This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tuesday, December 9, 2014

Mài rìu, bạn đã làm chưa?


Mài rìu, bạn đã làm chưa?

“Nếu cho tôi sáu giờ để đốn một cái cây, tôi sẽ dành bốn giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln
Vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ đã nói như vậy. Đó là một cách giải quyết vấn đề rất thông minh phải không. Với một suy nghĩ thông thường nếu bạn được cho ngần ấy thời gian để gian để đốn một cái cây, tôi dám chắc với các bạn rằng mọi người sẽ dùng ngần ấy thời gian đó để làm hai việc là đốn cây và nghỉ mệt. Chúng ta sẽ không quan tâm đến cái rìu vì mấy ai nhận ra được cái rìu chính là phương tiện quyết định chúng ta có thành công hay không.
Kể các bạn một câu chuyện nữa, một người nọ gặp một người đang miệt mài cưa một cái cây trong rừng, người này hỏi:
“Anh đang làm gì đấy?”
“Anh không nhìn thấy à? Tôi đang đốn cây.”
“Anh trông mệt lắm rồi đấy! Anh cưa được bao lâu rồi?”
“Hơn năm tiếng rồi,” người này đáp, “Tôi kiệt sức mất thôi. Đây là một công việc nặng nhọc.”
“Vậy tại sao anh không nghỉ ngơi một lát và mài sắc lại lưỡi cưa, tôi tin rằng anh sẽ cưa nhanh hơn rất nhiều.”
Người này đáp: “Tôi không có thời gian để mài cưa. Tôi quá bận cưa cây rồi!”
Qua câu chuyện trên chắc chắn bạn nhận ra một điều rất qua trọng trong cuộc sống của chúng ta, đó là mỗi người chúng ta chỉ tập trung vào cái mà chúng ta nhìn thấy, chứ chúng ta chưa bao giờ thực tâm dừng lại chuẩn bị và suy nghĩ để có giải pháp thực hiện tốt nhất. Chúng ta tập trung vào công việc chúng ta làm, chúng ta bị hạn chế về tư duy hệ thống và tư duy phản biện. Nên chúng ta cứ làm việc theo lói mòn suy nghĩ cũng như các quy tắt cũ mà xã hội này áp đặt cho chúng ta. Muốn cưa cây thì bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai chứ không ai nghĩ rằng rìu sắc bén chúng ta sẽ cưa nhanh hơn. Lắm lúc đấy là điều mà chúng ta ai cũng biết nhưng khi áp dụng ngoài thực tế thì mỗi chúng ta lại lấy vùng an toàn của mình ra để xử lý và hành động.
Trong giáo dục bậc đại học, sau khi ra trường thì tôi quan sát thấy có hai nhóm sinh viên. Một là, các bạn sau khi ra trường, các bạn ấy biết mình cần gì, thích gì, có thể làm gì và muốn làm gì. Các bạn ấy có một hoài bão, một sứ mệnh và các năng lực giỏi để giúp các bạn ấy đạt được điều mình mong muốn. Thì với nhóm này tôi xin chúc mừng vì các bạn là những người chủ động và sẽ đạt được được mà các bạn mong muốn. Hai là, nhóm các bạn sinh viên được bao bọc quá kỹ từ gia đình và thụ động trong suy nghĩ. Các bạn ấy, ra trường mà không xác định được đâu là điều mình yêu thích, không biết được bước đi tiếp theo của cuộc đời mình.
Rời khỏi trường đại học và bước ra một thế giới rộng lớn hơn, họ giống như những con hổ hay sư tử ở sở thú mà được trở về với thế giới hoang dã vậy. Cuộc sống của những chúa sơn lâm này được định hình sẳn theo một quy trình, nó ở một cái nơi mà bản năng của nó không được rèn luyện như phát hiện kẻ thù, săn mòn, đói thì phải đi kiếm ăn, cạnh tranh sinh tồn với những loài khác cũng như đi tìm bạn tình. Đến giờ ăn chúng sẽ được phát thức ăn nên dường như nó chưa hề bị đối bao giờ, nó ở trong lòng sắt nên không có kẻ thù nào có cơ hội đụng chạm với nó,…
Các bạn cũng vậy, các bạn được bao bọc kỹ càng từ gia đình bạn, từ môi trường xung quanh bạn. Nên các bạn thực sự không biết các bạn cần gì, muốn gì và phải làm gì ở tương lai. So với nhóm các bạn sinh viên đầu tiên, các bạn là người có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nhìn thấy bạn bè của mình chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, để học bài, để nâng cao tiếng Anh, đọc sách, nâng cao kiến thức mềm,… Những lúc như vậy, các bạn sẽ bị cuốn theo sự vận động của những người xung quanh. Các bạn cũng bắt đầu chạy đôn chạy đáo chuẩn bị hồ sơ tìm việc cho mình. Và các bạn đi rải hồ sơ đó đến nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn ngồi yên và chờ đợi, đợi đến khi công ty này mời bạn phỏng vấn hoặc dự tuyển các kỳ thi mà các nhà tuyển dụng này muốn. Các bạn bị động trong mọi trường hợp.
Trong cuộc sống không một tí áp lực nào, nó vô tình giết chết đi suy nghĩ, những bản năng vốn có trong bạn. Cái vỏ bọc càng kỹ, càng ấm áp thì bạn càng yếu ớt khi đương đầu với sóng gió. Giống như loài bướm vậy, từ kén chui ra ngoài với bao điều vất vả, đau đớn và khổ cực nhưng đạt được sự tôi luyện từ thiên nhiên nó sẽ trưởng thành và thành công. Nhưng trong quá trình đó có một ai đó tội nghiệp chúng, thương hại chúng và xé vỏ kén đó để cho con bướm được tự do, không phải khổ nhọc nữa thì con bướm xấu số đó sẽ sống một cuộc đời tàn tật, lê lếch với đôi cánh nhỏ bé và không thể bay đi được. Vì mấy ai biết trong quá trình như vậy bướm được rèn luyện đôi cánh để nó có thể bay trong môi trường bên ngoài vỏ kén dày của nó.
Do vậy, để có thể trưởng thành hơn và đủ sức để đương đầu với các thử thách trong cuộc đời mình thì các bạn hãy quên đi cái lồng chim đẹp đẽ của các bạn đi. Hãy thoát ra khỏi nó và vươn cánh đi về nơi mà mình muốn. Nếu chưa biết sẽ đi đâu và về đâu, hãy dừng lại chịu khó mài lưỡi rìu của mình. Đừng vội vã để chạy theo người khác, nó sẽ giúp bạn có được lưỡi rìu sắc bén, giúp bạn có thể đánh bật những cám dỗ xung quanh cuộc đời bạn và đưa bạn đến thành công.

