This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Saturday, May 9, 2015

Loadcell là gì ?


LOADCELL ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO ?


Những loadcell đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cân đo trong nhiều thập kỷ nay, và có thể cung cấp các kết quả rất chính xác. Quá trình sản xuất loadcell đòi hỏi nhiều công đoạn. Sau đây là một số bước giúp quý khách hàng có thể hình dung được loadcell được sản xuất như thế nào

1. Gia công và làm sạch thân loadcell:

Gia công thân loadcell với một hình dạng phức tạp để tối ưu các vị trí biến dạng để dán các điện trở strain gauge
Kiểm soát độ nhám bề mặt các vị trí dán strain gauge trên thân loadcell thông qua đánh bóng bề mặt để đảm bảo các bề mặt thô nhám được loại bỏ, mục đích là tăng cường độ kết dính của strain gauge với thân loadcell.
Gia công và làm sạch thân loadcell

2. Nhúng keo và dán các tấm strain gauge lên thân loadcell:

Sau khi được làm sạch bề mặt, thân loadcell và các strain gauge được phủ bằng một lớp keo dính. Các strain gauge này sau đó được dán lên thân loadcell.
      
Nhúng keo và dán các tấm strain gauge lên thân loadcell

3. Tăng cường sự kết dính giữa tầm strain gauge và thân loadcell:

Một khuôn ép được sử dụng để tạo áp lực giữa các strain gauge với thân loadcell. Khuôn được đặt trong một nhiệt độ cao để tăng cường tác dụng kết dính của lớp keo dính. 
      
Tăng cường sự kết dính giữa tầm strain gauge và thân loadcell

4. Hiệu chỉnh tải trọng các vị trí khác nhau của loadcell:

Loadcell được gắn vào một khung bàn cân. Thân loadcell mài giũa, điều chỉnh cho đến khi số hiển thị là giống nhau khi có cùng 1 tải trọng đặt lên bất kì góc bàn cân nào.
Hiệu chỉnh tải trọng các vị trí khác nhau của loadcell

5. Kiểm tra tín hiệu loadcell theo nhiệt độ thay đổi:

Loadcell được đặt trong một buồng kín và nhiệt độ xung quanh được điều chỉnh trong 1 phạm vi nhất định, điện áp tín hiệu ngõ ra của loadcell được đo ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao. Nếu kết quả tín hiệu ngõ ra của loadcell không đạt yêu cầu kĩ thuật, một điện trở bù trừ nhiệt độ sẽ được tích hợp vào mạch cầu straingauge.
Kiểm tra tín hiệu loadcell theo nhiệt độ thay đổi

6. Phủ silicon bảo vệ:

Bề mặt dán các strangauge và mạch điện trở của loadcell sẽ được phủ một lớp silicon đặc biệt bảo vệ straingauge, mạch điện trở và hệ thống dây điện từ khỏi tác động của độ ẩm môi trường.
Phủ silicon bảo vệ
Như bạn có thể thấy quá trình sản xuất loadcell khá phức tạp và đòi hỏi các yêu cầu kĩ thuật khắt khe trong quá trình sản xuất loadcell.
Tuy nhiên, nếu quá trình sản xuất loadcell được thực hiện đúng và đạt các yêu cầu kĩ thuật, các loadcell sử dụng strain gauge có thể cung cấp độ chính xác là + / - 0,02% ở mức tải lớn nhất và có khả năng đáp ứng với sự  thay đổi nhiệt độ từ -10C đến 40C. Độ chính xác cũng không bị ảnh hưởng khi đặt ngẫu nhiên tải trọng lên bất kì vị trí nào của khung bàn cân.

Strain gauge là gì?


Strain gauge là thành phần cấu tạo chính của loadcell, nó bao gồm một sợi dây kim loại mảnh đặt trên một tấm cách điện đàn hồi.

Để tăng chiều dài của dây điện trở strain gauge, người ta đặt chúng theo hình ziczac, mục đích là để tăng độ biến dạng khi bị lực tác dụng qua đó tăng độ chính xác của thiết bị cảm biến sử dụng strain gauge.


R= Điện trở strain gauge (Ohm)
L  = Chiều dài của sợi kim loại strain gauge (m)
A  =  Tiết diện của sợi kim loại strain gauge (m2)
r=  Điện trở suất vật liệu của sợi kim loại strain gauge
Khi dây kim loại bị lực tác động sẽ thay đổi điện trở
Khi dây bị lực nén, chiều dài strain gauge giảm, điện trở sẽ giảm xuống.
Khi dây bi kéo dãn, chiều dài strain gauge tăng, điện trở sẽ tăng lên
Điện trở thay đổi tỷ lệ với lực tác động.
Hầu hết các nhà sản xuất strain gauge cung cấp nhiều loại strain gauge khác nhau để phù hợp với các sản phẩm loadcell khác nhau, các ứng dụng trong nghiên cứu và công nghiệp dự án khác nhau.

Họ cũng cung cấp tất cả các phụ kiện cần thiết bao gồm công cụ chuẩn bị, vật liệu, chất kết dính liên kết, cáp, ...

