Ngày
xưa để học được chữ thánh hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi
bắt đom đóm bỏ vào lọ làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây
giờ, trong việc tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ
có chí thôi chắc là không đủ.
Nếu bản năng hướng thượng, hướng thiện là động cơ của học tập, nó không phải là công cụ. Con người biểu đạt sự hiểu biết về thế giới khách quan bằng lời. Con người thụ hưởng vốn hiểu biết mà nhân loại tích tụ được thông qua ngôn ngữ. Có hai thái độ ứng xử với ngôn ngữ đối lập nhau, dẫn đến hai phương pháp tư duy đối lập nhau: một bên là thái độ tôn giáo, coi ngôn từ như đối tượng để tôn thờ, một bên là thái độ khoa học, coi ngôn từ như một công cụ để định hình tư tưởng.
Định nghĩa chữ Đạo trong Đạo Đức Kinh là điển hình của thái độ tôn giáo đối với ngôn từ. Đạo được mô tả như thế này, như thế kia, Đạo không phải là thế này, không phải là thế kia, nhưng không một lần Đạo được định nghĩa là cái gì. Đạo là một từ đại diện cho một khái niệm linh thiêng không định nghĩa được, người ta chỉ có thể biết thuộc tính của nó là như thế này, như thế kia, cùng lắm là biết nó không phải là cái gì, tức là hạn chế khái niệm bằng phủ định, chứ không thể nói nó là cái gì, tức là định nghĩa khái niệm bằng khẳng định. Tính linh thiêng của chữ Đạo nằm chính ở chỗ ta không thể định hình được nó.
Tôi dẫn ví dụ Đạo Đức Kinh không với ý muốn đánh giá thấp giá trị triết học của tác phẩm này. Tôi chỉ muốn chỉ ra sự đối lập với giữa thái độ tôn giáo của nó đối với ngôn ngữ và thái độ khoa học. Thái độ tôn giáo với ngôn ngữ đưa đến những luận điểm bao quát, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, con người cũng có thể vận dụng chúng để diễn giải những gì xảy ra với mình, và tự an ủi mình. Mà trên đời này, ai là người không cần được an ủi.
Đóng góp lớn nhất của văn hoá Hy lạp cổ đại cho tư duy loài người có lẽ là sự phát minh ra tháe;c là hình tròn cả, chỉ có những hình tròn gần đúng mà thôi. Các định nghĩa của Euclid chỉ có giá trị giới hạn trong phạm vi của hình học. Theo một nghĩa nào đó, hình học là một sản phẩm thuần tuý của trí tuệ, là một trò chơi của tư duy. Giá trị lớn nhất của trò chơi này nằm ở ngay trong sự hạn chế của nó. Vì luật chơi bao gồm một số tiên đề, và một số phép suy luận được quy định trước, một phát biểu hình học chỉ có thể hoặc là đúng, hoặc là sai, một chứng minh chỉ có thể là đầy đủ chặt chẽ hoặc là thiếu sót ngộ nhận. Đây là cuộc chơi mà tư duy logic của con người được tha hồ thi thố. Cho đến bây giờ nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó. Để cho trẻ học được phương pháp lập luận chặt chẽ, không có gì tốt hơn là học hình học Euclid.
Ưu điểm của trò chơi tư duy mà trong các luật chơi được cố định trước là trong phạm vi của cuộc chơi này, mọi cái đúng cái sai đều rõ ràng. Ưu điểm quan trọng khác là con người có thể rút ra kết luận rõ ràng chi tiết từ hệ thống tiên đề và khái niệm, để rồi đem nó ra kiểm chứng, đối chiếu với quan sát thực tế.
Ở điểm này, thiên hướng của khoa học khiêm tốn hơn nhiều so với thiên hướng của tôn giáo. Những luận điểm của tôn giáo thường có tính khái quát cao, nhưng không có tính chi tiết để có thể kiểm chứng đối chiếu được qua các quan sát thực tế. Trong mọi trường hợp tôn giáo yêu cầu người ta phải tin và phải chấp hành. Ngược lại, lý thuyết khoa học đưa ra những luận điểm đủ cụ thể để có thể kiểm chứng với thực tế và dành cho thực tế quyền phán xét cuối cùng. Sự khiêm tốn, luôn đặt mình vào vị trí để cho thực tế phán xét, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận, theo Karl Popper chính là thuộc tính đặc trưng của khoa học, đối lập với tín điều.
Sự khiêm tốn này cũng chính là cái làm nên sức sống của khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi con người không còn đặt lòng tin vào tín điều nữa. Còn trong bản chất của mình, luận điểm khoa học chấp nhận sự phủ định, nó như chỉ chờ được thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác thành một lý thuyết khoa học mới, phức tạp hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn lý thuyết cũ.