Mr Lias

Thói ghen tỵ của người đời

Ngày đi học, mình được nghe câu này “Nếu giỏi hơn ai đó chút xíu, họ sẽ ghen tỵ còn nếu giỏi hơn hẳn thì họ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ.” Nhưng từ giai đoạn giỏi hơn chút xíu đến lúc giỏi hơn hẳn thì biết đến bao giờ? Vậy có nghĩa là trong thời gian đó sẽ luôn bị sống trong sự ghen tỵ của người khác?
Chiều nay ngồi đọc sách, có bài viết tựa đề là Cái chết của Chu Du, trong đó có mấy dòng viết như này:
“Đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du, vì ghen tỵ với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kị, mang đậm màu sắc của văn hóa Trung Hoa. Các nước lân bang càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan…
Khi mạng xã hội ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn đăng lên tấm hình mới, hai đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ ba đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mắt. Không bấm Like, chỉ đọc.
Rồi một ngày anh bạn post trên đó nói vừa mất việc thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như: “Sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp” mà trong lòng thì ngược lại, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang..
Người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhóm người có chút ít tài năng không ai công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Trung Quốc ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ…”
Có lần 2 anh em ngồi nói chuyện, người anh kể với mình rằng anh đọc cuốn Năng đoạn kim cương, có một ý nói về con người, rằng nhiều khi họ không muốn người khác thành công. Ơ sao kì vậy? Rồi nhiều người có tài năng, dễ bị ghen ghét. Đành ra người xưa mới có câu “Ngu si hưởng thái bình”. Giống như con dao cùn, ai chả biết là để nó ở trong túi, nó sao đủ sức đâm rách túi, vì thế mà cứ yên ấm trong túi chẳng ai động vào. Nhưng con dao sắc lẹm, đặt vào túi ai cũng lo, ai cũng muốn loại bỏ ra ngoài.
Vậy nên, chả thế mà các cụ bảo “Đại trí giả ngu”, tính người đời vốn dĩ thích so sánh, thế nên khiêm nhường, che đậy vì thế mà ra đời. Làm người bình thường có cái hạnh phúc của người bình thường, bảo sao nhiều cao sĩ lại thích ẩn dật, sống với cái thú vui tao nhã.
Cũng chính câu chuyện đó mà nhiều người nói, có hạnh phúc thì đừng khoe. Ôi sao mệt thế? Hôm trước mình có đọc được câu: “Life isn’t fair, but still good.” Tạm dịch rằng cuộc sống vốn không công bằng, có lẽ có nhiều nghịch lý, đó là cuộc sống. Nhưng nó vẫn luôn tốt đẹp.
Câu hỏi lớn đặt ra! Thế làm sao để tránh được thói ghen tỵ của người đời? Ôi thì biết làm sao được, nhiều thứ ăn sâu vào văn hóa, thay đổi thì còn lâu, đành ra phải đổi từ mình trước. Học cách ghi nhận tài năng và hạnh phúc của người khác, học cách vui khi người khác vui. Không so sánh mình với bất kì ai, vì làm gì có cuộc sống của ai là giống nhau. Đó là những thứ có thể thay đổi về mặt tư duy.
Còn mặt khác, có thể đi theo nhiều trường phái khác nhau. Có những trường phái “Chân nhân bất lộ tướng”, lên mạng, vào facebook chẳng thấy gì cả ngoài cái ảnh đại diện. Có những trường phái nói không với mạng xã hội. Một số ít, lại thích với cái kiểu chỉ đọc, chỉ xem, không like, không comment, không viết stt. Đâu thì lại là phong cách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao.” “Khôn mà hiểm độc là khôn dại – Dại mà hiền lành ấy dại khôn.”
Suy cho cùng, viết thì lan man lắm, nghĩ thì cũng lan man lắm. Chắc chỉ còn cách là mình đi con đường mình thì mình không lăn tăn, không hối hận với quyết định của mình, và đặc biệt là không bao giờ có nếu hay giá như. Hai là không bao giờ suy nghĩ và so sánh mình với người khác. Ba là làm được gì hữu ích cho đời thì cứ thế mà làm, không phải nghĩ ngợi. Bốn là “tìm nơi vắng vẻ”, tránh “chốn lao xao”, đi tìm cái hạnh phúc riêng của mình mà thăng hoa cho sướng, mình biết, mình vui, mình hạnh phúc, thế là đủ rồi; không cần khoe mẽ, vì người đời lại có tính hay khoe, đặc biệt là khoe những gì người khác không có.
Chiều thứ sáu, sau buổi trưa làm đầy ý nghĩa cho chị em ở Alpha và TGM HN, lại ngồi đau đầu vì 2 cái bài tập lớn Hình sự và Ngân hàng, sao mà mấy ngày cuối tuần phải nghiên cứu hết 2 mảng đó, thôi thì chỉ còn giải pháp là tuyệt chiêu tập trung. Rồi khóa học cuối tuần này, nhân ngày 20-10, tự nhiên có cơ hội trên trời xuống, tri ân ngày phụ nữ, tạo giá trị cho cộng đồng, có 5 suất đậc biệt lớp 5 – 12, nếu học tôi tài giỏi chỉ phải đóng có 3 triệu đồng (mà bình thường toàn 4 triệu tư). Đấy ai quyết thì cứ lấy đó làm hạnh phúc mà thay đổi, chứ sao so sánh hay ghen tỵ được. Vì đó là lựa chọn của mỗi người.
Nhiều khi, tự tìm khoảng lặng cho bản thân, miên man theo dự án nào đó, tìm hạnh phúc nơi riêng mình, có khi lại hay. Chắc lại áp dụng như năm nay mình làm, cứ 3 tháng dùng Facebook, sau đó lại bỏ Facebook 1 tháng, vừa là đóng mình khỏi cộng đồng mạng, trải nghiệm đời thật, vừa là dành chiêu tập trung cho một cái project của bản thân.

“Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm”, thỉnh thoảng ta biến mất một thời gian đóng cửa facebook để mọi người đỡ thấy chán cái ông mèo suốt ngày viết mấy cái status lảm nhảm, linh tinh. Khi quay trở lại, hy vọng lợi hại gấp một phẩy hai để lại có cái mà viết, có thứ mà chia sẻ, có chuyện để cống hiến.

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

Isaac Newton (1642-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh.

Ba định luật về cơ học của Newton có thể phát biểu như sau:
Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều.
Định luật 2: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:
Định luật 3: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
Những phát biểu về ba định luật này được trích trong SGK Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao, các phát biểu khác về ba định luật của Newton cũng có nội dung tương tự.
Vậy câu hỏi đặt ra là triết lý cuộc sống nào chúng ta có thể rút ra được từ ba định luật trên, ban đầu có thể chẳng có một sợi dây nào liên quan giữa triết học và ba phát biểu về chuyển động của vật rắn này, nhưng nếu suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra những sự trùng hợp đến kinh ngạc. Để có thể hiểu sự liên quan đó một cách logic, hãy lần lượt xem xét từng phát biểu.
Định luật 1

Hãy hình dung vật rắn mà phát biểu này nói đến chính là cuộc đời của chúng ta, đối với một số người, cuộc đời họ gần như đứng yên, đối với một số người khác, cuộc đời họ cứ mãi chuyển động thẳng đều, giống như một cuộc sống nhàm chán cứ diễn ra hàng ngày. Điều mà chúng ta có thể nhận ra từ định luật đó là, nếu bạn muốn thay đổi, nếu bạn muốn thoát khỏi con đường lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu bạn muốn thoát khỏi cái “vũng bùn” giữ chân mình tại chỗ, bạn cần một thứ gì đó gọi là “lực tác động”.
“Lực tác động” ở đây phải chăng chính là động lực, một loại lực vô hình có thể thôi thúc bạn, có thể giúp cho bạn đi nhanh hơn, cũng có thể khiến bạn đi chậm lại và rẽ vào một con đường khác, kéo bạn ra khỏi cái vùng an toàn do chính mình tạo ra. Điểm mấu chốt ở đây là, chỉ cần có động lực – sẽ có sự thay đổi.
Định luật 2

Nối tiếp theo những gì được nhận ra ở định luật 1, khi mà cái chúng ta đã có là động lực, là F, là những gì thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hành động.
m ở đây đại diện cho sức ì, cho sự trì hoãn, sự lười biếng của chúng ta trong việc làm những hành động đó; a là gia tốc, đặc trưng cho sự thay đổi, là những kết quả mà chúng ta đạt được.
Một nguyên tắc đơn giản đó là với một động lực, với một lực F không đổi: Nếu bạn càng trì hoãn, càng lười biếng, cố tìm ra lí do để thực hiện những hành động càng ít càng tốt, sự thay đổi của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với sự trì hoãn đó, những kết quả đạt được sẽ rất ít, hầu như chẳng có gì thay đổi, và hệ quả là gì, chúng ta sẽ lại chán nản, m lại càng tăng và a lại càng giảm.
Nhìn theo cách ngược lại có thể sẽ dễ hiểu hơn, hành động càng nhiều, kết quả càng lớn; một điều thú vị là dù chỉ với một lực F rất nhỏ nhưng nếu m nhỏ tới mức dần tiến tới 0 thì sự thay đổi sẽ là vô cùng lớn mà chúng ta không thể nào biết được.
Định luật 3