Công việc gắn kết các strain gauge đòi hỏi kỹ năng, sự tỉ mỉ, cẩn thận và các khóa đào tạo kỹ năng này được cung cấp bởi một số nhà cung cấp nhất định.



TÌM HIỂU VỀ LOADCELL SỐ


1. Loadcell số (digital loadcell) là gì ?

Với các loại loadcell xuất tín hiệu tương tự (còn gọi là analog loadcell), việc chuyển đổi từ tín hiệu analog chuyển thành tín hiệu số (A/D) được thực hiện bởi bộ chỉ thị indicator. Còn đối với loadcell số (digital loadcell), quá trình chuyển đổi từ tín hiệu analog chuyển thành tín hiệu số (A/D) được thực hiện trong chính bản thân loadcell. Sau quá trình xử lý và chuyển đổi một cách chính xác, một tín hiệu số (digital signal) sẽ được đưa về bộ chỉ thị cân điện tử số (digital indicator).

Loadcell số (digital loadcell) là gì ?

2. Tín hiệu từ loadcell số (digital loadcell) và tín hiệu từ loadcell tương tự (analog loadcell) khác nhau thế nào ?

Tín hiệu từ loadcell số (digital loadcell) truyền về bộ chỉ thị là dạng số, trong khi tín hiệu từ loadcell tương tự (analog loadcell) truyền về bộ chỉ thị là dạng điện áp.
Với loadcell tương tự (analog loadcell), tín hiệu ngõ ra của loadcell phụ thuộc vào điện áp nguồn cấp cho loadcell (chính là điện áp được cung cấp bởi bộ chỉ thị). Ví dụ với loadcell capacity là 10t và thông số ngõ ra là 2mV/V, khi đặt lên loadcell 1 tải trọng là 10t, nếu điện áp cung cấp cho loadcell là 10V thì tín hiệu ngõ ra của loadcell đạt 20 mV (2 mV x 10V) còn nếu điện áp cung cấp cho loadcell là 8V thì tín hiệu ngõ ra của loadcell chỉ đạt 16 mV (2 mV x 8V).
Với loadcell số (digital loadcell), tín hiệu ngõ ra của loadcell là dạng số nên không phụ thuộc vào điện áp nguồn cấp cho loadcell. Ví dụ với loadcell số (digital loadcell) có capacity là 10t, khi đặt lên loadcell 1 tải trọng là 10t, thì tín hiệu ngõ ra luôn là 10.000 cho dù điện áp cung cấp cho loadcell có là 10V hay 8V đi nữa.

Tín hiệu từ loadcell số (digital loadcell) và tín hiệu từ loadcell tương tự (analog loadcell) khác nhau thế nào ?

3. Tín hiệu số là gì ?

Với loadcell số (digital loadcell), tín hiệu ngõ ra của loadcell là dữ liệu dạng số và được truyền về bộ chỉ thị thông qua các cổng giao tiếp nối tiếp (serial communication ) ví dụ như RS485, phương thức giao tiếp Modbus-RTU. Với tín hiệu số (digital signal), bên cạnh dữ liệu về tải trọng (dữ liệu đo lường), ta có thể thu được dữ liệu quá tải của loadcell, tên của nhà sản xuất, loại máy, và số serial … những việc này loadcell tương tự (analog loadcell) không thể làm được.

Tín hiệu số là gì ?

4. Loadcell số (digital loadcell) có tương thích với nhau không ?

Khả năng tương thích của loadcell số (digital loadcell) kém hơn loadcell tương tự (analog loadcell).
Với loadcell tương tự (analog loadcell) và bộ chỉ thị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể sử dụng kết hợp lẫn nhau một cách tự do. Với loadcell số (digital loadcell) và bộ chỉ thị số, hầu hết các khách hàng được khuyến cáo rằng các loadcell số (digital loadcell) và bộ chỉ thị số của cùng một nhà sản xuất được sử dụng lắp đặt với nhau.
Với loadcell số (digital loadcell), ngoài các giá trị cơ bản trong chuỗi dữ liệu mà loadcell số (digital loadcell) truyền về bộ chỉ thị, mỗi nhà sản xuất có thể thêm vào các thông tin của riêng họ. Do đó, nếu kết hợp loadcell số (digital loadcell) và bộ chỉ thị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể gây ra các vấn đề về truyền nhận dữ liệu. Hơn nữa, điện áp cung cấp cho các loadcell số (digital loadcell) khác nhau tùy theo nhà sản xuất nên phải thận trọng khi sử dụng thiết bị từ các công ty khác. Vì thế nên chọn loadcell số (digital loadcell) và bộ chỉ thị của cùng 1 nhà sản xuất.
Tuy nhiên, khả năng loadcell số (digital loadcell) và bộ chỉ thị số của 2 nhà sản xuất khác nhau vẫn có thể sử dụng với nhau nhưng rất hiếm – ví dụ loadcell số (digital loadcell) của Zemic có thể dùng chung với bộ chỉ thị số của Yaohua.

