Đoàn Nam Sinh/ FB Đoàn Nam Sinh
Một đất nước muốn phát triển cần thiết phải có
nền công nghệ quốc gia, mà nền tảng của nó là vốn sở hữu trí tuệ
của quốc gia đó. Đáng buồn khi ai đó hỏi công nghệ là gì thì người
có học cũng lúng túng. Vì sao thế ?
Thử tra cứu mục từ công nghệ học, kỹ nghệ học
thì sẽ thấy không hề có giáo trình nào ngoài những mục công nghệ cụ
thể như giáo trình công nghệ hóa học, sinh học,... hay kỹ nghệ phần
mềm này khác. Nhưng khi tra cứu sang tiếng nước ngoài như technology
(..gie) thì có vô số giáo trình từ lớp 2, lớp 3 về đủ các thể loại
cho đến hậu đại học.
Giáo dục của nước ta nói rằng bãi bỏ lối từ
chương, nhưng thực tế vẫn duy trì cách học mà kém hành, cho đến lớn
vẫn kém thực hành nên nói lý thuyết có thể khá giỏi nhưng không thể
trở thành người thạo việc.
Dạy chay - học chay là tệ nạn kéo dài ngót 70 năm
qua, đã khiến khoảng 4 thế hệ lệch lạc, giáo nghiệp chênh vênh trước
thời thế hoàn cầu chỉ như một làng phẳng.
Trong khoa học kỹ thuật cũng rơi vào xu thế chộp
giật, không đầu tư cho phần cơ bản mà chỉ chăm vào ứng dụng, mai hậu
dễ làm thuê, dễ có tiền.
Tôi đã đề nghị bộ môn (khoa) Công nghệ sinh học nơi
tôi dạy rằng cần có một giáo trình công nghệ học đại cương cho sinh
viên, nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn trơ khấc, nên sinh viên lúng túng như gà
mắc tóc khi va chạm với thực tế. Giáo trình Các nguyên lý và quá
trình sinh học là căn bản nhất mà không nơi nào dạy, thì mở ra công
nghệ sinh học làm gì.
Đó cũng là nguyên do vì sao lắm bằng cấp mà chỉ
ở trên mây. Đi dạy, ngồi hội đồng, nhận chức sắc thì được chứ ra
trường đời là lơ mơ.
Ngoài xã hội chỉ thấy có các giáo sư,...theo học
hàm - nhà truyền thụ; các tiến sĩ, thạc sĩ,...theo học vị - nhà
nghiên cứu. Chẳng ai khen chê những nhà hoạt động thực tiễn, những nhà
sáng kiến, sáng chế, vì xã hội ta chỉ có không gian phẳng với hai
trục tung-hoành nói trên, đâu có thiết kế cái trục thẳng đứng thứ 3
dành cho nhà phát minh - inventure.
Nên lâu lâu có ai đó làm ra được máy nọ máy kia
là hiện tương khó giải thích, báo chí lại rủa các loại bằng cấp,
các giáo các tiến này kia vì không ai hiểu gì về hoạt động sáng
tạo.
Sáng tạo không nhất thiết phải có học, có chức
sắc mà chỉ cần có thực tiễn với những vấn đề phải giải quyết.
Sáng ý hay sáng kiến đưa ra những giải pháp hữu ích. Cao hơn là sáng
chế, phát minh để giải quyết những vấn đề lớn hơn, quy mô ứng dụng
rộng hơn, sâu hơn.
Tô-ma Ê-đi-xơn rồi Biu Ghết chẳng hạn, đâu phải học
nhiều.
Tại hội thảo về sở hữu trí tuệ (SHTT) vừa qua ở
Bạc Liêu, tôi thật buồn vì bao năm nay mới có một lần họp toàn quốc
trong chương trình 68, nhưng chẳng tải được gì. Tôi nói rằng, sáng tạo
là cơ sở cho mọi hoạt động về sở hữu trí tuệ, nó đề ra cái mới,
có sức sống làm nền tảng cho quyền sở hữu ấy. Nhưng muốn sáng tạo
phải có tự do.
Khi nào còn hoạt động khoa học theo kiểu quốc
doanh là chủ yếu thì SHTT cũng nghèo nàn, vì khoa hoc và giáo dục
nước ta bị chính trị hóa, làm gì có sự tự do.