Phát biểu thứ 3 có vẻ khá dễ hiểu, nó đơn giản chỉ là quy luật hai chiều của cuộc sống. Nếu bạn tác động tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật sự việc gì đó, cuối cùng cũng sẽ có một tác động tích cực hay tiêu cực tương ứng tác động vào bạn. Nếu bạn không chịu lắng nghe một người, đừng bao giờ mong người đó sẽ lắng nghe mình. Trong khi đang tìm kiếm về đề tài này trên mạng, tôi vô tình tìm thấy một nhận xét rất hay của một người nước ngoài có nickname RainersHQ trên trang web Wadpad, tôi xin để lại nguyên văn tiếng Anh như sau
“…I’ve considered Newton’s third law for many years in regards to philosophy and humanitarian work. The word I seem to have difficulty with understanding is “opposite”. For example, according to the law, if someone were to do something viewed as “good” such as building a water well in Africa, providing clean water for a community of 300 people, the “opposite” action would be that 300 people somewhere else would not have clean water; or, perhaps when something “good” is done that the universe must balance itself with something “bad”. I am not proposing that people should do more bad so that we might have more good, but perhaps that both good and bad are merely illusions…”
Đoạn văn trên có thể được dịch đại khái là định luật thứ ba muốn nêu lên ý nghĩa của từ “trái ngược”, nghĩa là nếu như bạn làm một việc gì đó tốt như xây một đài phun nước ở châu Phi có thể cung cấp nước sạch cho một cộng đồng khoảng 300 người, thì hành động “trái ngược” có thể là ở nơi nào đó trên Trái Đất, 300 người khác sẽ không có nước sạch để dùng. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác là khi một việc tốt được thực hiện, vũ trụ sẽ tự cân bằng nó bằng một việc gì đó không tốt, và tác giả còn muốn nói lên rằng liệu ranh giới giữa việc tốt và việc xấu có thật sự tồn tại?
Lời nhận xét đó chỉ là một ý kiến cá nhân, nhưng vẫn có nhiều thứ đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là về sự cân bằng của cuộc sống, tìm ra được ý nghĩa của sự cân bằng đó có thể cần rất nhiều thời gian. Vì vậy việc của chúng ta có lẽ nên bắt đầu bằng định luật 1 và định luật 2, khi mà tự chính bản thân chúng ta cân bằng, chúng ta mới có hi vọng thu hẹp được những khoảng cách mà sự cân bằng của vũ trụ tạo ra.
Science and philosophy may be just the same, they are the way people think about everything around them. While philosophers try to give their opinions “subjectively”, scientists always find the most reasonable answer for everything.

Monday, December 8, 2014

Triết lý dạy con ngược đời của tỷ phú


Triết lý dạy con ngược đời của tỷ phú từng mang 220 triệu USD đến Việt Nam làm từ thiện

Chuck Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.

Năm 1988, ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”, bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành. Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá trị của đồng tiền.
Tỷ phú sống đời thầm lặng
Những hành động cao cả của Feeney là động lực cho những nhà hảo tâm tiềm năng nhận ra “vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”. Không thể phủ nhận rằng, ông chính là nguồn cảm hứng lớn cho hai trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, thành lập các quỹ từ thiện. Tỷ phú Bill Gates chia sẻ: “Tôi đã học được rất nhiều từ Feeney trong thời gian chúng tôi làm việc cùng nhau”. Qua những gì ông đã làm, Feeney muốn gửi gắm tới con cái mình và các thế hệ các nhà hảo tâm một điều rằng: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”.
Từ khi còn nhỏ, Chuck Feeney đã tỏ rõ là người có tố chất kinh doanh. Ông luôn nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf... Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học, ông cùng một người bạn bắt tay vào hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế tại châu Âu và thành lập công ty với tên gọi DFS, dựa vào thực tế lúc đó là các thủy thủ và khách du lịch được phép gửi xe ô tô hay rượu về quê như một món hành lý và được miễn thuế. DFS sau đó đã phát triển nhanh chóng khi giành được quyền khai thác hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Honolulu. Đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho DFS vì sự bùng nổ du lịch từ Nhật Bản đến Hawaii.
Năm 1964, năm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản đã tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế du lịch nước ngoài (những hạn chế này được ban hành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để xây dựng lại nền kinh tế), cho phép công dân nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Khách du lịch Nhật Bản đã mang các khoản tiết kiệm khổng lồ của mình “rải” khắp thế giới. Hawaii và Hồng Kông là những điểm đến hàng đầu. Feeney cho biết: “Chúng tôi đã bán những chai rượu Johnnie Walker Scotch chỉ với giá 7 USD, trong khi ở Nhật nó có giá là 35 USD. Chúng tôi cũng bán các sản phẩm khác như nước hoa, đồ trang sức hoặc ô tô”. Không những vậy, Feeney đã thuê những cô gái Nhật Bản thông minh và xinh đẹp làm việc trong các cửa hàng bán rượu cô-nhăc, thuốc lá và túi da. Ông cũng trả lương cho các hướng dẫn viên du lịch nếu họ dẫn khách du lịch đến các cửa hàng của DFS trước khi họ có thể chi tiền ở bất cứ nơi nào khác.
Nhận ra tiềm năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản, Feeney đã thuê các nhà phân tích để dự đoán các thành phố họ sẽ tới nghỉ dưỡng. Và các cửa hàng  DFS đã mọc lên ở Anchorage, San Francisco và Guam. Thậm chí để thu hút khách du lịch Nhật Bản tới Saipan - một hòn đảo nhiệt đới nhỏ của Mỹ - DFS đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một sân bay. Nhắc đến Feeney, Alan Parker (một cổ đông lớn trong DFS) luôn tỏ lòng ngưỡng mộ: “Feeney là người biết lo xa và có tầm nhìn rộng”. Còn Bob Matousek, một người làm việc lâu năm trong DFS chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt doanh thu bán hàng 10 triệu USD mỗi năm tại sân bay. Còn doanh thu của các cửa hàng tại trung tâm thành phố ở Honululu là 1 triệu USD/ngày”. Tính tới năm 1964, DFS đã có hơn 200 nhân viên tại 27 quốc gia. Còn theo O’Clery, tiền cổ tức năm 1967 mà Feeney nhận được là 12.000 USD và con số này đã tăng lên gấp 10 trong năm 1968. Trong 10 năm tiếp theo, Feeney đã gửi ngân hàng gần 334 triệu đô la tiền cổ tức mà ông đã đầu tư khách sạn, cửa hàng bán lẻ, các công ty thời trang và các công ty khởi nghiệp về công nghệ.
Ấy vậy mà mãi tới năm 1988, thế giới mới biết đến sự giàu có của Feeney khi Forbes (một tạp chí nổi tiếng của Mỹ) đưa tin về sự thành công của DFS và sự giàu có của ông chủ của nó. Theo đánh giá của Forbes, “chiến lược gia Nhật Bản” đã đóng góp 200% vào giá vốn của DFS, 20% lợi nhuận và tăng doanh thu hàng năm của hãng thêm khoảng 1,6 tỷ USD. Dựa trên ước tính đó, Forbes đã xếp hạng Feeney là người giàu thứ 31 ở Mỹ, với khối tài sản trị giá khoảng 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, số tài sản thật mà ông sở hữu thì vẫn là một ẩn số. Khi công chúng cố gắng tìm hiểu về ông, họ lại càng kinh ngạc về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa của tỷ phú này.
Keo kiệt với bản thân, hào phóng với người dưng
Mặc dù sở hữu khối tài sản bạc tỷ nhưng Feeney luôn từ chối những món đồ xa xỉ. Feeney thường nói, ông quý trọng tiền bạc nhưng rất ghét phung phí nó. Quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con ngay từ khi còn bé. Mặc dù có tiền, ông vẫn làm việc hết mình và không muốn con cái trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Ông buộc con gái mình ở New York phải tự chi trả các chi phí để hiểu được giá trị của tiền bạc. Khi cô con gái gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu biết tự lập. Ông cũng tự hào vì: “Không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi tôi quyết định chúng phải đi làm thêm”. Ông nói: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và đảm bảo rằng, gia đình vẫn còn đủ tiền để chi tiêu trong cuộc sống”. Leslie Feeney Baily, con gái đầu của Feeney, chia sẻ: “Cha đã giúp chúng tôi sống như những người bình thường khác”.
Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, người vợ thứ hai và nguyên là thư ký riêng của ông. Người vợ trước của ông sau khi ly dị được ông chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn nhà hết sức bình thường. Nhìn cuộc sống hiện tại của Feeney, có lẽ người ta sẽ cho rằng ông là một lão già cổ hủ, tiết kiệm từng xu. Nhưng ít ai biết rằng trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam. Feeney luôn đề cao nguyên tắc “tối đa hóa hiệu quả từng đồng vốn”, nghĩa là chỉ tài trợ cho các dự án, chương trình đạt được hiệu quả cao nhất của từng đồng vốn bỏ ra. Ông buộc các tổ chức, quỹ từ thiện phải cạnh tranh nhau để được nhận tài trợ. Ông yêu cầu họ trình kế hoạch kinh doanh chi tiết với các cột mốc rõ ràng và công khai. Nếu một dự án đi chệch hướng so với ban đầu, ông sẽ cắt mọi khoản viện trợ. Tiếp tục tâm nguyện làm từ thiện của Feeney, hai người con gái của ông Diane Feeney và Juliette Feeney-Timsit đều là các Chủ tịch và thành viên của FACT - một tổ chức hỗ trợ xây dựng năng lực cho phát triển tiềm năng cho các học sinh tại châu Âu. Ngoài ra, Diane cũng là Chủ tịch của tổ chức từ thiện của gia đình mình với tài sản là 43 triệu đô la.     
Dương Hương

Xót lòng những câu thành ngữ thời hiện đại

GiadinhNet - Một cụ già hưu trí ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại, khiến người đọc xót lòng, xót dạ.

