“Bằng cấp
nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Năng lực của bạn nói cho cả thế giới biết
bạn là ai. ” - Nguyễn
Quang Nam
Trước khi đọc bài này, tôi muốn dành 4 câu hỏi cho các
bạn.
- Nếu
bạn đang là sinh viên, bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học không? Bạn
đang cảm thấy tự hào về tấm bằng mà mình sẽ nhận phải không?
- Nếu
bạn là một người đã đi làm, bạn thấy rằng bằng cấp có mang lại những gì mà bạn
đã từng tượng tượng khi đi học không? Bạn đã thấy hài lòng với những gì mà tấm
bằng mang lại chưa?
- Nếu
bạn là một người đi làm, đã có những thành công nhất định. Bạn đã thầy rằng
thành công của bạn nhờ bao nhiêu phần trăm vào bằng cấp? Bạn có thầy rằng những
thành công đó có do bằng cấp mang lại không?
- Nếu
bạn là một người không sỡ hữu bằng cấp những đã thành công. Bạn có thấy rằng
nhiều khi bạn chẳng cần có một tấm bằng mà bạn vẫn thành công không?
Sau khi có những đáp án trả lời nhất định nào đó thì tôi
bắt đầu nói cho bạn về sự ảo tưởng mà bằng cấp mang lại cho giới trẻ Việt Nam
nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
Chắc hẳn từ bé, bạn đã được gieo vào đầu những tư tưởng
rằng mình học giỏi, mình có một tấm bằng tốt thì mình sẽ có một công việc ổn
định và sẽ thành công trong cuộc sống. Lớn dần lên, bạn thấy rằng hầu như mọi
người đểu nghĩ vậy, cha mẹ bạn nghĩ vậy, thầy cô bạn nghĩ vậy, xã hội Việt Nam
này nghĩ vậy và rồi bạn cũng nghĩ vậy.
Nhưng
bạn không ngờ rằng! Bằng cấp chỉ có giá trị thật sự khi mà bạn là con người có
giá trị thật sự.
Sẽ thế nào nếu tôi nói rằng, bạn đang sống trong ảo tưởng
về giá trị mà ngôi trường Đại Học mà bạn đang học và tấm bằng mà bạn sẽ nhận.
Ôi! Thật là buồn cho bạn vì bạn chỉ biết rằng, bạn đang là một cái máy trong cái
guồng quay của xã hội. Bạn chỉ là kẻ chạy theo những suy nghĩ do người khác vạch
đường.
Ở cái đất nước Việt Nam này, có hơn 200 trường Đại Học,
Cao Đẳng và trong số đó chẳng có trường nào lọt vào top 200 trường ĐH lớn nhất
thế giới. Bạn nghĩ như thế nào? Bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học
sao? Sẽ thế nào nếu bạn đem tấm bằng đó ra nước ngoài và xin việc ở một tập đoàn
đa quốc gia. Người ta sẽ cầm tấm bằng của bạn và đập thẳng vào mặt bạn mà nói
rằng: “Mày đùa bố à!”
Bạn
hiểu ý tôi chứ! Đừng có mà ảo tưởng về giá trị của tấm bằng mà bạn đang theo đổi
hay sỡ hữu
Nước Úc chỉ có 39 trường Đại Học – Cao Đẳng, trong khi đó
họ có 8 trường lọt vào top 200 trường ĐH tốt nhất thế giới. Bạn thấy không? Họ
học trong những trường Đại Học như vậy mà họ còn thấy chưa bằng lòng, chưa tự
hào về những gì họ được dạy.
Trong khi đó, bạn đậu Đại Học, bạn vui mừng, gia đình bạn
vui mừng, dòng họ bạn vui mừng, để rồi bạn vác cái mặt bần thần của bạn lên
giảng đường chỉ để ngủ, để ngồi tán dóc, để tán gái và rồi sau 4 năm bạn chẳng
có gì ngoài một tờ giấy trên đó có ghi dòng chữ “Bằng cử nhân”. Và rồi bạn chẳng
có gì hết, ngoài một đống kiến thức tạp nham không áp dụng vào cuộc sống
này.
“Không
phải con bò đi qua cổng trường Đại Học, rồi cũng trở thành kỹ sư.” – Nguyễn Đình
Cống
Thật là buồn cười, khi bạn cứ nghĩ rằng bạn sỡ hữu một
tấm bằng Đại Học thì rồi bạn sẽ có một công việc tốt và có thật nhiều tiền. Bạn
sẽ sở hữu những nhà lầu, xe hơi… Bạn tỉnh lại đi, đừng có nằm mơ nữa. Tỉnh lại
với cái thực tại phũ phàng rằng bạn đã làm được gì với tấm bằng để đạt được
những điều đó.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương có nói một câu rất hay: “Nhiệm vụ
của tấm bằng chỉ là để gõ cửa nhà tuyển dụng… Cốc cốc cốc… Em có bằng nè anh.
Hết nhiệm vụ cái bằng.”