Trong bản chất, mọi lý thuyết khoa học chỉ mô tả được một phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng của nó càng hẹp. Đi ra ngoài phạm vi đó là bắt đầu một cuộc chơi mới, con người lại phải sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ, khái niệm mới, tìm ra một luật chơi mới. Nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ nhất thiết phải bị thủ tiêu khi một lý thuyết mới ra đời. Trong phạm vi cuộc sống hàng ngày, khi các vật thể chuyện động chậm hơn nhiều so với ánh sáng, cơ học Newton vẫn đúng.
Người đi tìm hiểu thế giới gần như bắt buộc phải đi lại gần như toàn bộ hành trình tìm hiểu thế giới của loài người. Đây là cái khó khăn rất lớn. Đã có một số quan điểm sai lầm trong giáo dục muốn bỏ qua những lý thuyết khoa học trước đây để đưa học sinh đến với những lý thuyết tiên tiến nhất. Ở phương tây những vào những năm 70 đã có trào lưu xây dựng lại toàn bộ giáo trình toán học dựa theo cách trình bày toán học hiện đại của nhóm Bourbaki. Kết quả của thí nghiệm đại trà này không tốt. Cảm nhận chung là trình độ toán học của học sinh tốt nghiệp phổ thông kém đi nhiều.
Gần đây, con lắc cực đoan có vẻ như bị văng theo hướng ngược lại. Người ta muốn lược đi khỏi chương trình tất cả những gì được coi là không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng ngạc nhiên bởi ý kiến của một vị Giáo sư cho rằng học sinh không cần học vi phân, tích phân vì hàng ngày có ai cần dùng đến vi phân, tích phân đâu. Nhưng chính là nhờ vào thiên tài của Newton và Leibnitz, các hiện tượng tự nhiên được mô tả một cách tường minh dưới dạng phương trình vi phân. Loại bỏ đi đạo hàm tích phân có khác gì tự nguyện quay lại với tư duy mơ hồ của siêu hình trung cổ.
Vấn đề không phải đem những kiến thức khoa học tiên tiến nhất đến cho học sinh, vì có muốn cũng không làm được. Vấn đề cũng không phải là tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán để phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày. Cái cần làm trang bị cho học sinh phương pháp tư duy khoa học: định hình rõ nét khái niệm, liên hệ những khái niệm đó với thế giới khách quan, biết lập luận, biết tính toán để đưa ra những luận điểm cụ thể, kiểm chứng những luận điểm đó với thế giới khách quan.
Còn một thuộc tính khác của một khoa học có sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Hình học Euclid không còn khả năng đưa ra những khẳng định bất ngờ nào nữa và theo nghĩa này, nó là một môn khoa học chết. Nó chỉ còn là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic. Nhận định của Einstein rằng tia sáng bị uốn cong khi đến gần các vật thể có khối lượng lớn nhờ vào những tính toán trong lý thuyết tương đối là một bất ngờ khi trong hình dung của chúng ta, đường thẳng là đường truyền của ánh sáng. Sức sống của một bộ môn khoa học thể hiện ở chỗ từ một hệ thống khái niệm, tiên đề chấp nhận được, bằng tính toán và lập luận, người ta có thể đưa ra những giải thích chưa biết cho những hiện tượng đã biết, hoặc là tiên đoán về những hiện tượng chưa được biết đến.
Khi khoa học “nhận nhiệm vụ” diễn giải, chứng minh cho một luận điểm cho trước, để phục vụ một mục đích chính trị hoặc tôn giáo, bất kể mục đích đó tốt hay xấu, về mặt thực chất khoa học đã mất đi cái làm nên sức sống của nó. Vấn đề “nhận nhiệm vụ” ảnh hưởng nhiều đến khoa học xã hội hơn là khoa học tự nhiên. Như một số người đã nhận xét, ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các ngành khoa học tự nhiên có thể rất phát triển trong khi các ngành khoa học xã hội để lại rất ít dấu ấn vào văn minh nhân loại. GS Hà Huy Khoái có lần phát biểu nửa đùa nửa thật “Thực chất, ở Việt Nam chưa có khoa học xã hội”. Phát biểu của ông đã gây ra những phản ứng khá dữ dội. Nói một cách khách quan hơn, nó có đấy, nhưng nó yếm khí và thiếu sức sống.
Học như thế nào?
Ngày xưa để học được chữ thánh hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi bắt đom đóm bỏ vào lọ làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây giờ, trong việc tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ có chí thôi chắc là không đủ.