Xót lòng những câu thành ngữ thời hiện đại 1

1 .Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.       Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
16. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố.       Con trai thương bố vì chức vì quyền.
17. Đi với Bụt mặc áo cà sa       Quen sống bê tha thân tàn ma dại.
18. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21 Hay thì ở, dở ra toà, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay       Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23.  Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ       Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm       Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khoẻ mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tuỳ nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
39. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giỗ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không       Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau       Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư       Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay       Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt       Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết!
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
 N.V.Ph - Hội Người cao tuổi phường Tân Thành
(TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

5 câu hỏi “ngu ngốc” cho thời đại thông minh này




Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?
“Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?” – Quang Trần
Cái thời đại này quá nhiều nghịch lý

Và thật lạ khi trong gia đình: Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.
Trong cuộc sống đời thường thì sao?

Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ. Cảnh sát (giao thông) “thi hành” luật pháp, dân tình phạm pháp hối lộ. Vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày. Biết mỗi ngày mươi phút thể dục nhẹ nhàng khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.
Và cả những nghịch lý trong tâm hồn

Thời của “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm. Nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự. Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại. Ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu giao lưu. Quá vô tư và quá ít cười. Học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống. Bận nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng. Còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại. (riêng cái này ai có thì tốt nhé, không có thì mới bất ổn)
Bạn còn thấy gì lạ trong xã hội ngược đời này không?

Nếu bạn thấy được nhiều điều như thế này, bạn sẽ làm gì? Đã có quá nhiều những lời khuyên mà chúng ta nghe hằng ngày rồi. Thứ chúng ta cần bây giờ là hành động. Đừng trở thành nạn nhân của thực trạng, đừng đánh mất những mối quan hệ, đừng thiếu đi những kỹ năng sống trong thời đại công nghệ này.
Một vài giải pháp hành động thiết thực:
Lấy ngay smartphone của bạn ra gọi về cho mẹ.
Tập trò chuyện bằng cách nhìn vào mắt bạn gái, và đoán cô ấy cần gì?
Dừng đúng vạch đèn đỏ.
Đọc một cuốn sách mới.
Thay vì quẹt smart-phone, quẹt bằng bút chì lên trang giấy trắng một ý tưởng cho ngày sinh nhật thằng bạn/con bạn thân.
5 đứa bạn thân đi mua NOKIA 1280 đến 30/4 này đi du lịch để smart-phone ở nhà.
10 phút thiền mỗi ngày.
Mỗi tuần một lần leo lên nơi cao nhất thành phố (ví dụ như Bitexco nếu bạn ở Sài Gòn) hóng gió.
Ngày hôm nay tôi sẽ ngủ sớm hơn hôm qua 10 phút.
Sáng mai tôi sẽ dậy sớm hơn hôm qua 5 phút.
Dành 10 phút tập “Sun Salutation” buổi sáng. (Bạn có thể lên Google tìm theo từ khóa: “Sun Salutation”)
Nở ngay ngay nụ cười ngay khi gặp bạn bè.

À, đến đây thì mình dừng đọc 2 phút nhé! Ngay bây giờ hãy gọi điện về cho mẹ đã. (nếu đã lâu rồi bạn chưa gọi)

Bạn gọi xong chưa? Rồi à? Tuyệt, vậy ta đọc tiếp.
….
Khi ta thấy một điều gì đó chướng tai gai mắt. Ta thường bất bình và khó chịu… Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách cho mình một khoảng lặng, quan sát và suy nghĩ thấu đáo xem mình nên làm gì? Thế nhưng, việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ.
Albert Einstein từng nói: “The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don’t do anything about it.”
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” – Martin Luther King
Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
Vậy, 2 câu hỏi đặt ra là (1) khi nào ta nên im lặng và không làm gì cả? Khi nào ta nên hành động? Và (2) khi mà ta chưa có gì trong tay, ta chưa có tầm ảnh hưởng, ta có thể làm gì?
1. Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.
Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.
2. Quay trở lại về việc im lặng để trả lời cho câu hỏi số 2.
Ta nên im lặng nếu ta thực sự rất bất bình với những điều ta không muốn thấy người mà ta yêu quý. Hãy tin tôi, điều đó thực sự giúp họ rất nhiều. Một ví dụ đơn giản nhé. Ta thường cảm thấy sợ nhiều hơn khi ta mắc lỗi mà đáng lẽ ra người kia phải rất giận. Nhưng ta lại thấy họ im lặng. Và nó hữu ích hơn cho ta, làm ta hối hận hơn rất nhiều so với sự quở trách. Về phía người im lặng họ cũng vừa giúp được ta mà cũng ko bị thốt ra những lời không hay nữa…
Sự im lặng của ta còn giúp người ấy bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo hơn. Không ai muốn bị người mà mình yêu quý chỉ trích lỗi sai cả… Sẽ tốt hơn nếu ta để họ tự nhận ra điều đó và tự mình muốn thay đổi. Còn mình thì tập trung làm gương thôi
Thay cho lời kết

Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề. Đến cuối cùng nó cũng chỉ quay về việc kể lể và than phiền mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Thay vào đó hãy tập trung vào sự thay đổi của chính mình, tập trung vào hành động để tạo ra sự khác biệt.
Còn về sự im lặng, những khoảng lặng giúp tất cả mọi người nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn. Hãy xem im lặng như đó là một cách để giúp người khác tự mình thay đổi theo cách mà họ muốn.
“Be the change you want to see in the world.” – Mahatma Gandhi
Và đừng quên chia sẻ bài viết này lên tường để lan tỏa tinh thần người trẻ dám thay đổi, hay chỉ đơn giản là bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình là: “Yeah, cuối cùng thì mình cũng đã gọi điện cho người mà mình muốn gọi từ lâu lắm rồi.” Hoặc: “Sáng mai nhất định dậy sớm tập thể dục.”

Tolamon

Du học – “Đi đi, đừng về!”


Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.
Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:
“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.”
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
*
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”

Cái mất đáng sợ nhất ngày nay

Chắc không cần bàn luận nhiều, ở xã hội thời buổi bây giờ, đa phần mọi người sẽ đều có chung quan điểm mất điện, mất nước, mất net là những cái vô cùng khó chịu.
Mất điện thì hiển nhiên rồi, bây giờ mất điện thì cuộc sống về đêm sẽ thế nào? Rồi thậm chí có cả những nơi 100% là phải dùng điện, không có điện là mọi công việc được dừng lại ngay lập tức. Mất điện thì sao sinh hoạt, giải trí, vui chơi được. Ôi, thật đáng sợ.
Mất nước thì sao? Không có cái sự khó chịu nào bằng việc mất nước. Cách đây không lâu, có một thời gian mình nghe nói đường ống dẫn nước sông Đà mới bị vỡ có lần thứ chín, 70,000 hộ dân bị cắt nước, thế thì sinh hoạt tính sao? Khi mà thế giới càng hiện đại, mấy ai không sợ bẩn. Mất nước, ôi cũng thật ghê gớm.
Mất net thì thế nào? Chao ôi, cái cảnh xã hội “goai phai” “sờ mát phôn” mà không có internet hay 3G thì chắc đời sống tinh thần của giới trẻ bị chao đảo mất. Nào là vào mạng xã hội, nào là cập nhật thông tin, nào là thế nọ, nào là thế kia. Một ngày mà không được lướt facebook cập nhật trạng thái thì khó chịu còn hơn cả người bị ốm. Bảo sao có người nói mười ngày mất nước còn không khó chịu bằng một ngày mất net.

Thế nhưng, mất 3 cái đấy có phải đáng sợ nhất không?

Mất điện. Cuối thế kỷ 19 mới diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật điện. Ngay cả Edison cũng phải vật lộn với gần 10,000 thất bại để tìm ra được vật có thể thay thế đèn dầu. Ngày xưa, học là đèn dầu, học là nến, thậm chí là chỉ học, làm việc ban ngày. Vậy sao nhiều công trình, nhiều tác phẩm kinh điển vẫn ra đời?
Mất nước. Bây giờ cuộc sống dựa chủ yếu vào nước máy và có đập thuỷ điện. Nhưng đi về các vùng quê, có nhà nào là không có một cái giếng, một bể nước mưa đâu, thậm chí ngày trước cái thời mà vệ sinh môi trường được đảm bảo, trẻ con còn lấy việc tắm sông làm thói quen sinh hoạt. Vì sao họ vẫn vui, vẫn khỏe, vẫn tồn tại?
Còn net thì hiển nhiên là chuyện xưa nay hiếm, thế giới mới bị làm phẳng thôi chứ trước đây gửi thư là gửi qua chim bồ cầu, người đưa tin, chứ lấy đâu ra chuyện gửi mail. Báo có giặc đến là dựa vào những cột khói, truyền tin đều phải qua sứ giả. Không có net, sao các triều đại vẫn luôn luôn được vận hành?

