Đây là một dự án vô cùng đáng chú ý của Suvir
Mirchandani, cậu học trò 14 tuổi đam mê khoa học tại Mỹ.
:
Mực in đắt hơn cả nước hoa Pháp, cần phải tiết kiệm như
giấy.
- Sau khi đo lường lượng mực cho các chữ cái được dùng nhiều nhất bằng cả phần mềm lẫn phương pháp vật lý, Suvir Mirchandani đưa ra kết luận thú vị: đổi font chữ = tiết kiệm tiền.
Để viết ra chữ "e", chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh, ta chỉ cần một lần chạm ngón bàn phím hoặc một chấm mực tí xíu là xong. Nhưng khi chữ "e" cỏn con ấy được in ra hàng triệu lần trên hàng nghìn thứ giấy tờ, văn bản thì sao? Lúc đó mới thấy mực in cần thiết như thế nào.
Điều này nghe có vẻ lạ tai nhưng đây chính là suy nghĩ của một cậu bé 14 tuổi có tên Suvir Mirchandani đến từ thành phố Pittsburgh, Hoa Kỳ nhằm tìm cách giảm chất thải và tiết kiệm cho ngôi trường của mình.
Khi vừa trở thành cậu học trò lớp sáu của trường trung học Dorseyville, Suvir nhận ra rằng tài liệu phát cho học sinh hàng ngày đều nhiều hơn rất nhiều so với hồi tiểu học. Với niềm đam mê đưa khoa học máy tính vào bảo vệ môi trường, Suvir đã tự hỏi làm thế nào để tiết kiệm giấy và mực một cách tối đa.
Dùng giấy tái chế và in hai mặt là những cách tiết kiệm quen thuộc đã được nhắc tới thường xuyên nhưng ít ai để ý tới một nguồn nguyên liệu quan trọng không kém gì giấy, đó chính là mực. "Tính theo thể tích, mực còn đắt gấp đôi nước hoa Pháp", Suvir cười và nói.
Cậu bé nói đúng, mỗi ounce (30 ml) nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD, còn lượng mực in chạy cho máy Hewlett Packard cùng thể tích đó có thể lên tới 75 USD. Cậu liền bắt tay thực hiện một dự án vô cùng ấn tượng mà mới đầu, nó chỉ được đem đi thi triển lãm khoa học ở trường.
Đổi font chữ nào? Tiết kiệm bao nhiêu?
Dự án được tiến hành bằng cả phần mềm và phương pháp vật lý: - Suvir thu thập tài liệu do giáo viên phát và tập trung vào những chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh: e, t, a, o và r.
- Cậu thống kê tần suất sử dụng của mỗi chữ ấy, thử nghiệm bốn kiểu font khác nhau: Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans, rồi đo lường lượng mực dùng cho mỗi chữ cái bằng công cụ mang tên APFill® Ink Coverage Software bản thương mại.
- Cậu phóng to chữ cái, in ra, cắt trên giấy bìa rồi cân lên để xác minh kết quả. Với mỗi chữ cái, cậu tiến hành ba lần và ghi lại lượng mực dùng cho mỗi font.
- Từ phân tích này, Suvir phát hiện ra rằng nếu sử dụng Garamond, loại font có nét mảnh mai hơn, trường cậu có thể tiết kiệm được những 24% lượng mực in hàng năm, tương đương với số tiền21.000 USD.
Được sự khích lệ của giáo viên, Suvir lại tìm cách công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu của mình và tình cờ biết đến"Journal for Emerging Investigators" (Báo Nhà Nghiên Cứu Trẻ, viết tắt là JEI), một ấn phẩm dành riêng cho công trình nghiên cứu của học sinh cấp hai và cấp ba, thành lập bởi tốt nghiệp sinh trường Đại học Harvard từ năm 2011, có tiêu chuẩn tương tự như tạp chí khoa học.