Như tôi vừa trình bày ở trên, khoa học không bị cái bệnh tự phụ coi những luận điểm của mình đúng một cách tuyệt đối, đúng một cách phổ quát. Mỗi lý thuyết khoa học được khai triển bằng tính toán, bằng lập luận từ một số nhỏ khái niệm, một số tiên đề cơ sở. Mỗi lý thuyết có logic nội tại của nó, nó không tự mâu thuẫn, nhưng những kết luận mà người ta rút ra từ nó chỉ khớp với thực tế khách quan trong một phạm vi nào đó. Theo một nghĩa nào đó, mỗi lý thuyết là một trò chơi trí tuệ, với luật chơi được xác định rõ ràng mà trong đó người chơi có thể triển khai khả năng tư duy của mình để đi đến những kết quả nhiều khi nằm ngoài sự mong đợi ban đầu.
Rất ít khi người ta chơi trò gì một mình. Để cho cuộc chơi thực sự cuốn hút, để cho người chơi có thể thực sự triển khai mọi tiềm năng tư duy của mình để đi đến những kết quả bất ngờ, đi đến sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi và phải có trọng tài. Để minh hoạ quan điểm này, tôi xin đưa ra một gợi ý nhỏ, nhưng rất nghiêm túc.
Nhờ vào internet, hiện tại người ta có thể tìm được miễn phí rất nhiều tài liệu học tập miễn phí ở trên mạng. Một số trường đại học có tên tuổi như MIT, Stanford còn tổ chức công bố miễn phí hầu hết các tư liệu học tập. Thay bằng việc phải bỏ ra 50 ngàn đô-la một năm để đến đó học, mà không phải cứ có 50 ngàn đô-la là đã được nhận vào học, bạn có thể truy cập miễn phí các tư liệu học tập, theo dõi các bài giảng video. Vậy có đúng là bạn cứ ngồi ở Hà nội, hay Sài gòn, là cũng có thể học như sinh viên ở MIT hay ở Stanford hay không.
Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị: không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu, không thấy giải thưởng. Đó là những thứ không liên quan trực tiếp đến nội dung khoa học của bài giảng nhưng đó là cái mà người đi học cần để phấn đấu liên tục. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học tập.
Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học theo giáo trình được cung cấp trên mạng. Tại sao không thể dùng trực tiếp bài giảng, tư liệu học tập cung cấp miễn phí trên mạng trong các lớp học chính khoá. Các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi nữa, mà có thể cho sinh viên xem bài giảng trên mạng, có thể làm trước phụ đề tiếng việt, sau đó dành thời gian để giải thích thêm, trả lời câu hỏi của sinh viên, và hướng dẫn làm bài tập. Và cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc. Tất nhiên gợi ý thì dễ, mà làm thì khó, nhưng tôi không tin là việc này không thể làm được. Kinh phí để tổ chức lớp học như thế có lẽ là không nhiều lắm, nếu so sánh với học phí 50 ngàn đô la một năm ở MIT hay Stanford.
Với gợi ý có tính suy tưởng này, tôi hy vọng làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức học tập. Học tập là một hoạt động tập thể và có tổ chức. Như đã nêu ở trên, thiếu một tập thể có tổ chức, con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn dẫn đến cái đích là sự bế tắc. Bản tính con người là hiếu thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, những cũng là cái làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho sự cạnh tranh chỉ tạo ra nỗ lực để mỗi người vượt lên chính mình, chứ không phải là cái cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và cuộc chơi cần một người trọng tài, nắm vững luật lệ và có thẩm quyền điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra, chính những ràng buộc của luật chơi bắt người chơi phải vươn tới sự sáng tạo thực sự.
Tôi để ý thấy người ta phá bỏ luật chơi dễ dàng quá. Tôi xin dẫn một ví dụ nhỏ là việc viết thư giới thiệu. Viết thư giới thiệu là một công việc khá vất vả mà lại không thể mong đợi phần thưởng gì khác ngoài cảm giác hoàn thành bổn phận. Để giới thiệu cho một đồng nghiệp vào một vị trí phó giáo sư, hay giáo sư, thường thì người giới thiệu phải tìm hiểu kỹ công trình của người mình giới thiệu để chỉ ra chỗ nào hay, chỗ nào đặc sắc, chỗ nào thì cũng chỉ bình thường, và nêu ra ý nghĩa chung của công trình. Không viết được đầy đủ nội dung như vậy, thì lá thư giới thiệu không có mấy trọng lượng, mà người viết thư giới thiệu lại có thể bị đánh giá, hoặc là về sự nghiêm túc, hoặc là về trình độ. Viết thư là một việc rất vất vả, mà không có ai khen ông này ông kia viết thư giới thiệu rất hay, vì trên nguyên tắc thư giới thiệu được giữ bí mật. Tóm lại, viết thư giới thiệu là một việc vất vả, không có bổng lộc, nhưng lại cần phải làm để ủng hộ một người đồng nghiệp xứng đáng, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện bổn phận của mình. Viết thư giới thiệu cho sinh viên cũng mất công, nhưng không vất vả như viết thư giới thiệu cho đồng nghiệp.