Vậy câu hỏi, có và không có 3 thứ ấy, ai hạnh phúc hơn ai?

Câu trả lời là còn tuỳ. Chỉ xin nói một điều, đó là những thứ đang có hiện tại, nó tạo ra một cuộc sống chất lượng nhưng không có nghĩa là nó không thể thay thế và cũng không có nghĩa là nó thay thế được tất cả mọi thứ. Người ta có thể giàu có để tạo ra những thành phố lung linh về đêm, nhưng không thể không thay thế được việc con người vẫn phải có những khoảng thời gian nằm ngủ mỗi ngày. Người ta có thể xây bể nước hàng chục mét khối nhưng không ai cả ngày nằm mãi trong nhà tắm được. Người ta có thể vào net 24/24, ở mọi lúc và mọi nơi, nhưng có những chuyện thế giới ảo thì không bao giờ thay thế được trải nghiệm của cuộc sống thật.

Vậy mất cái gì là đáng sợ nhất?

Mất niềm tin, mất tiền, mất sức khoẻ, mất đi các mối quan hệ, mất chính bản thân mình (chết),… Liệu đó có phải những thứ đáng sợ nhất hay không? Triết lý cuộc đời là vô thường, vòng đời con người sinh lão bệnh tử. Ai cũng thế, cũng cất tiếng khóc chào đời, trưởng thành, già yếu rồi lại quay trở về với cát bụi. Thế hoá ra chẳng có gì là đáng sợ cả. Vậy có chăng việc đánh mất đi cuộc sống ý nghĩa mỗi ngày mới là đáng sợ nhất.
Đánh mất đi nụ cười lúc cuộc sống khó khăn khi mình hoàn toàn có thể luôn mỉm cười. Đánh mất đi nét đáng yêu và sự khoan dung lúc chia tay một mối quan hệ khi mình hoàn toàn có thể cư xử lịch thiệp và trao đi yêu thương với những người xung quanh. Đánh mất đi sự nỗ lực và chiến đấu đến cùng lúc gặp thất bại khi mình hoàn toàn có thể vui vẻ và tự hào với những gì đã nỗ lực. Những thứ đó, liệu có nhất thiết phải đánh mất đi?
Hoá ra đánh mất những thứ mình có trong người và chẳng ai có thể lấy đi được của mình, ấy mới là điều đáng sợ nhất.


Đỗ Việt Cường

Ép học là tội ác ?




Cả nhân loại này đều biết tri thức là sức mạnh, là kho tàng, là châu báu, vậy nên đừng có ai cố chứng minh nó là thật nữa, bởi vì nó đã thật lắm rồi. Tôi cũng như bao người khác, hiểu chứ, rằng phải học mới có thể đem lại hạnh phúc cho chính mình, dù là ở phương diện nào đi nữa. Nhưng tôi sẽ bác bỏ, thậm chí phê phán cái thói nhân danh chính nghĩa để trục lợi một cách không thương tiếc là “ép” con người ta đi học.
Chưa bao giờ tôi nghĩ con người sinh ra “phải học” cả, cũng như phải là thứ gì đó trên đời. Đúng là chuyện học rất quan trọng, quan trọng vô cùng thật đấy, nhưng nếu người ta bị “ép” để phải học, đó là tội ác. Và đừng cố phân biệt giữa tội ác ghê tởm và tội ác nào bớt ghê tởm hơn. Tội ác nào cũng là tội ác cả.
Con người! Nói cho cùng tận, sinh ra để làm gì? Đã lỡ sinh ra trên cái cõi đời này, biết còn để làm gì hơn là để sống cho tốt, để tận hưởng cái cuộc đời này? Và có nhiều người lôi từ đâu ra cái tư tưởng lệch lạc rằng “tận hưởng” là xấu xa, là lười biếng, là hưởng thụ, là đáng chê trách? Có phải vì cái lẽ đó, người ta đã tự tạo thêm một số thứ khác để cảm thấy rằng mình “thần thánh” hơn, rằng mình “người” hơn, rằng mình “đẹp” hơn? Đó là khi người ta bị bắt phải đi học cũng như biết bao thứ khác từ cả thảy các nền truyền thống, văn hóa trên thế giới?
Cả đất nước đang bước vào giai đoạn của chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải cách giáo dục, của những tiếng than từ các em học sinh, của những góp ý từ các bậc trí thức để đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn hiện tại. Bởi vì sao thế? Bởi vì nền giáo dục của đất nước đã quá cổ lỗ sĩ, coi trọng hình thức, từ nhà tuyển dụng cho đến các bậc phụ huynh.
Không biết kết quả cải cách sẽ ra sao, nhưng tôi tự hỏi, các em sinh ra để làm vật thí nghiệm hay sao? Để rồi nếu thí nghiệm có không may chẳng thành, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Các em ư? Cải cách, ngày một nhiều bất cập hơn chứ không hề ít đi. Và tôi thấy các em học sinh tiểu học phải mang những chiếc cặp nặng đến vài ký lô trên cái thân hình bé nhỏ của trẻ em Việt Nam. Một số chịu không nổi, phải mua cặp có 2 bánh xe kéo đi. Tôi không nghĩ chuyện học lại trở nên nặng nề đến vậy, và các bậc phụ huynh phải đưa rước con em đến say xẩm. Không những đưa rước, còn phải lo cho con em vào cấp 1 trường đẳng cấp quốc gia, cấp 2 trường chuyên, cấp 3 trường tuyển, đại học quốc gia.
Chúng ta là những cổ máy, hãy thành thật nhận thức điều đó một cách dũng cảm. Tôi có thể lên lịch cho TV sau 5 phút sẽ tắt, và các bạn sẽ lên lịch cho các em, những đứa trẻ kia, phải học thêm này, phải học ngoại ngữ nọ, phải điểm cao môn kia, phải biết về tin học, phải đậu vào trường chuyên. Rằng bao nhiêu tuổi đậu đại học, tốt nghiệp đại học, làm gì. Tôi đang cố ý nói đến số đông, xin đừng bảo quơ đũa cả nắm. Càng tệ hại hơn nếu bạn nói đó chỉ là số ít.
Chúng ta, những người lớn thật là vô tư và ngày càng thiếu trách nhiệm. Không những thế, chúng ta còn hèn nhát trong việc thừa nhận lỗi lầm của mình khi đem các em ra làm vật thí nghiệm cho cái hệ thống giáo dục ngày càng nhiều bất cập hơn này. Chúng ta thích gửi các em vào nhà trẻ, vào các trường học, thậm chí là trường nội trú, để chúng ta rảnh tay, để chúng ta khỏe, để chúng ta có nhiều thời gian hơn để làm việc, để kiếm tiền, để lo cho cuộc sống của con sau này. Cao cả quá đi, cha mẹ kiếm tiền cho con đi học, con đi học trong sự chán ngán mỗi ngày, trở thành một cỗ máy, một con vẹt, tiền bạc bị phí phạm, công sức lao động để có tiền rốt cuộc bị ngốn hết bởi hệ thống giáo dục ép buộc vô ích này.
Trẻ em bị ép học, đó là một thực tế, và dù bạn có chấp nhận thực tế hay không, nó vẫn là thực tế. Có bao nhiêu trẻ em cảm thấy hạnh phúc khi được đi học, có bao nhiêu trẻ em thấy muốn được chơi thêm, bắn bi, thả diều, vẽ, hát thêm? Đã có ai làm khảo sát chưa? Và đừng cố chống chế với tôi là chúng ta không đủ cơ sở vất chất, bởi vì trẻ em không cần cơ sở vật chất. Vẽ, hát, bắn bi, chơi đùa, không cần phải xây dựng thêm cơ sở vật chất.
Và vì trẻ em bị lập trình bởi những người lớn, chúng trở thành những cổ máy. Chưa bao giờ được tiếp xúc với tâm hồn đích thực hay thiên nhiên vĩ đại. Chưa bao giờ có đủ thời gian để đọc một cuộc phiêu lưu, thay vào đó là những quyển sách giáo khoa đầy tính hàn lâm, giáo điều. Chưa bao giờ gặp những trường hợp đáng để khóc, nước mắt chưa bao giờ được chảy vì cảm động, có chăng là vì đau khi bị té ngã. Và khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng như thế, tâm hồn chúng rỗng tuếch, nhưng với cái tâm trí đầy chất chứa, đến mấy giờ là học bài, mấy giờ xem TV, mấy giờ đi ngủ, mấy giờ đến trường. Con người cho đó là kỷ luật, tôi cho đó là những cỗ máy, không thể nào con người lại trở thành cỗ máy được.
Và do đó, ép học làm tâm hồn con người xơ cứng, vì đã mất đi cái bản chất của nó: TÒ MÒ. Bạn không thể bắt tất cả mọi người đều tò mò giống nhau được, hay tò mò cùng một lúc trong ngày được. Càng tồi tệ hơn khi trong những quyển sách giáo khoa không đủ thông tin để giải thích cho tính tò mò đó thay vì những kiến thức trên trời chả bao giờ được ứng dụng.
Rốt cuộc, chúng ta bị ép học, là bởi vì học để dễ sống hơn, kiếm được tiền nuôi miệng, và quanh đi quẩn lại chỉ có nhiêu đó. Tôi cũng bác bỏ luôn cái ý kiến phải lo được miệng ăn của bản thân rồi mới nên học cao lên, bởi vì như thế quá trễ, trẻ em phải được học như những gì chúng thích, nếu không, xem chúng ta có gì, rất nhiều những người lớn đi làm trong sự vô thức, chờ đèn đỏ trong mệt mỏi, chẳng còn tò mò gì về cuộc sống. Điều mà những người mất đi tính ham học không phải chỉ là mất đi kiến thức mà còn là cả sự phớt lờ với thực tại. Bởi vì họ quá mệt, họ không có thời gian nào ngoài làm việc và ngủ.
Con người được giáo dục: Đi học để cống hiến cho thế giới. Và với cái tư tưởng đó, người ta quần quật làm từ sáng tới tối, nhiều người chẳng thích thú gì với việc họ đang làm, giống y như ngày bé họ bị học những gì họ không thích học. Tôi cho rằng sống như thế là vô nghĩa. Nhắc lại quan điểm chính, con người sinh ra không phải để cống hiến cho xã hội, không phải để buộc phải học hành, và tôi luôn trung thành với quan điểm này. Xã hội bị thiếu thốn, mất cân bằng do những thế hệ trước làm nên, và bắt các học sinh phải bù vào, phải cống hiến để cái thế giới đẹp hơn, bởi vì ngay từ đầu nó đã sai rồi.
Người ta sinh ra chả cần phải có thêm tư chất này, phẩm chất nọ, tài năng kia, bởi vì họ đã vốn có sẵn trong người rồi, và đáng buồn là nó đã bị thui chột, bị chôn vùi. Người ta sinh ra chỉ cần được tự do. Với cái tâm luôn tò mò của trẻ em, với những khả năng vô hạn của trẻ em có, hãy để chúng được làm những gì chúng thấy yêu thích. Và thế giới sẽ không cần đến cái khái niệm “cống hiến thế giới”, “trách nhiệm quốc gia” gì cả. Khi trẻ em được tự do, được khuyến khích phát triển, được làm những gì chúng yêu thích, thế giới sẽ tự khắc được xoa dịu, và từ đó không cần phải cố gắng để sửa chữa những lỗi lầm vớ vấn mà trước giờ con người vẫn sinh ra.
Chả có chuẩn mực nào cho việc phải đến trường, phải có bằng cấp hay phải học để cống hiến gì ở đây cả. Thế nên, đừng sống theo cách bắt ép để rồi tước đi tự do của trẻ em.
Ép học là tội ác, tội ác với trẻ em, và đó là lý do gây nên sự rối loạn của thế giới…
Xin đừng tiếp tục như thế nữa!