Tờ báo cho biết trong số gần 200 bài viết nhận được từ năm 2011, dự án của Suvir nổi bật hơn hẳn, không những rõ ràng, đơn giản mà còn phân tích sâu: "Chúng tôi rất đỗi ấn tượng và nhìn ra ngay tiềm năng ứng dụng thực tế từ bài viết của Suvir" nhưng họ cũng đặt ra câu hỏi: "Tiềm năng tiết kiệm thật sự trên thực tế là bao nhiêu?"
Vì lẽ đó, JEI yêu cầu Suvir thực hiện dự án trên quy mô tầm cỡ hơn nữa, đó chính là: chính phủ liên bang.
Với kinh phí dành cho in ấn hàng năm lên tới 1,8 tỉ USD, chính phủ là một thử thách to lớn bội phần so với một dự án khoa học ở trường trung học.
Suvir lặp lại thử nghiệm trên năm trang in mẫu từ trang web tài liệu của Văn phòng In Ấn chính phủ và vẫn tìm ra kết quả tương đồng: đổi font chữ = tiết kiệm tiền.
Cơ quan Quản trị Dịch vụ chung của Hoa Kỳ (General Services Administration, GSA) ước tính chi phí hàng năm dành cho mực in là 467 triệu USD. Suvir kết luận nếu chính phủ liên bang đổi sang font Garamond, mỗi năm có thể tiết kiệm được gần 30%, tức 136 triệu USD. Nếu chính phủ các bang cũng vào cuộc thì lại có thêm 234 triệu USD nữa được tiết kiệm.
Liệu chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay đổi?
Gary Somerset, giám đốc PR và truyền thông tại Văn phòng In Ấn chính phủ nhận xét dự án của Suvir "rất đáng chú ý". Nhưng ông chưa có lời hứa hẹn rằng văn phòng sẽ thay đổi kiểu chữ.
Theo lời ông, Văn phòng In Ấn chính phủ đang bảo vệ môi trường bằng cách số hóa nội dung giấy lên trang web: "Năm 1994, chúng tôi in ra 20.000 bản photo mỗi ngày cho hai loại công báo Federal Register (Sổ bộ liên bang) và Congressional Record (Văn bản ghi nhận). Nhưng 20 năm sau, con số này giảm xuống còn 2.500 bản mỗi ngày."
Không những vậy, công báo Federal Register còn được in trên giấy tái chế, đây là việc mà văn phòng đã làm trong suốt hơn nửa thập kỷ qua. Nhằm tiết kiệm mực, liên bang còn áp dụng sáng kiến mang tên "Printwise" đến từ Hiệp hội Dịch vụ Công cộng (General Services Association), có chức năng hướng dẫn các văn phòng thuộc cấp chính phủ đặt font mặc định cho máy tính là Times New Roman, Garamond và Century Gothic để giảm thiểu chi phí in ấn.
Họ hy vọng cách này sẽ giúp chính phủ liên bang tiết kiệm khoảng 30 triệu USD hàng năm. Niềm hy vọng của thiên tài 14 tuổi Suvir đánh giá cao những cố gắng trên. Còn dự án của mình, cậu coi đó là một cách để gây tác động trên phạm vi toàn quốc chứ không riêng gì chính phủ, bởi lẽ: "Người tiêu dùng vẫn đang in ấn tại nhà, chính họ cũng có thể thay đổi cơ mà".
Ở tuổi 14, Suvir hiểu rằng việc thực hiện một dự án khó khăn như thế nào: "Em nhận ra rằng thay đổi hành vi của người khác là điều rất khó khăn, phải nói là khó nhất". Nhưng cậu bé thiên tài vẫn giữ hy vọng: "Em hoàn toàn mong được nhìn thấy một thay đổi thực sự và nguyện cố gắng hết sức có thể để điều đó xảy ra".
Còn cả một quãng thời gian dài đang chờ đợi phía trước, biết đâu Suvir và những người trẻ giống như cậu có thể giúp thủ đô Washington, giới doanh nghiệp hay thậm chí cả thế giới gỡ rối những vấn đề chính trị và công nghệ đang tồn tại hàng ngày.
