Các loadcell là
những cảm biến lực (khối lượng, mô-men xoắn, ...).
Khi
lực được tác dụng lên một loadcell, loadcell sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành
tín hiệu điện. Các loadcell cũng
được biết đến như là "đầu dò tải" (load transducer) bởi vì nó cũng có thể chuyển
đổi một tải trọng (lực tác dụng) thành tín hiệu điện.
Trong
từ điển, một loadcell được
định nghĩa như là một "thiết bị đo lường trọng lượng cần thiết để cân điện tử
hiển thị trọng lượng thành con số".
Tín
hiệu điện tử ngõ ra của loadcell có thể là một sự thay đổi điện áp, thay đổi tín
hiệu dòng, tín hiệu số hoặc thay đổi tần số tùy thuộc vào loại loadcell và mạch
sử dụng, phổ biến nhất là loadcell thay đổi điện áp.
Các loadcell có
thể sử dụng điện trở (strain gauge), điện dung, kỹ thuật bù lực điện từ. Phổ
biến nhất là các loadcell có sẵn dựa trên nguyên tắc thay đổi điện trở để đáp
ứng với một tải áp dụng. Vì thế ở đây, ta sẽ nói về loadcell sử dụng điện trở
(strain gauge)
Các thành phần của một loadcell
Một loadcell thường
bao gồm các strain gauges được dán vào bề mặt của thân loadcell. Xem bài Strain
gauge là gì ?
Thân
loadcell là một khối kim loại đàn hồi và tùy theo từng loại loadcell và mục đích
sử dụng loadcell, thân loadcell được
thiết kế có hình dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng vật liệu kim loại khác
nhau (nhôm hợp kim, thép không gỉ, thép hợp kim).
Loadcell hoạt động như thế nào?
Cấu tạo chính
của loadcell gồm các điện trở strain
gauges R1, R2, R3, R4 kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và
được dán vào bề mặt của thân loadcell.
Một điện áp kích thích được
cung cấp cho ngõ vào loadcell (2 góc (1) và (4) của cầu điện trở Wheatstone) và
điện áp tín hiệu ra được đo giữa hai góc
khác.
Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.
Đó là lý do tại sao cầu điện trở Wheatstone còn được gọi là một mạch cầu cân bằng.
khác.
Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.
Đó là lý do tại sao cầu điện trở Wheatstone còn được gọi là một mạch cầu cân bằng.
Khi có tải trọng hoặc lực tác
động lên thân loadcell làm cho thân loadcell bị biến
dạng (giãn hoặc nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện của các
sợi kim loại của điện trở strain gauges dán trên thân loadcell dẫn đến một sự
thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự thay đổi này dẫn tới sự thay
đổi trong điện áp đầu ra.
Sự thay đổi điện áp này là rất
nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại
của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân).
Loadcell bao gồm các loại cơ bản:
- Loadcell thanh (uốn đơn)
- Loadcell điểm đơn
- Loadcell uốn kép (loadcell bi)
- Loadcell trụ nén
- Loadcell chữ Z
- Loadcell trụ dẹp
- Loadcell số (digital loadcell)
- Loadcell cho các ứng dụng đặc biệt khác
Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng các loadcell với mức cân và kết cấu phù hợp với vị trí mà nó sẽ được lắp đặt.
Ví dụ 1)
Các loadcell điểm đơn (single point loadcell) thường được sử dụng cho cân thông thường (vừa và nhỏ). Điểm đặt tải của các loadcellđiểm đơn (single point loadcell) được đặt ở tâm của mặt bàn cân.
Ví dụ 2)
Đối với các hệ thống cân công
nghiệp như hệ thống cân bồn, hệ thống cân phễu, loadcell trụ đứng,
module loadcell thường được sử dụng. Một
loadcell hoặc nhiều loadcell có thể được sử dụng, nhưng nếu sử dụng nhiều
loadcell, tải trọng được phân bố vào từng loadcell đều hơn nên độ chính xác sẽ
cao hơn.
Ví dụ 3)
Loadcell chữ “S” thường được sử dụng cho các máy đo
lực.
PIR là gì? Nó là chữ viết tắt của Passive InfraRed
sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia
hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể
nóng. Trong các cơ thể sống,
PIR
là gì?
Nó
là chữ viết tắt của Passive InfraRed
sensor (PIR
sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng
ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng.
Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37
độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các
tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng
tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng
đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự
phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tha
nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người con
vật...
Trên
đây là đầu dò PIR, loại bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, nó có 3 chân ra,
một chân nối masse, một chân nối với nguồn volt DC, mức áp làm việc có thể từ 3
đến 15V. Góc dò lớn. Để tăng độ nhậy cho đầu dò, Bạn dùng kính Fresnel, nó được
thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, có tác dụng ngăn tia tử
ngoại.
Nguyên
lý làm việc của loại đầu dò PIR như hình sau:
Các
nguồn nhiệt (với người và con vật là nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng
ngoại, qua kính Fresnel, qua kích lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ
trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại
với transistor FET. Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho
xuất hiện 2 tín hiệu và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và
đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo
động.
0 comments:
Post a Comment