-Lục Phong-

Tại sao bạn không hài lòng với cuộc sống của mình

Tại sao bạn không hài lòng với cuộc sống của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn về ”kỹ thuật thực chiến” mà tôi đã và đang áp dụng cho cuộc sống của mình. các bạn sẽ thay đổi ý nghĩ.

I. Chuẩn bị

Mọi việc, bất kể lớn nhỏ, chúng ta đều cần có bước chuẩn bị. Việc chuẩn bị sẽ khiến chúng ta chủ động hơn trong hành động. Giống như trước khi bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả, chúng ta cần có bữa sáng đầy đủ, có thể thêm một ly coffee cho tỉnh táo. Hoặc chỉ riêng việc thức dậy đúng giờ thôi đã là sự chuẩn bị quá tốt rồi.
”Nếu cho tôi 6 tiếng để bổ củi, thì tôi sẽ dành 4 tiếng để mài lại lưỡi rìu.” – Abraham Lincohn
Vai trò của khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Nó đã chiếm gần 50% thành công của bạn rồi.
Khâu này tôi không cần nói cụ thể, vì tuỳ mỗi người mà có cách chuẩn bị hành động khác nhau. Tôi sẽ liệt kê khái quát những điều bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu hành động:
- Sức khoẻ: Dù tuổi trẻ chúng ta chưa bị ốm đau nhiều, vẫn còn thời gian để chăm sóc cho bản thân, chúng ta nên biết cách giữ gìn sức khoẻ; những gì chúng ta tác động tới sức khoẻ bây giờ có thể khiến ta hối hận khi về già; có sức khoẻ là có tất cả.
- Kế hoạch – Mục đích – Thời gian biểu: Với những thứ này, bạn sẽ biết rõ mình nên làm gì, mình phải làm gì; tôi khuyên các bạn nên có một cuốn sổ tay, ghi lại dự định, kế hoạch, mục tiêu cho tương lai gần và xa; để làm gì, để khi bạn không biết phải làm gì thì vẫn có cách để bạn nhớ, đó là mở lại cuốn sổ.
- Ý chí – Động lực: Có sức khoẻ, tuổi trẻ, có ước mơ vẫn chưa đủ; muốn biến nó thành hiện thực, tức là hành động, bạn phải có ý chí kiên cường, không ngại khó, sẵn sàng đối mặt; đừng bao giờ đẩy lùi lại ngày mai, vì nhỡ ngày mai là ngày cuối cùng….?
- Tinh thần học hỏi: Đây là nhân tố tôi coi trọng hàng đầu, thậm chí quan trọng hơn cả sức khoẻ theo ý kiến chủ quan của tôi; bạn muốn thành công thì hãy học hỏi người thành công; bạn đã qua độ tuổi học phổ thông chưa, nếu rồi thì hãy bắt đầu với việc suy nghĩ độc lập; bạn có thể vâng lời bố mẹ, nhưng nếu bố mẹ bạn không có được thành công mà bạn mong muốn thì cũng đừng nghe lời họ mãi…
- Chiến hữu – Kẻ thù – Đối thủ: Dù bạn làm gì cũng đừng bao giờ làm một mình; có người để song hành, có người để đề phòng, có người để cạnh tranh, hẳn sẽ nhộn nhịp hơn là một mình rồi.
Nếu bạn là thiên tài, tôi sẽ cân nhắc điều này. Nhưng thiên tài thì đâu cần quan tâm tới những gì tôi nói nãy giờ nhỉ?
”Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy mơ ước như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” – James Dean

II. Quản lý

Không ít người trong số chúng ta để mọi thứ trôi đi một cách vô nghĩa. Một ngày trôi đi vô nghĩa, ta chán nản, nhưng chẳng biết làm gì để thay đổi điều đó, rồi lại một ngày nữa trôi đi vô nghĩa, cứ như vậy, ta bỏ phí rất nhiều thứ chứ không riêng gì thời gian. Chẳng hạn, sức khoẻ, kiến thức, cơ hội…. Tất cả chỉ vì chúng ta không biết cách quản lý. Nếu phải chọn giữa một chiếc túi lớn và chiếc cặp nhỏ hơn nhưng nhiều ngăn, bạn sẽ lựa chọn gì? Hầu như ai cũng trả lời là chiếc cặp nhiều ngăn. Vì sao? Vì tính tiện dụng của nó, giúp ta chứa đồ, sắp xếp khoa học hơn. Vậy còn những người chọn chiếc túi lớn, với lý do đựng được nhiều thứ hơn?
Hãy tưởng tượng một chút nhé? Khi bạn cần tìm một món đồ nào đó, mà nó lọt sâu và lẫn trong đủ thứ đồ bạn nhét vào túi; hãy tưởng tượng một hình ảnh vui nhé: bạn đang tìm thứ gì trong thùng rác vậy? Từ ví dụ về chiếc túi và chiếc cặp đó, bạn đã thấy rõ vai trò của việc tổ chức quản lý chưa? Khi bạn đã biết cách tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả công việc của bạn sẽ cực kỳ cao. Bạn làm 1 bằng người khác làm 10. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp lớn mà không có hệ thống quản lý từ cao tới thấp, các phòng ban khác nhau, thì liệu doanh nghiệp đó có đứng vững được hay không? Giờ tôi sẽ định hướng giúp các bạn về cách tổ chức quản lý.