5. Có vấn đề sai số do dây dẫn không?

Với loadcell tương tự (analog loadcell), các vấn đề về dây loadcell (bị oxy hóa, bị lỏng mối nối, bị ẩm ướt …) có thể làm giảm điện áp cung cấp hoặc làm thay đổi điện áp truyền từ loadcell về bộ chỉ thị. Do tín hiệu xuất ra củ loadcell tương tự (analog loadcell) là dạng điện áp nên các vấn đề về dây loadcell trên có thể gây ra sai số.
Với loadcell số (digital loadcell), tín hiệu xuất ra là dạng số nên các vấn đề như trên không gây ra sai số, hơn nữa các nhà sản xuất cũng có giải pháp để ngăn chặn sự suy giảm tín hiệu số truyền về bộ chỉ thị do hệ thống dây tín hiệu của từng loadcell, đảm bảo sự ổn định làm việc của cả hệ thống cân.

6. Dây cáp nào sử dụng cho loadcell số (digital loadcell) ?

Dây cáp loadcell tương tự (analog loadcell) không sử dụng được cho loadcell số (digital loadcell).
Những loại cáp này không được thiết kế để sử dụng truyền nhận tín hiệu giao tiếp nối tiếp (serial communication ) RS485. Các loadcell số (digital loadcell) sử dụng 1 cặp dây cáp bọc kim đôi che (giao tiếp song với 4 dây) để sử dụng trong giao tiếp dữ liệu nối tiếp.
Với các loại loadcell số (digital loadcell), tín hiệu cân được truyền dẫn theo 1 cáp bọc kim và nguồn cấp cho loadcell số (digital loadcell) được truyền dẫn theo cáp bọc kim khác. Nếu như cáp quá dài, người ta phải kiểm tra xem có giảm điện áp do dây cáp dài hay không để đảm bảo điện áp quy định được cung cấp cho các loadcell số (digital loadcell).

7. Sự khác nhau trong phương pháp hiệu chỉnh các góc của hệ thống cân sử dụng loadcell tương tự (analog loadcell) và loadcell số (digital loadcell) ?

Khi kết hợp 1 số loadcell tương tự (analog loadcell) để lắp đặt thành 1 hệ thống cân, điệp áp cung cấp và tín hiệu trả về của các loadcell tương tự (analog loadcell) được điều chỉnh bằng nhau thông qua các biến trở trong hộp nối tín hiệu (junction box). Nói chung, sai số giữa các góc của hệ thống cân được điều chỉnh bằng các biến trở trong hộp nối tín hiệu (junction box).
Đối với loadcell số (digital loadcell), việc điều chỉnh này được thực hiện nhờ bộ chỉ thị, chỉ cần đặt tải trọng từng vị trí loadcell và khai báo giá trị trên bộ chỉ thị, do đó tiết kiệm thời gian hiệu chỉnh và thuận lợi rất nhiều so với loadcell tương tự (analog loadcell).

Sự khác nhau trong phương pháp hiệu chỉnh các góc của hệ thống cân sử dụng loadcell

8. Có dễ dàng phát hiện các loadcell số (digital loadcell) bị hư hỏng ?

Với loadcell tương tự (analog loadcell), việc phát hiện và kiểm tra loadcell hư hỏng khá phức tạp, nó đòi hỏi kĩ thuật viên phải có trình độ nhất định cùng với các dụng cụ chuyên dùng. Tuy nhiên, việc phát hiện và kiểm tra loadcell hư hỏng thì dễ dàng với loadcell số (digital loadcell) do tín hiệu của mỗi loadcell số (digital loadcell) không trùng nhau.
Bởi vì mỗi loadcell số (digital loadcell) có tín hiệu đầu ra riêng của mình và các loadcell được “đánh số” bởi bộ chỉ thị. Do đó bộ chỉ thị dễ dàng xác định bất kì vấn đề trục trặc của bất kì loadcell số (digital loadcell) nào nếu như có một loadcell số (digital loadcell) không gửi tín hiệu về bộ chỉ thị. Kĩ thuật viên không cần kiểm tra và cũng không cần dụng cụ hay thiết bị gì.
Có dễ dàng phát hiện các loadcell số (digital loadcell) bị hư hỏng ?

9. Kết nối loadcell số (digital loadcell) với bộ chỉ thị có giống loadcell tương tự (analog loadcell) không ?

Khi kết hợp 1 số loadcell tương tự (analog loadcell) để lắp đặt thành 1 hệ thống cân, các loadcell được nối với 1 hộp nối tín hiệu (junction box) và ngõ ra của hộp nối sẽ kết nối với bộ chỉ thị.
Với loadcell số (digital loadcell) đời cũ thì việc kết nối các loadcell số (digital loadcell) với bộ chỉ thị cũng sử dụng 1 hộp nối (junction box) chuyên dùng cho loadcell số (digital loadcell) trước khi kết nối về bộ chỉ thị.
Ngày nay, sự phát triển dòng loadcell số (digital loadcell) mới cho phép các loadcell kết nối nối tiếp nhau và loadcell cuối cùng trong chuỗi sẽ kết nối với bộ chỉ thị. Với các dòng loadcell số (digital loadcell) mới này thì hộp nối (junction box) là không cần thiết.