Chỉ từ 1981 đến 2013, nước ta chỉ có 3.671 người
Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ sáng kiến sáng chế, thì người nước ngoài
nộp 37.583 đơn cho Cục SHTT Việt Nam. Vì sao thế, vì họ được tự do để
sáng tạo còn ta thì không hề.
Tôi nói, Bộ trưởng VHH buồn cười, tưởng dễ làm ra
con vít cho Sam sung à. Có cái pa-tăng nào về luyện kim loại màu của
nước ta chưa ? Có cái pa-tăng nào về nén hay đúc hay điện phân ra con
vít của nước ta chưa ? Xin mướn / nhượng quyền pa-tăng hay mua đều làm
cho giá thành tăng cao, bán cho ai ?
Việc khuyến khích phát triển SHTT thì như không.
Có chăng phải giải tán cái thể chế lạc hậu này mới là. Nếu không,
nền công nghệ quốc gia mãi mãi vẫn là con số không.
Thứ đến là luật về SHTT của ta còn non trẻ lắm,
không dễ đối phó với những nước tiên tiến, nước mạnh. Bao lần hội
nghị vào WTO cũng chỉ vướng điều này, rồi thì TRIPs, TRIPs+, đều không
gỡ nổi. Nay lại TPP, càng hết sức khó khăn.
Cả nước không đào đâu ra một luật sư thâm chiêu về
SHTT, trong khi nước họ sẵn cả liên đoàn. Thế mà cứ cử các chính
khách mù tít đi đàm phán, hỏi có ghê răng không ?
Ra Cục SHTT mới biết từ thẩm định viên đến lãnh
đạo chỉ mới i tờ. Công việc chính là làm những việc vặt như đăng ký
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,...Phần
lớn do quan hệ , 5C mò lên và vây cánh là những công ty dịch vụ SHTT.
Thế mà viết bản mô tả cứ bắt méo bắt tròn, thuê dịch vụ thì vừa
hầu vừa dạy chúng cũng chưa dễ gì xong.
Nộp lên thấy có thông báo ngày ưu tiên nhận đơn là
mừng. Luật thì chỉ 43 tháng là xong bằng phát minh, tôi yêu nước, nên
nộp mấy cái, toàn 8 năm mới có. Hỏi chỉ còn 12 năm ưu tiên, với bao
chi phí quá khứ chưa kể đôi ba lần từ chối, đôi ba lần thuyết minh,..
Chậm trễ chủ yếu vì Cục thuê thẩm định mà nhà khoa học thẩm định
không nổi, đi hỏi loanh quanh đến hạn trả về. Nhờ cả nước ngoài, nước
lạ nữa thì thôi, rồi đêm dài lắm mộng, cả quá trình ngộ nhỡ bộc lộ
ra đâu đó khiến có kẻ đăng ký loại hình tương tự là vất. Luật ta đâu
có khoản cá nhân kiện chủ thể nhà nước, có mà muốn ra
khoai.
SHTT là tài sản của cá nhân, tổ chức và của
quốc gia, thì việc tổ chức ra bộ máy tương thích để bảo vệ, với
hành lang luật pháp vững chắc, phù hợp thông lệ quốc tế và trình độ
nước ta là việc rất quan trọng. Tôi đã phải thét lên, không làm tốt
công việc này là dẫn đất nước đến nô thuộc, nhân dân phải làm nô
lệ.
SHTT bảo đảm cho hoạt động sáng tạo trong văn học
nghệ thuật, khoa học, giáo dục và cả kinh thương phát triển. Nếu kém
cõi, ta chỉ giữ được và nhận được công nghệ tầm tầm, lạc hậu khó
khai thác. Nhưng đủ mạnh thì sẽ thu hút được công nghệ cao, khai thác
được lâu dài hơn, mới mong kiến thiết được đất nước.
Tôi biết rằng tôi đã làm cho hội nghị nóng lên,
cả từ thứ trưởng bộ KHCN Trần minh Tùng, Cục trưởng SHTT Tạ quang
Minh, đến các sở ngành, viện trường trong nước về dự. Nhưng đành thế,
trung ngôn nghịch nhĩ.
Lần nữa, cần khẳng định, không được chính trị
hóa Khoa học, giáo dục,... Chỉ có tự do mới có sáng tạo. Không có
SHTT thì không có công nghệ quốc gia và không giữ được SHTT là bán rẻ
dân nước cho địch thù.