Có một lần, một sinh viên mà tôi đã từng dạy ở Hà nội nhờ tôi viết thư giới thiệu. Khi tôi còn đang do dự vì tôi đánh giá bạn ấy không thực sự xuất sắc, thì anh ta gửi cho tôi một bức thư giới thiệu soạn sẵn để tôi chỉ việc ký vào đó. Khi tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về cách làm này, thì bạn ấy trình bày là các thầy giáo khác yêu cầu bạn ấy làm như thế. Một số người có thể coi đây là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ chính từ những chuyện nhỏ như thế sẽ làm tha hoá cả hệ thống.
Khi chuẩn bị bài nói chuyện này, ý định của tôi là chia sẻ những suy nghĩ tản mạn của mình về việc học tập, chứ không định phê bình ai cả, càng không có ý định phê bình nền giáo dục ở nước ta. Đã có nhiều người chỉ ra rất nhiều bất cập, tôi không thấy cần thiết phải hoà thêm tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu ra một vấn đề, vấn đề lớn nhất, thì theo tôi đó là mức độ tha hóa của hệ thống.
Xin quay lại sự kiện Đồi ngô mà các bạn đều đã biết cả. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt, vì chuyện thí sinh quay phim giám thị vi phạm qui chế thi là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Đây là một câu chuyện rất buồn, nó phải là tiếng chuông cảnh tình về mức độ tha hoá của hệ thống. Hãy khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân nào mà hãy bình tâm suy nghĩ. Để cho một việc như vậy xảy ra, phải có nhiều người từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài ngành giáo dục, đã không tôn trọng luật chơi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp, cái đáng ra phải là một thủ tục mang tính nghiêm cẩn, phải là một cái mốc thiêng liêng cho cả quá trình lao động học tập của học sinh, lại trở thành một trò đùa, một trò đùa làm chúng ta muốn khóc.
Nước Mỹ có thể tự hào về những trường đại học của mình. Các đại học ở Mỹ thường là tương đối trẻ, trường đại học Chicago nơi tôi làm việc cũng mới khoảng 100 tuổi, đồng niên với Đại học quốc gia Hà nội. Có lẽ cũng phải trả lời câu hỏi, cái gì là “bí quyết thành công” của họ. Vào thời điểm hiện tại thì ta có thể nói rằng lý do thành công của họ là họ rất giàu, có nhiều giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. Nhưng nói như thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân. Ban đầu, họ không giàu, mà cũng không có nhiều người thực sự xuất sắc nếu so với cái trường đại học ở châu Âu vào cùng thời. Tuy không có một câu trả lời duy nhất, nhưng một nguyên nhân chắc chắn được nhắc đến là tinh thần fair-play, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị một cách vô cùng nghiêm khắc.
Tôi cho rằng sự trung thực là một hành vi khó mà học được từ trong sách vở. Để trẻ học được tính trung thực, trước hết người lớn cũng phải học tính trung thực, để tự biết mà làm gương.
Tôi đã nói nhiều về sự cần thiết của việc tổ chức học tập, tính kỷ luật và tính trung thực. Nhưng bạn có thể thắc mắc rằng tại sao tôi nói về trường học mà cứ như là nói về doanh trại quân đội.
Tính kỷ luật và trung thực tất nhiên là không đủ. Cái còn thiếu chính là “niềm say mê” mà tôi nhắc đến lúc bắt đầu. Say mê đi tìm cái mới, cái chưa biết, tìm lời giải thích cho những gì còn chưa hiểu. Niềm say mê đi từ đâu đến? Thú thực là tôi không biết chắc chắn, và vì thế mà tôi giả sử rằng con người sinh ra với một bản năng hướng thượng, nói cách khác là đã có sẵn trong mình mầm mống của niềm ham mê. Tôi nghĩ rằng thực ra câu hỏi niềm ham mê sinh ra từ đâu không quan trọng bằng làm thế nào để gìn giữ niềm ham mê, và không để cho nó bị tha hoá. Niềm đam mê, tính hướng thượng hướng thiện là động cơ cho việc học tập, và chính việc học tập đích thực là cái nuôi dưỡng sự hướng thượng hướng thiện bởi những giá trị nhân văn chân thiện, chân mỹ, bởi tình yêu sự thật, và bởi niềm hạnh phúc của sự khám phá, để vượt qua biên giới giữa những gì đã biết và những gì chưa biết.
Một người bạn tôi có góp ý với tôi rằng bên cạnh niềm ham mê, đừng quên bổ sung sự quả cảm. Sự quả cảm là cái bạn cần để không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ mà quay lưng lại với sự thật. Sự quả cảm cũng là cái bạn rất cần khi đi tìm cái mới. Bạn có tập thể, có đồng đội để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết, bạn rất cần tính quả cảm vì đi tìm cái mới thường là một hành trình cô đơn, và nó có thể kéo dài nhiều năm.
