt). Nếu vô ý mắc sai hai chân này có thể làm cho IC quá nóng và làm "chết" IC.

Công dụng của IC 7805 là giữ cho điện áp nguồn cấp cho IC 4069 luôn được ổn định, nó không bị thay đổi theo mức áp 12V nhấp nhô theo điều kiện thai đổi của tải, điều này giữ được biên độ và tần số của tín hiệu kích thích được ổn định.


Hình 6: Tìm hiểu chức năng của các linh kiện trong sơ đồ mạch điện.


Trong mạch dùng các linh kiện sau:

1. IC CMOS họ 40xx, 4069.

Trong IC CMOS họ 4069 (hay 4049, 4050), có 6 tầng khuếch đại đảo, Bạn xem hình. Trong IC này Bạn có thể dùng 2 tầng khuếch đại đảo để ráp thành mạch dao động, tần số xung xác định theo mạch định thời RC đặt trên đường hồi tiếp thuận. Với hình mình họa trên, Bạn có thể dùng 1 IC 4069 để ráp thành 3 tầng dao động có tần số khác nhau và qua tầng thúc dùng một transistor cấp dòng cho bóng đèn đặt trên chân C. Lúc này bạn sẽ thấy bóng đèn có những điều chớp đa dạng. 3 diode trong mạch dùng làm mạch OR, lấy xung biên cao để kích dẫn transistor.

Ghi chú: Trong mạch, nếu Bạn phải dùng loại tụ hóa trên đường hồi tiếp, Bạn phải chú ý đến cực tính của tụ và nên dùng loại tụ tantalium có chất lượng cao để ổn định tần số dao động.

2. Transistor bipolar 2SC1815.

2SC1815 là transistor bipolar, tức là loại transistor có 2 mối nối PN (NP-PN), đây là loại transistor công suất nhỏ NPN rất thông dụng. Đặc tính kỹ thuật của nó là:

* Điện áp đánh thủng trên chân CB, với chân E bỏ trống là: VCB0 = 60V.
* Điện áp đánh thủng trên chân CE, với chân B bỏ trống là: VCE0 = 50V.
* Dòng điện chảy ra trên chân C là: Ic = 150mA.
* Chịu công suất đốt nóng trên chân C là: Pc = 400mW.
* Hệ số khuếch đại dòng hFE trong khoảng: 70 đến 700, bình thường là: 220.
* Tần số làm việc là: fT = 80MHz.
* Tụ liên cực ở ngả ra là: Cob = 3.5pF

Chúng ta biết 2SC1815 là transistor NPN, transistor PNP hỗ bổ của nó là 2SA1015, nghĩa là 2 transistor này có các đặc tính kỹ thuật đều giống nhau, chúng chỉ khác là được cấu trúc NPN và PNP.

Trong hình minh họa trên, cho thấy cách dùng một transistor 2SC1815 với mạch cho chậm nối loa vào máy tăng âm. Mạch R và C trên chân B dùng làm mạch mở điện trể. Nguyên lý của mạch trể như sau:

Khi mạch vừa được cấp nguồn, tụ C1 (1000uF) khởi đầu nạp điện từ mức áp 0V, lúc này transistor 2SC1815 không dẫn điện, dòng nạp của tụ C1 (1000uF) qua R1 (10K) và diode zener 10.1V, khi điện áp trên tụ C1 lên đến khoảng 1.2V thì transistor dẫn điện, nó cấp dòng cho relay 12V đóng các tiếp điểm lá kim để cho nối loa vào mạch. Trong mạch người ta dùng 3 diode:

    * Diode ngang R1 dùng để tạo đường xả điện nhanh cho tụ C1 khi tắt máy.
    * Diode trên chân B của transistor dùng nâng cao mức ngưỡng kích dẫn transistor lên mức 1.2V.
    * Diode mắc ngang relay dùng dập mức áp nghịch, phản hồi do cuộn dây của relay.


3. IC ổn áp 3 chân, họ 78xx.


Sơ đồ mạch điện cho thấy cách dùng IC ổn áp 3 chân 7805. Chân IN cho nối vào đường nguồn 9V, có mức áp chưa ổn định, chân OUT cho ra mức áp 5V có độ ổn định tốt. Khi dùng IC ổn áp 78xx, Bạn nhớ ở ngả vào và ngả ra nên dùng loại tụ nhỏ 0.1uF để lọc bỏ nhiễu tần số cao nhiễm trên đường nguồn. Ở ngả ra có thể dùng Led chỉ thị với điện trở hạn dòng 220 Ohm. Nói chung đây là kiểu mạch ổn áp rất thông dụng. Khi Bạn muốn có nguồn ổn áp Bạn có thể dùng mạch ổn áp với IC ổn áp 3 chân, như 7805, 7809, 7812,...

Chú  ý: Khi nhìn thẳng vào IC, với kiểu chân TO220, chân bên trái là ngả vào (IN), chân bên phải là ngả ra (OUT) và chân giữa luôn cho nối masse. Nhưng với IC có kiểu chân là TO92 (loại có công suất nhỏ hơn) thì chân giữa cho nối masse, chân trái là OUT và chân bên phải là IN.