Kết nối loadcell số (digital loadcell) với bộ chỉ thị có giống loadcell tương tự (analog loadcell) không ?

CÁC THÔNG SỐ IP TRÊN SẢN PHẨM CÓ Ý NGHĨA GÌ

Cấp bảo vệ IP (IP54, IP55, IP64, IP65) là gì?   IP được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi và nước. Ví dụ IP54, IP55, IP64, IP65 CẤP BẢO VỆ IP (INTERNATIONAL PROTECTION) ỨNG DỤNG Ở ĐÂU Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc

Cấp bảo vệ IP (IP54, IP55, IP64, IP65) là gì?


IP được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi và nước. Ví dụ IP54, IP55, IP64, IP65

CẤP BẢO VỆ IP (INTERNATIONAL PROTECTION) ỨNG DỤNG Ở ĐÂU

Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc bốc dự toán cho 1 công trình, sẽ có những thiết bị yêu cầu độ bảo vệ IP54 chẳng hạn. Nhưng bạn tìm ngoài thị trường chỉ có loại có IP55. Vậy có thể thay thế được không?
Nếu bạn là nhà sản xuất tủ bảng điện, chủ đầu tư yêu cầu bạn sản xuất tủ cho họ đạt tiêu chuẩn IP44 chẳng hạn. Nếu bạn không hiểu IP44 đòi hỏi gì thì bạn sẽ không dám nhận đặt hàng.
Hiểu biết về cấp bảo vệ IP sẽ giúp bạn giải quyết tốt 2 vấn đề trên

CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA IP54

Cấu trúc của cấp bảo vệ IP ví dụ IP54 gồm: IP và 2 chữ số. Chữ số thứ nhất (5) nói lên độ bảo vệ chống bụi thâm nhập, chữ số thứ 2 (4) nói lên độ bảo vệ chống sự thâm nhập từ nước.

Ý NGHĨA SỐ THỨ NHẤT : MỨC ĐỘ CHỐNG BỤI

1 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm.  Bảo vệ từ đối tượng (chẳng hạn như bàn tay) chạm vào các bộ phận đèn do ngẫu nhiên. Ngăn chặn các vật có kích thước (có đường kính) lớn hơn 50mm.
2 Cho biết có thể ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng có kích thước trung bình lớn hơn 12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác với kích thước trung bình (đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm).
3 Cho biết để ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm. Ngăn chặn các đối tượng (như công cụ, các loại dây hoặc tương tự) có đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm để chạm vào các bộ phận bên trong của đèn.
4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm. Ngăn chặn các đối tượng (công cụ, dây hoặc tương tự) với đường kính hoặc độ dày lớn hơn 1.0mm chạm vào bên trong của đèn.
5 Chỉ ra bảo vệ bụi. Ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn của vật rắn, nó không thể ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
6 Chỉ ra bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn toàn.

Ý NGHĨA SỐ THỨ HAI : MỨC ĐỘ CHỐNG NƯỚC

0 Cho biết không có bảo vệ.
1 Chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa, không kèm theo gió) không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
2 Chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết bị được nghiêng 15 độ, nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không gây ra tác hại nào.
3 Cho biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể chịu được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa kèm theo gió mạnh)
4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng. 
5 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.
6 Cho biết có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.
7 Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
8 Cho biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất nước nhất định nào đó, và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.

CẢM BIẾN CHUYỂN ĐỘNG LÀ GÌ , PIR MOTION LÀ GÌ

Các loadcell là những cảm biến lực (khối lượng, mô-men xoắn, ...).

Khi lực được tác dụng lên một loadcell, loadcell sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện. Các loadcell cũng được biết đến như là "đầu dò tải" (load transducer) bởi vì nó cũng có thể chuyển đổi một tải trọng (lực tác dụng) thành tín hiệu điện.

Loadcell là gì ?

Trong từ điển, một loadcell được định nghĩa như là một "thiết bị đo lường trọng lượng cần thiết để cân điện tử hiển thị trọng lượng thành con số".

Tín hiệu điện tử ngõ ra của loadcell có thể là một sự thay đổi điện áp, thay đổi tín hiệu dòng, tín hiệu số hoặc thay đổi tần số tùy thuộc vào loại loadcell và mạch sử dụng, phổ biến nhất là loadcell thay đổi điện áp.

Các loadcell có thể sử dụng điện trở (strain gauge), điện dung, kỹ thuật bù lực điện từ. Phổ biến nhất là các loadcell có sẵn dựa trên nguyên tắc thay đổi điện trở để đáp ứng với một tải áp dụng. Vì thế ở đây, ta sẽ nói về loadcell sử dụng điện trở (strain gauge)

Các thành phần của một loadcell

Một loadcell thường bao gồm các strain gauges được dán vào bề mặt của thân loadcell. Xem bài Strain gauge là gì ?