SÀI GÒN, 03/11/2014.
Theo FB Đoàn Nam Sinh
Đoàn Nam Sinh/ FB Đoàn Nam Sinh
Một đất nước muốn phát triển cần thiết phải có
nền công nghệ quốc gia, mà nền tảng của nó là vốn sở hữu trí tuệ
của quốc gia đó. Đáng buồn khi ai đó hỏi công nghệ là gì thì người
có học cũng lúng túng. Vì sao thế ?
Thử tra cứu mục từ công nghệ học, kỹ nghệ học
thì sẽ thấy không hề có giáo trình nào ngoài những mục công nghệ cụ
thể như giáo trình công nghệ hóa học, sinh học,... hay kỹ nghệ phần
mềm này khác. Nhưng khi tra cứu sang tiếng nước ngoài như technology
(..gie) thì có vô số giáo trình từ lớp 2, lớp 3 về đủ các thể loại
cho đến hậu đại học.
Giáo dục của nước ta nói rằng bãi bỏ lối từ chương, nhưng thực tế vẫn duy trì cách học mà kém hành, cho đến lớn vẫn kém thực hành nên nói lý thuyết có thể khá giỏi nhưng không thể trở thành người thạo việc.
Dạy chay - học chay là tệ nạn kéo dài ngót 70 năm qua, đã khiến khoảng 4 thế hệ lệch lạc, giáo nghiệp chênh vênh trước thời thế hoàn cầu chỉ như một làng phẳng.
Trong khoa học kỹ thuật cũng rơi vào xu thế chộp giật, không đầu tư cho phần cơ bản mà chỉ chăm vào ứng dụng, mai hậu dễ làm thuê, dễ có tiền.
Tôi đã đề nghị bộ môn (khoa) Công nghệ sinh học nơi tôi dạy rằng cần có một giáo trình công nghệ học đại cương cho sinh viên, nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn trơ khấc, nên sinh viên lúng túng như gà mắc tóc khi va chạm với thực tế. Giáo trình Các nguyên lý và quá trình sinh học là căn bản nhất mà không nơi nào dạy, thì mở ra công nghệ sinh học làm gì.
Đó cũng là nguyên do vì sao lắm bằng cấp mà chỉ ở trên mây. Đi dạy, ngồi hội đồng, nhận chức sắc thì được chứ ra trường đời là lơ mơ.
Ngoài xã hội chỉ thấy có các giáo sư,...theo học hàm - nhà truyền thụ; các tiến sĩ, thạc sĩ,...theo học vị - nhà nghiên cứu. Chẳng ai khen chê những nhà hoạt động thực tiễn, những nhà sáng kiến, sáng chế, vì xã hội ta chỉ có không gian phẳng với hai trục tung-hoành nói trên, đâu có thiết kế cái trục thẳng đứng thứ 3 dành cho nhà phát minh - inventure.
Nên lâu lâu có ai đó làm ra được máy nọ máy kia là hiện tương khó giải thích, báo chí lại rủa các loại bằng cấp, các giáo các tiến này kia vì không ai hiểu gì về hoạt động sáng tạo.
Sáng tạo không nhất thiết phải có học, có chức sắc mà chỉ cần có thực tiễn với những vấn đề phải giải quyết. Sáng ý hay sáng kiến đưa ra những giải pháp hữu ích. Cao hơn là sáng chế, phát minh để giải quyết những vấn đề lớn hơn, quy mô ứng dụng rộng hơn, sâu hơn.
Tô-ma Ê-đi-xơn rồi Biu Ghết chẳng hạn, đâu phải học nhiều.
Tại hội thảo về sở hữu trí tuệ (SHTT) vừa qua ở Bạc Liêu, tôi thật buồn vì bao năm nay mới có một lần họp toàn quốc trong chương trình 68, nhưng chẳng tải được gì. Tôi nói rằng, sáng tạo là cơ sở cho mọi hoạt động về sở hữu trí tuệ, nó đề ra cái mới, có sức sống làm nền tảng cho quyền sở hữu ấy. Nhưng muốn sáng tạo phải có tự do.
Khi nào còn hoạt động khoa học theo kiểu quốc doanh là chủ yếu thì SHTT cũng nghèo nàn, vì khoa hoc và giáo dục nước ta bị chính trị hóa, làm gì có sự tự do.