1. Quản lý thời gian:

”Làm chủ thời gian là làm chủ cuộc đời.” – Lakein
– Tiêu chí của quản lý thời gian là: thứ nhất không để thời gian chết (thừa) quá nhiều; thứ hai sắp xếp công việc và làm việc tuần tự để không bị thiếu thời gian.
– Một ngày chúng ta chỉ có 24 giờ. Nếu để nó thừa thãi lúc này, thì sau này bạn sẽ thiếu thốn nó vô cùng. Và thật tuyệt là bây giờ tôi rất bận rộn. Chỉ mong 1 ngày có thêm 1 giờ nữa thôi là hạnh phúc lắm rồi. Thực ra bản thân tôi mới chỉ phát huy được tiêu chí đầu tiên thôi. Tôi tham quá nhiều việc, đến cuối ngày, nhìn lại danh sách công việc phải làm, tôi không bao giờ hoàn thành hết 100% được, tôi vẫn còn bỏ dở khá nhiều việc lớn nhỏ khác nhau. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vui, vì tôi đã không để thời gian trôi đi vô nghĩa. Tôi chạy đua với thời gian, chứ không phải ngồi nhìn thời gian chạy; tôi tự tạo ra áp lực về thời gian chứ không phải đợi thời gian tạo áp lực cho tôi; tôi song hành và thách thức thời gian, chứ không phải thời gian gây khó dễ cho tôi.
Hãy biết quý trọng thời gian! Vì nó cũng giống như con người vậy, thậm chí còn công bằng hơn con người bởi nó không phân biệt giàu nghèo. Nó sẽ đáp lại sự tôn trọng của bạn một cách xứng đáng. Vậy tôi đã quản lý thời gian như thế nào? Hẳn các bạn đang nghĩ tôi đã chọn một chiếc túi lớn và nhồi nhét tất cả công việc vào đó? Tôi luôn phân loại công việc thành 4 phần: Sức khoẻ, Sự nghiệp, Tình cảm, Tài chính (gợi ý từ tử vi và cung hoàng đạo). Theo đó, tôi sẽ tính toán dành bao nhiêu trong quỹ 24 giờ cho từng phần này. Bạn cũng có thể phân chia theo cách này, hay cách khác, miễn là bạn đã bắt tay vào quản lý quỹ thời gian thì vẫn hơn là không làm rồi. Hãy thực hiện nó với cuốn sổ bất ly thân, đừng tính toán bằng bộ não thiên tài bạn nhé!
”Một ngày có 24 giờ. Vậy là mỗi tháng, bất kể giàu nghèo, mỗi người đều được cấp 720 giờ. Hãy chi tiêu cho hợp lý để cuối tháng không phải ăn ”mỳ gói sinh viên.” – Sư phụ tôi

2. Quản lý cảm xúc

Ồ cảm xúc cũng cần quản lý? Hiển nhiên rồi. Thử ngẫm, nếu để cảm xúc tràn lan lấn chiếm suy nghĩ, thì chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta sẽ hành động theo bản năng, theo cảm tính, và sẽ để phần con lấn chiếm phần người. Cái cần làm, là hành động, suy nghĩ có lý trí, để tính người khống chế được phần con trong mỗi chúng ta.
Cảm xúc là thứ gây nghiện. Nếu bạn tìm đến nó quá nhiều, bạn sẽ không còn thiết nghĩ tới những gì khác trong cuộc sống nữa (điều này dễ thấy trong lớp thanh thiếu niên, độ tuổi đã bắt đầu biết rung động….).
Cảm xúc cũng giống như một đứa trẻ vậy. Nếu bạn nuông chiều nó, nó sẽ không bao giờ biết phân biệt phải trái, và ngày càng quấy phá (đối với những người hay cáu bẩn, ban đầu chỉ một chút nóng nảy, ấm ức lưu giữ trong đầu, rồi dần dần, khi không biết cách kiềm chế, kiểm soát, nó sẽ càng lớn dần lên và không thể kìm hãm được nữa, sẽ càng khó kiềm chế tính khí hơn, dễ nổi nóng hơn; và người như vậy sẽ khó mà tìm được niềm hạnh phúc trong cuộc sống).
Vậy nên, trong mọi tình huống, bất kể ra sao, bạn cũng phải suy nghĩ, nhìn nhận theo hướng khách quan, tránh suy nghĩ chủ quan, đánh giá theo cảm tính. Tức là, hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh, tỉnh táo. Việc này không phải là dễ, vì thế ta càng phải thực hiện, bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta, hiện tại và tương lai. Nhưng bạn biết không, để thực hiện nó cũng chỉ bắt đầu từ một hành động rất đơn giản: IM LẶNG.
Khi ta im lặng, ta sẽ biết lắng nghe. Lắng nghe không chỉ là hoạt động của đôi tai, mà nó còn kết hợp với khối óc nữa. Khi ta để cái miệng ”làm loạn” thì đôi tai và khối óc đều vô dụng. Bởi vậy mới có câu: ”Im lặng là vàng.” Nhưng im lặng không phải là im lặng tuyệt đối. Khi bạn đã biết dừng lại lắng nghe, suy nghĩ kỹ lưỡng, chắc chắn, lời nói của bạn sẽ có giá trị. Và khi bạn đã lắng nghe người khác rồi, có khó không khi bạn lên tiếng, sẽ có người tôn trọng và lắng nghe bạn?
Tôi không khuyên các bạn loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong hành động, mà là điều hoà nó. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Tất cả đều phải cân bằng và điều hoà. Đến đây, bạn hãy mở cuốn sổ của mình ra, mở về trang cuối cùng và ghi lại những điều sau đây, tôi tin là sẽ vô cùng hữu ích với các bạn:
“Khi chán nản hãy cất vang giọng hát; khi đau khổ hãy mở lòng cười lớn; khi phiền não hãy làm việc nhiều hơn; khi sợ hãi hãy dũng cảm thẳng bước; khi tự ti hãy thay quần áo mới; khi âm u hãy cao giọng gào thét; khi khốn khó khôn cùng hãy tưởng tượng sự giàu có trong tương lai; khi lực bất tòng tâm hãy hồi tưởng sự thành công trong quá khứ; khi thiếu tự trọng hãy tưởng tượng mục tiêu của mình; khi quá tự tin hãy tìm lại ký ức của thất bại; khi hưởng thụ thoả thích hãy nhớ đến những ngày đói khát; khi dương dương tự đắc hãy tưởng tượng đến đối thủ cạnh tranh; khi thoả mãn hãy đừng quên thời khắc nhẫn nhục; khi tự cho mình là đúng hãy xem mình có bị kẻ khác điều khiển không; khi giàu có hãy nhớ đến lúc ăn không no bụng; khi kiêu ngạo tự mãn hãy nghĩ đến lúc bản thân nhu nhược; khi vênh váo tự cao tự đại hãy ngẩng đầu nhìn lên các vì sao.” – Trích từ sách “Phép Tắc Của Loài Sói
Đây chính là quy luật lấy bất biến ứng vạn biến. Khi tâm trí bạn điều hoà, mọi việc đều trong tầm tay.
”Xử lý một việc theo lý trí chỉ có một cách, nhưng cách đó chắc chắn hiệu quả. Còn nếu xử lý bằng cảm xúc thì có cả ngàn cách, nhưng có thể sẽ không một cách nào hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.” – Sư phụ tôi

III. Tùy cơ ứng biến

Làm việc quy củ, nhìn nhận tỉnh táo, không để cảm xúc ảnh hưởng công việc. Bạn mới chỉ biến mình thành một cỗ máy chăm chỉ hành động thôi. Nhưng đi được đến bước này, bạn đã thành công không nhỏ rồi. Hoan hô! Đến đây, bạn mới được cho phép bản thân tuỳ cơ ứng biến. Giả như sổ kế hoạch đầy ắp công việc nói rằng hôm nay bạn không có thời gian để nghỉ ngơi, nhưng có việc đột suất phát sinh đòi hỏi bạn phải bỏ dở công việc, hãy linh động. Việc đột suất đó có thể là họp mặt gia đình, chuyến đi tập thể, hay ”cơ hội ngàn năm có một” nào đó chẳng hạn. Trước những lựa chọn như vậy, bạn chỉ có thể chọn một và đi tiếp. Phân vân sẽ lại mất thêm thời gian vô nghĩa, mà vội vàng sẽ khiến bạn hối hận với lựa chọn. Hãy ghi những công việc đó vào sổ, hãy tạo cho mình thói quen đó. Hãy ghi ra xem với những việc đó, nếu làm thì kết quả thế nào, nếu không làm thì kết quả ra sao. Cuối cùng chốt hạ kế hoạch theo hướng bạn thấy tốt nhất.
Bên cạnh đó, hãy xem xét mức độ ưu tiên của một việc theo chu kỳ của nó. Giả sử việc A và việc B đều quan trọng như nhau, nếu làm hay không làm kết quả của 2 việc là ngang nhau. Nếu việc A là việc hàng ngày, việc B chỉ diễn ra 1 năm 1 lần, thì bạn nên ưu tiên công việc B hơn. Đây chính là phương pháp sư phụ đã dạy cho tôi, và nó giúp tôi động não khi hành động chứ không phải nhắm mắt chọn bừa theo ý thích. Chính bản thân tôi khi không cân nhắc như vậy, tức là không tìm điểm lợi, điểm bất lợi từ mỗi hành động lựa chọn mà chỉ chạy theo đám đông, không có chính kiến rõ ràng; cuối ngày, tôi cảm thấy hối tiếc nhiều hơn là hứng khởi.