Thân loadcell là một khối kim loại đàn hồi và tùy theo từng loại loadcell và mục đích sử dụng loadcell, thân loadcell được thiết kế có hình dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng vật liệu kim loại khác nhau (nhôm hợp kim, thép không gỉ, thép hợp kim).

Loadcell là gì ? Cấu tạo loadcell

Loadcell hoạt động như thế nào?


Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1, R2, R3, R4 kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và được dán vào bề mặt của thân loadcell.
Một điện áp kích thích được cung cấp cho ngõ vào loadcell (2 góc (1) và (4) của cầu điện trở Wheatstone) và điện áp tín hiệu ra được đo giữa hai góc
khác. 

Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.

Đó là lý do tại sao cầu điện trở Wheatstone còn được gọi là một mạch cầu cân bằng.
Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân loadcell làm cho thân loadcell bị biến dạng (giãn hoặc nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện của các sợi kim loại của điện trở strain gauges dán trên thân loadcell dẫn đến một sự thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi trong điện áp đầu ra.

Sự thay đổi điện áp này là rất nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân).

Loadcell bao gồm các loại cơ bản:

  • Loadcell thanh (uốn đơn)
  • Loadcell điểm đơn
  • Loadcell uốn kép (loadcell bi)
  • Loadcell trụ nén
  • Loadcell chữ Z
  • Loadcell trụ dẹp
  • Loadcell số (digital loadcell)
  • Loadcell cho các ứng dụng đặc biệt khác

Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng các loadcell với mức cân và kết cấu phù hợp với vị trí mà nó sẽ được lắp đặt.

Ví dụ 1)

Các loadcell điểm đơn (single point loadcell) thường được sử dụng cho cân thông thường (vừa và nhỏ). Điểm đặt tải của các loadcellđiểm đơn (single point loadcell) được đặt ở tâm của mặt bàn cân.

Ví dụ 2)

Đối với các hệ thống cân công nghiệp như hệ thống cân bồn, hệ thống cân phễu, loadcell trụ đứng, module loadcell thường được sử dụng. Một loadcell hoặc nhiều loadcell có thể được sử dụng, nhưng nếu sử dụng nhiều loadcell, tải trọng được phân bố vào từng loadcell đều hơn nên độ chính xác sẽ cao hơn.

 Ví dụ 3)

Loadcell chữ “S” thường được sử dụng cho các máy đo lực.



PIR là gì?   Nó là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng. Trong các cơ thể sống,


PIR là gì?

Nó là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng. Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37 độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay  còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tha nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người con vật...



Trên đây là  đầu dò PIR, loại bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, nó có 3 chân ra, một chân nối masse, một chân nối với nguồn volt DC, mức áp làm việc có thể từ 3 đến 15V. Góc dò lớn. Để tăng độ nhậy cho đầu dò, Bạn dùng kính Fresnel, nó được thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, có tác dụng ngăn tia tử ngoại.
Nguyên lý làm việc của loại đầu dò PIR như hình sau:

Các nguồn nhiệt (với người và con vật là nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng ngoại, qua kính Fresnel, qua kích lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại với transistor FET. Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho xuất hiện 2 tín hiệu và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo động.





Monday, April 20, 2015

mạch nâng áp tạo ra VPP cho các VĐK họ 8051 của atmel

cuong.JPG
đây là mạch điện cấp nguồn từ 12 volta hay 24 volt trong màn hinh OP325A xuống 5volta