Đúng là vậy. Bạn chỉ sử dụng cái bằng cho nhiệm vụ ra mắt
nhà tuyển dụng rằng mình đã được đào tạo. Nhưng tấm bằng chẳng nói lên rằng bạn
sẽ làm việc như thế nào? Năng lực, kinh nghiệm của bạn mới nói lên rằng bạn là
người như thế nào khi bạn làm việc thực sự.
Hay Ông Nguyễn Lâm Viên (Chủ tịch tập đoàn Vinamit) trong
một lần tôi gặp mặt ông ấy nói rằng: “Sinh
viên Việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng thấy
rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng
cả và rồi chúng tôi phải đào tạo lại.”
Có
lẽ tôi cũng không nên nói quá nhiều, vì dù sao bạn cũng đủ thông minh để hiểu
những điều tôi muốn nói
Những ông chủ bỏ học không sỡ hữu một tí bằng cấp nào
nhưng họ đi lên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin vào chính bản thân …. Bill
Gates, Mark Zurkerbeg, Steve Jobs hay Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ… Tất nhiên họ
là số ít, nhưng bạn biết không họ chẳng có bằng Đại Học, họ cũng chẳng cần đi
học mà họ sỡ hữu hàng trăm người hay hàng triệu người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ,
kỹ sư… Mà trong khi đó bạn bám víu niềm tin của mình vào bằng cấp để rồi thứ bạn
nhận được chỉ là bằng cấp.
Nói đi thì phải nói lại, tôi không bảo là bạn không nên
sỡ hữu cho mình những tấm bằng. Mà điều tôi muốn nói rằng, bạn hãy nghĩ rằng tấm
bằng chỉ là một tấm vé để thông hành để bạn bước vào cuộc đời này vậy. Mà tấm vé
thì chỉ có giá trị ở cửa vào, còn việc làm như thế nào với cuộc đời bạn lại là
chuyện khác.
Bao
nhiêu người trong các bạn sau khi sở hữu một tấm bằng chỉ dùng tới một lần rồi
cất vào hộc tủ, treo lên tường hay dùng để làm đế lót chuột?
Thật sự, tôi mong rằng giới trẻ hãy tỉnh ngộ trước những
ảo tưởng bản thân, nhìn ra xa hơn ra ngoài thế giới, nhìn vào sâu bên trong mình
để thấy mình còn nhỏ bé, để thấy mình cần phải học hỏi, để thấy mình cần phải
tìm hiểu.
Hãy tỉnh dậy sau giấc ngủ vinh quang đậu ĐH và sở hữu một
tấm bằng ĐH. Hãy thể hiện hết khả năng của mình cho người khác thấy. Hãy ham học
hỏi, hãy tìm hiểu những kiến thức bạn được học ở trong trường học. Hãy đi ra bên
ngoài, hãy cọ xát với thực tế phũ phàng. Rồi một ngày bạn sẽ thấy rằng, chính
bạn định nghĩa con người bạn, chứ không phải những tấm bằng hay phần thưởng định
nghĩa con người bạn.
Bạn có thấy lạ lùng không? Khi mà những chàng trai cô gái
ca sĩ, người mẫu không cần phải sỡ hữu một tấm bằng nhưng họ kiếm được một đống
tiền, họ có xế khủng để đi. Trong khi đó bạn được đào tạo bài bản từ A đến Z và
rồi bạn đi làm 8 tiếng một ngày, cố đợi đến cuối tháng để nhận lương. Và rồi
những ước mơ về nhà lầu, xe hơi của bạn tan vào mây khói vì bạn thấy rằng bản
thân mình chẳng làm gì được?
Bạn biết sao mà mấy cô người mẫu, ca sĩ họ có nhiều tiền
vậy không? Bởi vì họ tạo giá trị cho nhiều người, họ tạo giá trị cho xã hội, họ
làm việc bằng đam mê. Thay vì bạn, bạn chỉ tạo giá trị cho chính bạn, bạn tạo
giá trị cho ông chủ của bạn và bạn sẽ nhận được lại giá trị tương
xứng.
Lời cuối cùng tôi muốn nói rằng: Đừng mãi ngủ mê trong
cái tư duy bằng cấp của xã hội này, đừng tự hào những gì trong quá khứ bạn đã
đạt được. Hãy nhìn lại bản thân mình để thấy rằng mình đang còn kém cỏi, để mình
cần phải học hỏi. Bạn tìm tòi, sáng tạo và không ngừng đánh giá lại bản thân.
Hãy quên đi những gì mình đã đạt được, mà phấn đấu để mình đạt những thứ tuyệt
vời hơn. Hãy là người tạo giá trị cho xã hội này và bạn sẽ được giá trị mà xã
hội mang lại.
“Nếu bạn
vẫn làm những việc mà bạn đã từng làm thì bạn sẽ nhận được những thứ bạn từng
nhận.” – Khuyết danh
Quang
Nam
0 comments:
Post a Comment