Ngôn ngữ và
thái độ khoa học
Nếu bản năng hướng thượng, hướng thiện là động cơ của học tập, nó không phải là công cụ. Con người biểu đạt sự hiểu biết về thế giới khách quan bằng lời. Con người thụ hưởng vốn hiểu biết mà nhân loại tích tụ được thông qua ngôn ngữ. Có hai thái độ ứng xử với ngôn ngữ đối lập nhau, dẫn đến hai phương pháp tư duy đối lập nhau: một bên là thái độ tôn giáo, coi ngôn từ như đối tượng để tôn thờ, một bên là thái độ khoa học, coi ngôn từ như một công cụ để định hình tư tưởng.
Định nghĩa chữ Đạo trong Đạo Đức Kinh là điển hình của thái độ tôn giáo đối với ngôn từ. Đạo được mô tả như thế này, như thế kia, Đạo không phải là thế này, không phải là thế kia, nhưng không một lần Đạo được định nghĩa là cái gì. Đạo là một từ đại diện cho một khái niệm linh thiêng không định nghĩa được, người ta chỉ có thể biết thuộc tính của nó là như thế này, như thế kia, cùng lắm là biết nó không phải là cái gì, tức là hạn chế khái niệm bằng phủ định, chứ không thể nói nó là cái gì, tức là định nghĩa khái niệm bằng khẳng định. Tính linh thiêng của chữ Đạo nằm chính ở chỗ ta không thể định hình được nó.
Tôi dẫn ví dụ Đạo Đức Kinh không với ý muốn đánh giá thấp giá trị triết học của tác phẩm này. Tôi chỉ muốn chỉ ra sự đối lập với giữa thái độ tôn giáo của nó đối với ngôn ngữ và thái độ khoa học. Thái độ tôn giáo với ngôn ngữ đưa đến những luận điểm bao quát, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, con người cũng có thể vận dụng chúng để diễn giải những gì xảy ra với mình, và tự an ủi mình. Mà trên đời này, ai là người không cần được an ủi.
Đóng góp lớn nhất của văn hoá Hy lạp cổ đại cho tư duy loài người có lẽ là sự phát minh ra tháe;c là hình tròn cả, chỉ có những hình tròn gần đúng mà thôi. Các định nghĩa của Euclid chỉ có giá trị giới hạn trong phạm vi của hình học. Theo một nghĩa nào đó, hình học là một sản phẩm thuần tuý của trí tuệ, là một trò chơi của tư duy. Giá trị lớn nhất của trò chơi này nằm ở ngay trong sự hạn chế của nó. Vì luật chơi bao gồm một số tiên đề, và một số phép suy luận được quy định trước, một phát biểu hình học chỉ có thể hoặc là đúng, hoặc là sai, một chứng minh chỉ có thể là đầy đủ chặt chẽ hoặc là thiếu sót ngộ nhận. Đây là cuộc chơi mà tư duy logic của con người được tha hồ thi thố. Cho đến bây giờ nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó. Để cho trẻ học được phương pháp lập luận chặt chẽ, không có gì tốt hơn là học hình học Euclid.
Ưu điểm của trò chơi tư duy mà trong các luật chơi được cố định trước là trong phạm vi của cuộc chơi này, mọi cái đúng cái sai đều rõ ràng. Ưu điểm quan trọng khác là con người có thể rút ra kết luận rõ ràng chi tiết từ hệ thống tiên đề và khái niệm, để rồi đem nó ra kiểm chứng, đối chiếu với quan sát thực tế.
Ở điểm này, thiên hướng của khoa học khiêm tốn hơn nhiều so với thiên hướng của tôn giáo. Những luận điểm của tôn giáo thường có tính khái quát cao, nhưng không có tính chi tiết để có thể kiểm chứng đối chiếu được qua các quan sát thực tế. Trong mọi trường hợp tôn giáo yêu cầu người ta phải tin và phải chấp hành. Ngược lại, lý thuyết khoa học đưa ra những luận điểm đủ cụ thể để có thể kiểm chứng với thực tế và dành cho thực tế quyền phán xét cuối cùng. Sự khiêm tốn, luôn đặt mình vào vị trí để cho thực tế phán xét, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận, theo Karl Popper chính là thuộc tính đặc trưng của khoa học, đối lập với tín điều.
Sự khiêm tốn này cũng chính là cái làm nên sức sống của khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi con người không còn đặt lòng tin vào tín điều nữa. Còn trong bản chất của mình, luận điểm khoa học chấp nhận sự phủ định, nó như chỉ chờ được thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác thành một lý thuyết khoa học mới, phức tạp hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn lý thuyết cũ.