4. Transistor công suất MOSFET 2SK2956.

 2SK2956 là transistor MOSFET kênh N, trong trnaistor có diode trên chân DS để tránh điện áp nghịch phản hồi trên chân D. Trên chân GS có diode zener dùng cắt biên các tín hiệu có biên độ quá cao. Bên trên là bảng ghi đặc tính kỹ thuật của loại transistor này. 2SJ471 là transistor kênh P, hỗ bổ của 2SK2956.

5. Transistor công suất MOSFET 2SJ471.


2SJ471 là transistor MOSFET kênh P, nó là transistor hỗ bổ của 2SK2956. Nghĩa là 2 transistor này có các tham số kỹ thuật giống nhau, chúng chỉ khác là một đường dẫn điện là chất bản dẫn loại N và một là loại P.

 
Hình 7: Tìm hiểu cấu trúc của loại transistor MOSFET.


Hình 8: Trạng thái phân cực và dòng chảy trong transistor MOSFET kênh N và kênh P.


Ở đây các hình vẽ cho thấy tính phân cực và dòng điện chảy qua kênh dẫn điện.

* Với loại MOSFET kênh N, khi trên chân Gate chưa có tích điện tích âm, thì trong kênh dẫn N chưa hình thành đường hầm dẫn điện. Lúc này Bạn đo Ohm trên chân DS kim sẽ không lên. Chỉ khi trên chân Gate có tích điện tích âm, lúc đó nó tạo ra rất nhiều lỗ (tương đương điện tích dương) trong kênh N (Bạn xem hình), nhờ có đường hầm này nối thông giếng chân S và chân D nên lúc này chân DS sẽ dẫn điện và nó cho dòng điện chảy qua.

* Ngược lại, với loại MOSFET kênh P thì chỉ khi trên chân Gate có tích điện tích dương, lúc đó giữa hai giếng S và D mới hình thành đường hầm với nhiều diện tử tự do (Bạn xem hình), lúc này transistor mới dẫn điện và cho dòng điện chảy qua kênh.

Vậy, chỉ khi cực Gate của transistor MOSFET kênh N có mức áp thấp hơn chân S thì lúc đó nó mới dẫn điện. Và ngược lại khi cực Gate của transistor MOSFET kênh P có mức áp cao hơn chân S thì lúc đó nó mới dẫn điện.


Hình 9: Nguyên lý làm việc của tầng công suất kéo đẩy.

Hình vẽ cho thấy, người ta dùng 2 transistor MOSFET hỗ bổ để làm cầu kéo đẩy, lúc chân Gate ở mức áp thấp  (L., Low) thì transistor MOSFET kênh N dẫn điện (hình bên tay trái) và lúc mức áp của tín hiệu trên chân Gate lên cao (H, High)  thì đến transistor MOSFET kênh P dẫn điện (hình bên tay phải). Điều này sẽ tạo ra dòng điện luôn đổi chiều cho chảy qua cuộn sơ cấp của biến áp và với hiện tượng cảm ứng điện từ của biến áp, lúc này trên cuộn thứ cấp quấn nhiều vòng hơn sẽ cho ra mức áp volt cao.

Hình 10: Hình chụp hộp đảo điện DC ra AC.

Bạn xem các hình chụp cho thấy cấu trúc thật của hộp đảo điện, dùng chuyển đổi dạng điện DC ở mức Volt thấp ra dạng điện AC ở mức Volt cao.

Ghi nhận của người biên soạn:

Trong thời gian trước đây có nhiều Bạn muốn làm hộp đổi điện này, sau khi được tôi giới thệu về thực hành đều có kết quả gần đúng thiết kế, nghĩa là có công suất danh định gần 50Watt. Thật ra công suất còn tùy thuộc vào kích thước máy biến áp và khả năng cấp dòng của nguồn ắc-qui. Vấn đề còn lại với các Bạn chưa quen tự quấn biến áp là các thông số ở cuộn sơ cấp và ở cuộn thứ cấp. Theo chúng tôi, Bạn có thể dùng thực nghiệm để từ từ xác định các thông số của máy biến áp, khởi đầu thử quấn:

* Cuộn sơ cấp 15 vòng x 2, cở dây 2mm.
* Cuốn thứ quấn khoảng 330 vòng, cở dây 0.4mm.

Sau khi quấn xong đưa vào mạch để thử, dùng tải là một bóng đèn tim 220V, 40W để kiểm tra hiệu suất của mạch. Nếu hiệu suất khoảng 70% là tốt. Nếu kết quả chưa như ý thì thử điều chỉnh lại số vòng quấn của các cuộn dây. Muốn có mức volt AC ra cao thì tăng số vòng quấn ở cuộn thứ cấp.

Nếu có nhu cầu, Bạn hãy thử xem!





* Công suất của biến áp tùy ở kích cở lớn nhỏ của biến áp , hay biến áp nặng hay nhẹ.
* Số Volt lấy ra trên các cuộn dây tùy ở số vòng quấn của các cuộn dây.
* Cường độ dòng điện lấy ra trên các cuộn dây, tùy ở kích cở dây đồng.