Wednesday, April 15, 2015

Chiếc taxi “5 sao” và bài học thay đổi cuộc sống

Tại một thành phố nước Mỹ, có một vị trung niên bắt taxi đến sân bay.
(Ảnh: getty images)
Sau khi lên xe, hành khách phát hiện chiếc xe này không chỉ vẻ ngoài bắt mắt, bố trí trong xe cũng rất ngăn nắp và trang nhã. Tài xế trang phục chỉnh tề, xe vừa chạy, liền nhiệt tình hỏi độ ấm trong xe có thích hợp không? Lại hỏi hành khách muốn nghe nhạc hay radio? Hành khách lựa chọn nghe nhạc và một đoạn hành trình thoải mái bắt đầu.
Khi xe dừng trước một đèn đỏ, lái xe quay đầu cho vị khách biết trên xe có tờ báo buổi sáng và tạp chí định kỳ, phía trước có một tủ lạnh nhỏ, trong tủ lạnh có nước trái cây và cocacola, có thể tự lấy dùng, nếu muốn uống cafe, bên trong bình thủy có cafe nóng.
Sự phục vụ đặc biệt này khiến vị khách thực sự ngạc nhiên, ông không khỏi nhìn vị tài xế thắc mắc, vẻ mặt vị tài xế như ánh mặt trời ấm áp bên ngoài khung cửa.
Trầm mặc một lúc, tài xế chủ động mở lời: “Tôi là một người không chỗ nào không nói chuyện, nếu anh muốn nói chuyện phiếm, ngoại trừ chính trị và tôn giáo, cái gì tôi cũng có thể nói. Nếu anh muốn nghỉ ngơi hoặc ngắm phong cảnh, tôi sẽ yên lặng lái xe, không quấy rầy anh.”
Từ lúc lên xe, vị hành khách này đã rất đỗi bất ngờ, lúc này ông không khỏi tò mò hỏi: “Từ bao giờ anh bắt đầu sự phục vụ này vậy?”
Vị tài xế nói: “Từ lúc tôi bắt đầu thức tỉnh.”
Tài xế nói trước kia mình là một người hay phàn nàn, thường xuyên càu nhàu khách, phàn nàn chính phủ bất tài, phàn nàn tình hình giao thông không tốt, phàn nàn xăng quá đắt đỏ, phàn nàn con cái không lời, phàn nàn vợ không hiền thục… cuộc sống quả là ảm đạm.
Nhưng một lần vô tình anh nghe được một cuộc đàm thoại về cuộc sống trong một tiết mục quảng cáo, đại ý là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống của bạn, đầu tiên hãy thay đổi chính mình. Nếu bạn cảm thấy thời gian không vừa lòng, vậy tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo; trái lại nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn.
“Cho nên tôi tin rằng, nếu tôi muốn vui vẻ, phải thôi phàn nàn, phải thay đổi chính mình. Từ thời khắc đó, tôi quyết định sẽ đối xử tử tế với mỗi hành khách. Đầu tiên tôi sửa sang xe trong ngoài sạch sẽ, trang trí mới hoàn toàn, sau đó, chuẩn bị tâm tính như ánh mặt trời, từ đó về sau tôi sáng tạo ra một cuộc sống mới.”
Đến nơi, tài xế xuống xe, ra phía sau giúp hành khách mở cửa, cũng đưa một tấm danh thiếp đẹp, nói: “Mong lần sau có thể tiếp tục phục vụ anh.”
Kết quả, việc làm ăn của anh tài xế không hề bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trở nên đình trệ, anh đã thay đổi, không chỉ sáng tạo ra một đường thu nhập, mà còn tạo nên một cuộc sống bình yên như vậy

sưu tầm

Tuesday, April 14, 2015

Phụ huynh "ngất lên ngất xuống", vì con đòi học " làm giàu"