Trong bản chất, mọi lý thuyết khoa học chỉ mô tả được một phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng của nó càng hẹp. Đi ra ngoài phạm vi đó là bắt đầu một cuộc chơi mới, con người lại phải sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ, khái niệm mới, tìm ra một luật chơi mới. Nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ nhất thiết phải bị thủ tiêu khi một lý thuyết mới ra đời. Trong phạm vi cuộc sống hàng ngày, khi các vật thể chuyện động chậm hơn nhiều so với ánh sáng, cơ học Newton vẫn đúng.
Người đi tìm hiểu thế giới gần như bắt buộc phải đi lại gần như toàn bộ hành trình tìm hiểu thế giới của loài người. Đây là cái khó khăn rất lớn. Đã có một số quan điểm sai lầm trong giáo dục muốn bỏ qua những lý thuyết khoa học trước đây để đưa học sinh đến với những lý thuyết tiên tiến nhất. Ở phương tây những vào những năm 70 đã có trào lưu xây dựng lại toàn bộ giáo trình toán học dựa theo cách trình bày toán học hiện đại của nhóm Bourbaki. Kết quả của thí nghiệm đại trà này không tốt. Cảm nhận chung là trình độ toán học của học sinh tốt nghiệp phổ thông kém đi nhiều.
Gần đây, con lắc cực đoan có vẻ như bị văng theo hướng ngược lại. Người ta muốn lược đi khỏi chương trình tất cả những gì được coi là không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng ngạc nhiên bởi ý kiến của một vị Giáo sư cho rằng học sinh không cần học vi phân, tích phân vì hàng ngày có ai cần dùng đến vi phân, tích phân đâu. Nhưng chính là nhờ vào thiên tài của Newton và Leibnitz, các hiện tượng tự nhiên được mô tả một cách tường minh dưới dạng phương trình vi phân. Loại bỏ đi đạo hàm tích phân có khác gì tự nguyện quay lại với tư duy mơ hồ của siêu hình trung cổ.
Vấn đề không phải đem những kiến thức khoa học tiên tiến nhất đến cho học sinh, vì có muốn cũng không làm được. Vấn đề cũng không phải là tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán để phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày. Cái cần làm trang bị cho học sinh phương pháp tư duy khoa học: định hình rõ nét khái niệm, liên hệ những khái niệm đó với thế giới khách quan, biết lập luận, biết tính toán để đưa ra những luận điểm cụ thể, kiểm chứng những luận điểm đó với thế giới khách quan.
Còn một thuộc tính khác của một khoa học có sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Hình học Euclid không còn khả năng đưa ra những khẳng định bất ngờ nào nữa và theo nghĩa này, nó là một môn khoa học chết. Nó chỉ còn là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic. Nhận định của Einstein rằng tia sáng bị uốn cong khi đến gần các vật thể có khối lượng lớn nhờ vào những tính toán trong lý thuyết tương đối là một bất ngờ khi trong hình dung của chúng ta, đường thẳng là đường truyền của ánh sáng. Sức sống của một bộ môn khoa học thể hiện ở chỗ từ một hệ thống khái niệm, tiên đề chấp nhận được, bằng tính toán và lập luận, người ta có thể đưa ra những giải thích chưa biết cho những hiện tượng đã biết, hoặc là tiên đoán về những hiện tượng chưa được biết đến.
Khi khoa học “nhận nhiệm vụ” diễn giải, chứng minh cho một luận điểm cho trước, để phục vụ một mục đích chính trị hoặc tôn giáo, bất kể mục đích đó tốt hay xấu, về mặt thực chất khoa học đã mất đi cái làm nên sức sống của nó. Vấn đề “nhận nhiệm vụ” ảnh hưởng nhiều đến khoa học xã hội hơn là khoa học tự nhiên. Như một số người đã nhận xét, ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các ngành khoa học tự nhiên có thể rất phát triển trong khi các ngành khoa học xã hội để lại rất ít dấu ấn vào văn minh nhân loại. GS Hà Huy Khoái có lần phát biểu nửa đùa nửa thật “Thực chất, ở Việt Nam chưa có khoa học xã hội”. Phát biểu của ông đã gây ra những phản ứng khá dữ dội. Nói một cách khách quan hơn, nó có đấy, nhưng nó yếm khí và thiếu sức sống.
Học như thế nào?
Ngày xưa để học được chữ thánh hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi bắt đom đóm bỏ vào lọ làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây giờ, trong việc tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ có chí thôi chắc là không đủ.
Như tôi vừa trình bày ở trên, khoa học không bị cái bệnh tự phụ coi những luận điểm của mình đúng một cách tuyệt đối, đúng một cách phổ quát. Mỗi lý thuyết khoa học được khai triển bằng tính toán, bằng lập luận từ một số nhỏ khái niệm, một số tiên đề cơ sở. Mỗi lý thuyết có logic nội tại của nó, nó không tự mâu thuẫn, nhưng những kết luận mà người ta rút ra từ nó chỉ khớp với thực tế khách quan trong một phạm vi nào đó. Theo một nghĩa nào đó, mỗi lý thuyết là một trò chơi trí tuệ, với luật chơi được xác định rõ ràng mà trong đó người chơi có thể triển khai khả năng tư duy của mình để đi đến những kết quả nhiều khi nằm ngoài sự mong đợi ban đầu.