Theo CNN
:
- Sau khi đo lường lượng mực cho các chữ cái được dùng nhiều nhất bằng cả phần mềm lẫn phương pháp vật lý, Suvir Mirchandani đưa ra kết luận thú vị: đổi font chữ = tiết kiệm tiền.
Để viết ra chữ "e", chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh, ta chỉ cần một lần chạm ngón bàn phím hoặc một chấm mực tí xíu là xong. Nhưng khi chữ "e" cỏn con ấy được in ra hàng triệu lần trên hàng nghìn thứ giấy tờ, văn bản thì sao? Lúc đó mới thấy mực in cần thiết như thế nào.
Điều này nghe có vẻ lạ tai nhưng đây chính là suy nghĩ của một cậu bé 14 tuổi có tên Suvir Mirchandani đến từ thành phố Pittsburgh, Hoa Kỳ nhằm tìm cách giảm chất thải và tiết kiệm cho ngôi trường của mình.
Khi vừa trở thành cậu học trò lớp sáu của trường trung học Dorseyville, Suvir nhận ra rằng tài liệu phát cho học sinh hàng ngày đều nhiều hơn rất nhiều so với hồi tiểu học. Với niềm đam mê đưa khoa học máy tính vào bảo vệ môi trường, Suvir đã tự hỏi làm thế nào để tiết kiệm giấy và mực một cách tối đa.
Dùng giấy tái chế và in hai mặt là những cách tiết kiệm quen thuộc đã được nhắc tới thường xuyên nhưng ít ai để ý tới một nguồn nguyên liệu quan trọng không kém gì giấy, đó chính là mực. "Tính theo thể tích, mực còn đắt gấp đôi nước hoa Pháp", Suvir cười và nói.
Cậu bé nói đúng, mỗi ounce (30 ml) nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD, còn lượng mực in chạy cho máy Hewlett Packard cùng thể tích đó có thể lên tới 75 USD. Cậu liền bắt tay thực hiện một dự án vô cùng ấn tượng mà mới đầu, nó chỉ được đem đi thi triển lãm khoa học ở trường.
Đổi font chữ nào? Tiết kiệm bao nhiêu?
Dự án được tiến hành bằng cả phần mềm và phương pháp vật lý: - Suvir thu thập tài liệu do giáo viên phát và tập trung vào những chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh: e, t, a, o và r.
- Cậu thống kê tần suất sử dụng của mỗi chữ ấy, thử nghiệm bốn kiểu font khác nhau: Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans, rồi đo lường lượng mực dùng cho mỗi chữ cái bằng công cụ mang tên APFill® Ink Coverage Software bản thương mại.
- Cậu phóng to chữ cái, in ra, cắt trên giấy bìa rồi cân lên để xác minh kết quả. Với mỗi chữ cái, cậu tiến hành ba lần và ghi lại lượng mực dùng cho mỗi font.
- Từ phân tích này, Suvir phát hiện ra rằng nếu sử dụng Garamond, loại font có nét mảnh mai hơn, trường cậu có thể tiết kiệm được những 24% lượng mực in hàng năm, tương đương với số tiền21.000 USD.
Được sự khích lệ của giáo viên, Suvir lại tìm cách công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu của mình và tình cờ biết đến"Journal for Emerging Investigators" (Báo Nhà Nghiên Cứu Trẻ, viết tắt là JEI), một ấn phẩm dành riêng cho công trình nghiên cứu của học sinh cấp hai và cấp ba, thành lập bởi tốt nghiệp sinh trường Đại học Harvard từ năm 2011, có tiêu chuẩn tương tự như tạp chí khoa học.