Đang là sinh viên bỏ học, ra trường thất nghiệp, trượt tốt nghiệp…để ngụy biện  họ bỏ ra vài triệu đến vài chục triệu đồng học một khóa học quản trị kinh doanh để mua công thức thành công. Thành công chưa thấy đâu, rất nhiều bạn trẻ đã mất cả chục triệu đồng tham gia các khóa học làm giàu chỉ để mua vui?  
Tràn lan các khóa học làm giàu
Mỗi khóa học chỉ vỏn vẹn 1 – 2 ngày, với mức học phí tiền triệu thậm chí chục triệu đồng nhưng đang có sức thu hút đặc biệt với giới trẻ. Bằng chứng là, các khóa học làm giàu đang nhản nhản trên internet, gửi email cá nhân với những lời mời gọi hấp dẫn: “kiếm 100 triệu tháng”, “Học xong không thành công trả lại tiền”, “kiếm tiền khi đang ngủ”,… 
Sau nhiều ngày chờ đợi, PV đã chính thức đăng kí tham dự một khóa học làm giàu đang gây sốt tên Boot Camp với quảng cáo học xong kiếm 100 triệu/ tháng. Khóa học diễn ra trong vòng hai ngày, mỗi tháng tổ chức một lần. Khóa học có gần 150 học viên, chủ yếu là học sinh, sinh viên, người trẻ… Giá vé là 3.290.000 đồng, ngoài ra còn nhiều các vé ưu đãi giá từ 350.000 đồng- 1,5 triệu đồng. 
Trong hai ngày liền tham dự, chúng tôi được giảng viên RichadLoc hướng dẫn các kỹ năng kiếm tiền trên internet nhanh chóng với các ví dụ hấp dẫn về những người đã thành công kiếm cả triệu đô từ khóa học để lên dây cót tinh thần. Theo đó anh giảng viên được quảng bá là nhà đào tạo maketing hàng đầu của VN này hướng dẫn các nguyên tắc, công cụ hữu hiệu, thủ thuật để kinh doanh với số vốn bằng 0… 
Trong quá trình học, các học viên còn liên tục được mời mua các sản phẩm, đĩa CD, tài liệu mật…về các bí quyết làm giàu với những giá không tưởng từ 1- 3 triệu đồng/sản phẩm. Hầu hết các học viên đến với khóa học đều mong muốn được làm giàu nhanh, kiếm thật nhiều tiền, thậm chí “kiếm tiền cả khi đang ngủ” như khóa học tiếp thị quảng cáo. Mỗi năm, boot Camp huấn luyện cho hơn 1000 học viên.
Tương tự, một khóa học khác được quảng cáo là kiếm 150 triệu đồng/ tháng đang thu hút rất đông giới trẻ tham gia. Tuy nhiên, học phí cũng có giá trên trời gần 20 triệu đồng/2 ngày.. Trên internet, gmail, youtube, facebook…hàng trăm các khóa học được quảng cáo nói quá, chiêu sinh rộng rãi và các học viên tìm đến chủ yếu muốn mua các công thức làm giàu.
Mất tiền…nhận quả đắng
Cuối năm thứ 2 đại học, Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1991, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tự ý xin nghỉ học tại trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội trong khi kết quả học, thi vẫn hoàn toàn tốt. Bố mẹ biết chuyện ngất lên, ngất xuống vì cậu con trai có quyết định dại dột vì sợ rằng tương lai từ đây sẽ khép lại nhưng Đức vẫn nhởn nhơ và khẳng định chắc chắn sẽ thành công. 
Mặc dù bận rộn với việc kinh doanh ở quê, nhưng bố mẹ Đức ngay lập tức bắt xe xuống Hà Nội hỏi cho ra nhẽ thì Đức hùng hồn: “Con quyết đi con đường riêng rồi bố mẹ đừng lo, giờ có nhiều cách để làm giàu, thành đạt lắm mà không cần học”. Hơn tháng sau, Đức quay về quê và xin bố mẹ 10 triệu đồng để đi học lớp kinh doanh trên mạng, kiếm tiền tự lập với lời tuyên bố học xong sẽ kiếm được trên 100 triệu/ tháng. 
 Một khóa học làm giàu thu hút đông đảo các bạn trẻ
Dù không tin nhưng nghĩ con lêu lổng nay nghĩ đến kiếm tiền nên cũng cắn răng chi. Theo lời quảng cáo, khóa học kéo dài 2 ngày và hứa hẹn rằng học xong sẽ kiếm được từ 30- 100 triệu đồng/tháng. Thấm nhuần công thức làm giàu, sau khi học xong, Đức xin mẹ hơn 50 triệu đồng mở một cửa hàng nhỏ bán phụ kiện điện thoại, máy tính. Áp dụng đúng các công thức làm giàu Đức chăm chỉ kinh doanh, thành lập các trang web, fanpage, rao vặt trên mạng để bán hàng, tuy nhiên gặp cạnh tranh lớn nên hai tháng sau hàng vẫn không bán được, chi phí thuê mặt bằng dồn lại, cuối cùng thất bại. 
Sau hơn 2 năm bỏ học đại học, vật lộn với công việc kinh doanh chứng minh “đại học không phải con đường duy nhất”, Đức thua lỗ chồng chất, nợ nần bạn bè, và phải đi làm bốc vác thuê cho gia đình nhà bác họ để trả nợ.
Đang đi học đại học nhưng "không" chú trọng học hành, trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm…nhiều sinh viên bỏ ngang vì muốn thành công sớm. Đang học năm thứ 3 tại ĐH Công Nghiệp nhưng Huyền My luôn không chú trọng, thậm chí nghỉ học thường xuyên vì cô nghĩ ra trường sẽ kinh doanh riêng chứ không dùng đến bằng đại học. Năm thứ 3, Huyền My tập tọe kinh doanh bán hàng quần áo qua facebook đầu tư gần 30 triệu đồng nhưng thất bại vì không sang Quảng Châu lấy hàng trực tiếp được mà phải lấy sỉ lại. 
Không cam chịu thất bại, Huyền My bỏ gần 3 triệu đồng mua công thức làm giàu từ một khóa học diễn ra chỉ hai ngày với lời hứa kiếm được 15 triệu đồng/tháng ngay nếu không sẽ trả lại học phí. Học xong cô áp dụng công thức ngay, liên tục thực nghiệm từ bán đồ ăn đêm, làm hoa nhựa, rồi bán bít tất, mỹ phẩm Hàn Quốc nhưng vẫn lao đao. 
“Đằng sau mỗi doanh nhân thành đạt luôn có bóng dáng của những thất bại đầu tiên”, Huyền My giải thích về những thất bại của mình. Không rõ sau này Huyền My có thể trở thành “doanh nhân thời đại” nhưng mình mong muốn không nhưng hiện tại thì My đang bị học lại triền miên, nợ tiền bố mẹ và tốt nghiệp chậm 1 năm!
Sinh viên chưa có việc làm, người thất nghiệp…vì muốn thoát khỏi tình trạng khốn khổ, nhiều người vay mượn tiền, cầm cố tài sản để làm giàu cấp tốc. Liệu có không công thức làm giàu chuẩn chung ai áp dụng cũng thành công hay đó chỉ là sự hão huyền nẩy sinh từ lối sống ảo tưởng?
Công thức làm giàu cho cả triệu người?
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, viện Xã hội học cho rằng không có bất cứ một công thức làm giàu nào có thể áp dụng cho cả triệu người. “Đừng ảo tưởng, kinh doanh cần có sáng tạo, kiến thức và phải dựa trên sự tích lũy kiến thức của bản thân qua nhiều năm chứ không phải là bỏ ra vài triệu đồng để mua công thức làm giàu trong 1 ngày rồi kiếm được tiền cả khi ngủ"
Nếu dễ dàng nhự vậy thì cả tỉ người đi học rồi.Tuy nhiên, tôi không phủ nhận trong ngay thời điểm đó các diễn viên thao giảng họ khơi gợi được sự sôi sục, cuồng nhiệt của tuổi trẻ”, tiến sĩ nói. Ông cho rằng, việc các khóa học dạy làm giàu đang tràn lan hốt tiền của những người trẻ cũng là một quy luật cung cầu tất yếu. 
Theo đó có nhu cầu tức là học viên, giới trẻ mong muốn thì các khóa học đó mới tồn tại được, tức là một bộ phận giới trẻ đang sống ảo tưởng, lười lao động, nhầm lẫn về các giá  trị cuộc sống, coi tiền là quan trọng nhất. Họ quen ỉ lại, chỉ muốn ăn sẵn, nghĩ cái gì cũng dễ dàng nên bỏ cả chục triệu đi học 1,2 ngày mà không suy nghĩ gì.
Tiến sĩ nhấn mạnh muốn làm giàu phải tích lũy kiến thức vững vàng, nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, luôn sáng tạo. Đó là con đường thành công vững vàng nhất chứ đừng hủy hoại chính mình bằng việc bỏ tiền của nuôi các diễn viên thao giảng rồi nhận quả đắng, bởi họ có giáo dục đào tạo cả triệu người nhưng mấy người được thành công. Bất cứ một sự thành công nào cũng đều được xây dựng  từ những viên gạch tri thức thì mới bền vững. 
sưu tầm 