Rất ít khi người ta chơi trò gì một mình. Để cho cuộc chơi thực sự cuốn hút, để cho người chơi có thể thực sự triển khai mọi tiềm năng tư duy của mình để đi đến những kết quả bất ngờ, đi đến sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi và phải có trọng tài. Để minh hoạ quan điểm này, tôi xin đưa ra một gợi ý nhỏ, nhưng rất nghiêm túc.
Nhờ vào internet, hiện tại người ta có thể tìm được miễn phí rất nhiều tài liệu học tập miễn phí ở trên mạng. Một số trường đại học có tên tuổi như MIT, Stanford còn tổ chức công bố miễn phí hầu hết các tư liệu học tập. Thay bằng việc phải bỏ ra 50 ngàn đô-la một năm để đến đó học, mà không phải cứ có 50 ngàn đô-la là đã được nhận vào học, bạn có thể truy cập miễn phí các tư liệu học tập, theo dõi các bài giảng video. Vậy có đúng là bạn cứ ngồi ở Hà nội, hay Sài gòn, là cũng có thể học như sinh viên ở MIT hay ở Stanford hay không.
Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị: không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu, không thấy giải thưởng. Đó là những thứ không liên quan trực tiếp đến nội dung khoa học của bài giảng nhưng đó là cái mà người đi học cần để phấn đấu liên tục. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học tập.
Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học theo giáo trình được cung cấp trên mạng. Tại sao không thể dùng trực tiếp bài giảng, tư liệu học tập cung cấp miễn phí trên mạng trong các lớp học chính khoá. Các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi nữa, mà có thể cho sinh viên xem bài giảng trên mạng, có thể làm trước phụ đề tiếng việt, sau đó dành thời gian để giải thích thêm, trả lời câu hỏi của sinh viên, và hướng dẫn làm bài tập. Và cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc. Tất nhiên gợi ý thì dễ, mà làm thì khó, nhưng tôi không tin là việc này không thể làm được. Kinh phí để tổ chức lớp học như thế có lẽ là không nhiều lắm, nếu so sánh với học phí 50 ngàn đô la một năm ở MIT hay Stanford.
Với gợi ý có tính suy tưởng này, tôi hy vọng làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức học tập. Học tập là một hoạt động tập thể và có tổ chức. Như đã nêu ở trên, thiếu một tập thể có tổ chức, con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn dẫn đến cái đích là sự bế tắc. Bản tính con người là hiếu thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, những cũng là cái làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho sự cạnh tranh chỉ tạo ra nỗ lực để mỗi người vượt lên chính mình, chứ không phải là cái cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và cuộc chơi cần một người trọng tài, nắm vững luật lệ và có thẩm quyền điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra, chính những ràng buộc của luật chơi bắt người chơi phải vươn tới sự sáng tạo thực sự.
Tôi để ý thấy người ta phá bỏ luật chơi dễ dàng quá. Tôi xin dẫn một ví dụ nhỏ là việc viết thư giới thiệu. Viết thư giới thiệu là một công việc khá vất vả mà lại không thể mong đợi phần thưởng gì khác ngoài cảm giác hoàn thành bổn phận. Để giới thiệu cho một đồng nghiệp vào một vị trí phó giáo sư, hay giáo sư, thường thì người giới thiệu phải tìm hiểu kỹ công trình của người mình giới thiệu để chỉ ra chỗ nào hay, chỗ nào đặc sắc, chỗ nào thì cũng chỉ bình thường, và nêu ra ý nghĩa chung của công trình. Không viết được đầy đủ nội dung như vậy, thì lá thư giới thiệu không có mấy trọng lượng, mà người viết thư giới thiệu lại có thể bị đánh giá, hoặc là về sự nghiêm túc, hoặc là về trình độ. Viết thư là một việc rất vất vả, mà không có ai khen ông này ông kia viết thư giới thiệu rất hay, vì trên nguyên tắc thư giới thiệu được giữ bí mật. Tóm lại, viết thư giới thiệu là một việc vất vả, không có bổng lộc, nhưng lại cần phải làm để ủng hộ một người đồng nghiệp xứng đáng, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện bổn phận của mình. Viết thư giới thiệu cho sinh viên cũng mất công, nhưng không vất vả như viết thư giới thiệu cho đồng nghiệp.