Tờ báo cho biết trong số gần 200 bài viết nhận được từ năm 2011, dự án của Suvir nổi bật hơn hẳn, không những rõ ràng, đơn giản mà còn phân tích sâu: "Chúng tôi rất đỗi ấn tượng và nhìn ra ngay tiềm năng ứng dụng thực tế từ bài viết của Suvir" nhưng họ cũng đặt ra câu hỏi: "Tiềm năng tiết kiệm thật sự trên thực tế là bao nhiêu?"
Vì lẽ đó, JEI yêu cầu Suvir thực hiện dự án trên quy mô tầm cỡ hơn nữa, đó chính là: chính phủ liên bang.
Với kinh phí dành cho in ấn hàng năm lên tới 1,8 tỉ USD, chính phủ là một thử thách to lớn bội phần so với một dự án khoa học ở trường trung học.
Suvir lặp lại thử nghiệm trên năm trang in mẫu từ trang web tài liệu của Văn phòng In Ấn chính phủ và vẫn tìm ra kết quả tương đồng: đổi font chữ = tiết kiệm tiền.
Cơ quan Quản trị Dịch vụ chung của Hoa Kỳ (General Services Administration, GSA) ước tính chi phí hàng năm dành cho mực in là 467 triệu USD. Suvir kết luận nếu chính phủ liên bang đổi sang font Garamond, mỗi năm có thể tiết kiệm được gần 30%, tức 136 triệu USD. Nếu chính phủ các bang cũng vào cuộc thì lại có thêm 234 triệu USD nữa được tiết kiệm.
Liệu chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay đổi?
Gary Somerset, giám đốc PR và truyền thông tại Văn phòng In Ấn chính phủ nhận xét dự án của Suvir "rất đáng chú ý". Nhưng ông chưa có lời hứa hẹn rằng văn phòng sẽ thay đổi kiểu chữ.
Theo lời ông, Văn phòng In Ấn chính phủ đang bảo vệ môi trường bằng cách số hóa nội dung giấy lên trang web: "Năm 1994, chúng tôi in ra 20.000 bản photo mỗi ngày cho hai loại công báo Federal Register (Sổ bộ liên bang) và Congressional Record (Văn bản ghi nhận). Nhưng 20 năm sau, con số này giảm xuống còn 2.500 bản mỗi ngày."
Không những vậy, công báo Federal Register còn được in trên giấy tái chế, đây là việc mà văn phòng đã làm trong suốt hơn nửa thập kỷ qua. Nhằm tiết kiệm mực, liên bang còn áp dụng sáng kiến mang tên "Printwise" đến từ Hiệp hội Dịch vụ Công cộng (General Services Association), có chức năng hướng dẫn các văn phòng thuộc cấp chính phủ đặt font mặc định cho máy tính là Times New Roman, Garamond và Century Gothic để giảm thiểu chi phí in ấn.
Họ hy vọng cách này sẽ giúp chính phủ liên bang tiết kiệm khoảng 30 triệu USD hàng năm. Niềm hy vọng của thiên tài 14 tuổi Suvir đánh giá cao những cố gắng trên. Còn dự án của mình, cậu coi đó là một cách để gây tác động trên phạm vi toàn quốc chứ không riêng gì chính phủ, bởi lẽ: "Người tiêu dùng vẫn đang in ấn tại nhà, chính họ cũng có thể thay đổi cơ mà".
Ở tuổi 14, Suvir hiểu rằng việc thực hiện một dự án khó khăn như thế nào: "Em nhận ra rằng thay đổi hành vi của người khác là điều rất khó khăn, phải nói là khó nhất". Nhưng cậu bé thiên tài vẫn giữ hy vọng: "Em hoàn toàn mong được nhìn thấy một thay đổi thực sự và nguyện cố gắng hết sức có thể để điều đó xảy ra".
Còn cả một quãng thời gian dài đang chờ đợi phía trước, biết đâu Suvir và những người trẻ giống như cậu có thể giúp thủ đô Washington, giới doanh nghiệp hay thậm chí cả thế giới gỡ rối những vấn đề chính trị và công nghệ đang tồn tại hàng ngày.
Theo CNN
0 comments:
Post a Comment