Chỉ từ 1981 đến 2013, nước ta chỉ có 3.671 người Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ sáng kiến sáng chế, thì người nước ngoài nộp 37.583 đơn cho Cục SHTT Việt Nam. Vì sao thế, vì họ được tự do để sáng tạo còn ta thì không hề.
Tôi nói, Bộ trưởng VHH buồn cười, tưởng dễ làm ra con vít cho Sam sung à. Có cái pa-tăng nào về luyện kim loại màu của nước ta chưa ? Có cái pa-tăng nào về nén hay đúc hay điện phân ra con vít của nước ta chưa ? Xin mướn / nhượng quyền pa-tăng hay mua đều làm cho giá thành tăng cao, bán cho ai ?
Việc khuyến khích phát triển SHTT thì như không. Có chăng phải giải tán cái thể chế lạc hậu này mới là. Nếu không, nền công nghệ quốc gia mãi mãi vẫn là con số không.
Thứ đến là luật về SHTT của ta còn non trẻ lắm, không dễ đối phó với những nước tiên tiến, nước mạnh. Bao lần hội nghị vào WTO cũng chỉ vướng điều này, rồi thì TRIPs, TRIPs+, đều không gỡ nổi. Nay lại TPP, càng hết sức khó khăn.
Cả nước không đào đâu ra một luật sư thâm chiêu về SHTT, trong khi nước họ sẵn cả liên đoàn. Thế mà cứ cử các chính khách mù tít đi đàm phán, hỏi có ghê răng không ?
Ra Cục SHTT mới biết từ thẩm định viên đến lãnh đạo chỉ mới i tờ. Công việc chính là làm những việc vặt như đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,...Phần lớn do quan hệ , 5C mò lên và vây cánh là những công ty dịch vụ SHTT. Thế mà viết bản mô tả cứ bắt méo bắt tròn, thuê dịch vụ thì vừa hầu vừa dạy chúng cũng chưa dễ gì xong.
Nộp lên thấy có thông báo ngày ưu tiên nhận đơn là mừng. Luật thì chỉ 43 tháng là xong bằng phát minh, tôi yêu nước, nên nộp mấy cái, toàn 8 năm mới có. Hỏi chỉ còn 12 năm ưu tiên, với bao chi phí quá khứ chưa kể đôi ba lần từ chối, đôi ba lần thuyết minh,.. Chậm trễ chủ yếu vì Cục thuê thẩm định mà nhà khoa học thẩm định không nổi, đi hỏi loanh quanh đến hạn trả về. Nhờ cả nước ngoài, nước lạ nữa thì thôi, rồi đêm dài lắm mộng, cả quá trình ngộ nhỡ bộc lộ ra đâu đó khiến có kẻ đăng ký loại hình tương tự là vất. Luật ta đâu có khoản cá nhân kiện chủ thể nhà nước, có mà muốn ra khoai.
SHTT là tài sản của cá nhân, tổ chức và của quốc gia, thì việc tổ chức ra bộ máy tương thích để bảo vệ, với hành lang luật pháp vững chắc, phù hợp thông lệ quốc tế và trình độ nước ta là việc rất quan trọng. Tôi đã phải thét lên, không làm tốt công việc này là dẫn đất nước đến nô thuộc, nhân dân phải làm nô lệ.
SHTT bảo đảm cho hoạt động sáng tạo trong văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục và cả kinh thương phát triển. Nếu kém cõi, ta chỉ giữ được và nhận được công nghệ tầm tầm, lạc hậu khó khai thác. Nhưng đủ mạnh thì sẽ thu hút được công nghệ cao, khai thác được lâu dài hơn, mới mong kiến thiết được đất nước.
Tôi biết rằng tôi đã làm cho hội nghị nóng lên, cả từ thứ trưởng bộ KHCN Trần minh Tùng, Cục trưởng SHTT Tạ quang Minh, đến các sở ngành, viện trường trong nước về dự. Nhưng đành thế, trung ngôn nghịch nhĩ.
Lần nữa, cần khẳng định, không được chính trị hóa Khoa học, giáo dục,... Chỉ có tự do mới có sáng tạo. Không có SHTT thì không có công nghệ quốc gia và không giữ được SHTT là bán rẻ dân nước cho địch thù.
SÀI GÒN, 03/11/2014.
Theo FB Đoàn Nam Sinh