Có một lần, một sinh viên mà tôi đã từng dạy ở Hà nội nhờ tôi viết thư giới thiệu. Khi tôi còn đang do dự vì tôi đánh giá bạn ấy không thực sự xuất sắc, thì anh ta gửi cho tôi một bức thư giới thiệu soạn sẵn để tôi chỉ việc ký vào đó. Khi tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về cách làm này, thì bạn ấy trình bày là các thầy giáo khác yêu cầu bạn ấy làm như thế. Một số người có thể coi đây là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ chính từ những chuyện nhỏ như thế sẽ làm tha hoá cả hệ thống.
Khi chuẩn bị bài nói chuyện này, ý định của tôi là chia sẻ những suy nghĩ tản mạn của mình về việc học tập, chứ không định phê bình ai cả, càng không có ý định phê bình nền giáo dục ở nước ta. Đã có nhiều người chỉ ra rất nhiều bất cập, tôi không thấy cần thiết phải hoà thêm tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu ra một vấn đề, vấn đề lớn nhất, thì theo tôi đó là mức độ tha hóa của hệ thống.
Xin quay lại sự kiện Đồi ngô mà các bạn đều đã biết cả. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt, vì chuyện thí sinh quay phim giám thị vi phạm qui chế thi là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Đây là một câu chuyện rất buồn, nó phải là tiếng chuông cảnh tình về mức độ tha hoá của hệ thống. Hãy khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân nào mà hãy bình tâm suy nghĩ. Để cho một việc như vậy xảy ra, phải có nhiều người từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài ngành giáo dục, đã không tôn trọng luật chơi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp, cái đáng ra phải là một thủ tục mang tính nghiêm cẩn, phải là một cái mốc thiêng liêng cho cả quá trình lao động học tập của học sinh, lại trở thành một trò đùa, một trò đùa làm chúng ta muốn khóc.
Nước Mỹ có thể tự hào về những trường đại học của mình. Các đại học ở Mỹ thường là tương đối trẻ, trường đại học Chicago nơi tôi làm việc cũng mới khoảng 100 tuổi, đồng niên với Đại học quốc gia Hà nội. Có lẽ cũng phải trả lời câu hỏi, cái gì là “bí quyết thành công” của họ. Vào thời điểm hiện tại thì ta có thể nói rằng lý do thành công của họ là họ rất giàu, có nhiều giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. Nhưng nói như thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân. Ban đầu, họ không giàu, mà cũng không có nhiều người thực sự xuất sắc nếu so với cái trường đại học ở châu Âu vào cùng thời. Tuy không có một câu trả lời duy nhất, nhưng một nguyên nhân chắc chắn được nhắc đến là tinh thần fair-play, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị một cách vô cùng nghiêm khắc.
Tôi cho rằng sự trung thực là một hành vi khó mà học được từ trong sách vở. Để trẻ học được tính trung thực, trước hết người lớn cũng phải học tính trung thực, để tự biết mà làm gương.
Tôi đã nói nhiều về sự cần thiết của việc tổ chức học tập, tính kỷ luật và tính trung thực. Nhưng bạn có thể thắc mắc rằng tại sao tôi nói về trường học mà cứ như là nói về doanh trại quân đội.
Tính kỷ luật và trung thực tất nhiên là không đủ. Cái còn thiếu chính là “niềm say mê” mà tôi nhắc đến lúc bắt đầu. Say mê đi tìm cái mới, cái chưa biết, tìm lời giải thích cho những gì còn chưa hiểu. Niềm say mê đi từ đâu đến? Thú thực là tôi không biết chắc chắn, và vì thế mà tôi giả sử rằng con người sinh ra với một bản năng hướng thượng, nói cách khác là đã có sẵn trong mình mầm mống của niềm ham mê. Tôi nghĩ rằng thực ra câu hỏi niềm ham mê sinh ra từ đâu không quan trọng bằng làm thế nào để gìn giữ niềm ham mê, và không để cho nó bị tha hoá. Niềm đam mê, tính hướng thượng hướng thiện là động cơ cho việc học tập, và chính việc học tập đích thực là cái nuôi dưỡng sự hướng thượng hướng thiện bởi những giá trị nhân văn chân thiện, chân mỹ, bởi tình yêu sự thật, và bởi niềm hạnh phúc của sự khám phá, để vượt qua biên giới giữa những gì đã biết và những gì chưa biết.
Một người bạn tôi có góp ý với tôi rằng bên cạnh niềm ham mê, đừng quên bổ sung sự quả cảm. Sự quả cảm là cái bạn cần để không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ mà quay lưng lại với sự thật. Sự quả cảm cũng là cái bạn rất cần khi đi tìm cái mới. Bạn có tập thể, có đồng đội để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết, bạn rất cần tính quả cảm vì đi tìm cái mới thường là một hành trình cô đơn, và nó có thể kéo dài nhiều năm.
Theo Hocthenao.com
0 comments:
Post a Comment