Monday, April 6, 2015

12 SỰ THẬT PHŨ PHÀNG TRONG CUỘC SỐNG






1. Tiền thì mua được đồ ăn. Nhưng tiền lại không mua được tình yêu. Trớ trêu thay, tình yêu lại là thứ không ăn được!
2. Người giàu chưa chắc sung sướng, nhưng người nghèo chắc chắn khổ. Tiền không cho bạn tất cả nhưng cho bạn nhiều thứ.
3. Ngay cả khi bạn nỗ lực nhất, sẽ vẫn luôn có những người khác nỗ lực hơn cả thế. Sự nỗ lực không bao giờ là đủ, là nhiều, thế nên đừng bao giờ ngừng cố gắng trong bất cứ chuyện gì. Tôi không nói bạn nỗ lực rồi sẽ thành công, nhưng muốn thành công bạn bắt buộc phải nỗ lực.
4. Đừng nói rằng ai đó may mắn khi họ thành công khi bạn không hề biết câu chuyện của họ.
5. Sau cơn mưa có thể sẽ có cầu vồng, hoặc mưa to hơn nhưng yên tâm bạn vẫn có chương trình dự báo thời tiết. Tuy nhiên dự báo cũng chỉ là... dự báo. Hãy trù liệu mọi khả năng có thể xảy ra dù là xấu nhất.
6. Càng lớn lên lại càng thấy mình nhỏ bé. Càng lớn lên, những ước mơ lại càng nhỏ lại. Khi còn là một đứa trẻ, có phải bạn đã từng ước mơ lớn lên sẽ làm siêu nhân, làm phi hành gia, làm tổng thống đúng không? Còn bây giờ, khi đã lớn lên thực sự, đôi khi chỉ còn mong mỏi sao mình có một ước mơ, một đam mê để theo đuổi. Nhưng đó, tất cả những điều đó, được gói ghém nhẹ nhàng vào dưới hình thức của hai chữ “thực tế”.
7. Tất cả mọi người đều có những câu chuyện của riêng mình, đều có những nỗi buồn, những lo lắng, không dưới cách này thì cách khác. Bạn không phải người duy nhất, tôi không phải người duy nhất. Thế nên có thể thôi ngay cái suy tưởng rằng mình là kẻ bất hạnh xui xẻo mỗi khi gặp vấn đề gì đi.
8. Không ai yêu bạn bằng chính bạn và bố mẹ bạn đâu. Có lẽ bạn đã nghe câu này vài ngàn lần rồi, nhưng đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào một ai đó không phải bản thân hay bố mẹ mình.
9. Đừng cảm thấy buồn nếu bạn sinh ra không phải con của tỷ phú, hãy làm sao để con bạn sinh ra là con của tỷ phú. Hoặc triệu phú thôi cũng được rồi.
10. Nếu ước mơ của bạn không thành, vậy thì mơ ước mơ khác là được rồi. Nếu tình yêu kết thúc, vậy thì yêu tình yêu khác là được rồi. Vì dù thế nào Trái Đất vẫn quay và cuộc sống vẫn tiếp tục đã bao giờ ngừng lại được đâu.
11. Thật khó để nói những kỷ niệm là thứ chúng ta có hay mất. Chỉ có thể thật trân trọng chúng.
12. Pháo hoa lấp lánh rực rỡ là vậy nhưng rồi sẽ tan ngay đi. Nhưng ít nhất, thà một lần được tỏa sáng còn hơn mãi vô hình trong bóng tối.
- ST -