IV. Quá trình và kết quả

Mọi thứ đều có quá trình và kết quả. Nếu các bạn tin vào luật nhân quả, mà tôi nghĩ chúng ta nên tin vào luật nhân quả. Gieo nhân nào gặt quả nấy. Người ta thường nhìn vào kết quả mà đánh giá bạn, chỉ ai thực sự hiểu bạn mới nhìn vào cả quá trình. Mà như vậy cũng tốt. Tôi nói tốt là bởi vì nếu ai cũng chịu khó nhìn vào quá trình bạn hành động thì chẳng phải ”lộ bí kíp” rồi sao? Bạn sống cuộc đời của chính bạn, chứ không phải sống nhờ phiếm luận của kẻ khác. Bởi vậy, hãy kiên trì hành động, chỉ riêng kiên trì thôi đã là kết quả khá tốt rồi. Gieo hạt không thể ngày một ngày hai mà có quả ngay được. Bởi nếu như vậy thì bạn còn cạnh tranh được với ai nữa?
Đôi khi chúng ta hành động vô hướng chỉ quan tâm kết quả. Đó là lý do chúng ta luôn thắc mắc: ”Tại sao nó lại như thế? Rõ ràng mình đã….như thế rồi mà? Sao nó vẫn….như thế?….” Ngay cả bản thân chúng ta cũng không chịu khó theo dõi quá trình mình hành động. Hãy lật lại cuốn sổ. Hãy luôn làm tuần tự như vậy: ghi sổ, hành động theo điều đã cân nhắc trong sổ, lật lại cuốn sổ để theo dõi quá trình. Khuyết điểm không bao giờ được rút ra từ kết quả, mà là từ quá trình. Phải tìm được khuyết điểm mới tìm được con đường thành công. Thất bại là mẹ thành công, nhưng chúng ta sống được bao lâu mà cứ phải ngồi đếm thất bại?


Quản Gia Họ Đào

Sự khác biệt giữa “giàu có” và “có nhiều tiền”

Có rất nhiều tiền có phải là giàu có không? Tuỳ mỗi người quan niệm sẽ có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Đối với tôi sự giàu có là sự thỏa mãn. Tiền là một trong nhiều công cụ để giúp tôi thỏa mãn cho riêng mình.
Tôi thích tiền vì lý do gì? Đó là những thứ mà tiền có thể mua được, nhưng món ăn ngon, những bộ quần áo đẹp, những chiếc điện thoại đẳng cấp… và rồi tôi sẽ nhanh chán những thứ đó và đòi hỏi những thứ cao xa hơn. Đó là sự thỏa mãn. Có nhiều tiền tôi sẽ trở nên sành điệu, chơi đẹp hơn, thoải mái về tiền bạc hơn, nhậu nhẹt, ăn chơi tiêu tiền không tiếc tay…. Điều này đem lại gì cho tôi, được người khác nể mình hơn, tôn trọng mình hơn… Đó là sư thỏa mãn cái tôi của mình.
Và tôi tự hỏi liệu điều này có phải là giá trị thực của con người tôi không? Chắc chắn là không. Giá trị của tôi là những suy nghĩ của mình, những hành động của mình, mục đích sống của tôi, lý tưởng của tôi. Đó mới là giá trị thực sự.
Và câu hỏi đặt ra bây giờ là tôi phải sử dụng công cụ tiền bạc như thế nào để đạt được ước mơ của tôi, lý tưởng của tôi, và giúp tôi trở nên giàu có, thỏa mãn ở mọi phương diện mà tôi muốn. Dưới đây tôi sẽ liệt kê danh sách những điều mà tiền mang lại cho tôi và tôi mong rằng những bạn sau khi đọc bài này hãy cùng nhau nhìn lại, đánh giá việc sự dụng tiền như thế nào, có hợp lý để giúp bạn trở nên giàu có chưa và đóng góp ý kiến cho bài viết này.
Thứ nhất nó giúp tôi trang trải được những nhu cầu của cuộc sống: ăn, mặc, ở. Điều này thì ai cũng cần và điều đáng buồn là nhiều người dùng tiền chỉ cho mỗi việc này – kiếm tiền để sống là đủ.
Thứ hai nó giúp tôi có nhiều trải nghiệm hơn, những chuyến du lịch những chuyến đi, khám phá về thế giới xung quanh.
Thứ ba nó giúp tôi có những khoá học, mua nhiều sách, học được nhiều điều bởi tôi biết rằng kiến thức là sức mạnh, đầu tư sinh lợi nhiều nhất là đầu tư vào bản thân.
Thứ tư đó là cảm xúc, khi tôi mất tiền, kinh doanh không thành công, đến những cảm xúc khi tôi có nhiều thật nhiều tiền, 2 thái cực hoàn toàn đối ngược.
Thứ năm nó giúp tôi học được tính kỹ luật bản thân trong việc quản lí tiền bạc. Kiếm tiền ai mà không kiếm được, giữ được tiền và tạo ra nhiều tiền hơn từ số tiền đã kiếm được thì có mấy ai. Kỹ luật bản thân và kiềm chế những ham muốn mà tiền mang lại đó là điều tôi luôn rèn luyện.
Thứ sáu giúp tôi hiểu thêm về con người, về những người xung quanh mình, tôi xem thấy được khi tôi có nhiều tiền và khi không có đồng nào trong tay. Tôi sẽ biết được ai là những người bạn thực sự của mình.
Có nhiều tiền chưa hẳn là giàu có, và phương diện giàu có của tôi là sự thỏa mãn, còn bạn quan niệm về chủ để này như thế nào. Dù thế nào thì hãy sử dụng tiền bạc và biến chúng thành công cụ để đáp ứng những thỏa mãn cho riêng mình bạn nhé!

“Sự giàu có rốt cục cũng chỉ là một thứ tương đối. Vì một người có ít tiền và ít nhu cầu sẽ giàu hơn những kẻ nhiều tiền nhưng lắm nguyện vọng.”
-Charles Caleb

Sunday, December 7, 2014

Lòng tham vô hạn trong một cõi sống hữu hạn

Thực ra, cái gì của ta là của ta, của người là của người, biết đủ là đủ, chân lý giản đơn. Nhà Phật thường răn dạy: Đừng liếm mật ngọt còn sót lại trên lưỡi dao, sẽ bị họa đứt lưỡi. Vậy mà lắm kẻ mang họa vì chút xíu mật ngọt tầm thường, họ mắc chứng bệnh: tham lam vô hạn trong một cõi sống có hạn.

Tôi quan sát, ban đầu bâng quơ thôi, lâu riết thấy sự kỳ lạ: có những con người không bao giờ biết đến hạnh phúc, mất khả năng thụ hưởng hạnh phúc, đồng thời-tất nhiên-không đem lại hạnh phúc cho bất cứ ai, cho dù nhìn qua có vẻ họ có đủ điều kiện để hạnh phúc cũng như mang hạnh phúc cho người khác.
Thực ra thì điều đó, nhìn dưới lăng kính tâm lý học, cũng có thể lý giải được, song không thể cho là bình thường được. Chẳng hạn, thường thường người ta nghĩ, nghèo thì khổ, bất hạnh nhưng lắm kẻ có rất nhiều tiền, vẫn không hề có chút xíu hạnh phúc nào hết! Cứ như một cơn khát vô cùng tận, bao nhiêu tiền vàng không thỏa, thậm chí làm cơn khát tăng thêm mãi như trong câu chuyện túi ba gang. Họ không có sự ngơi nghỉ, thiếu vắng nụ cười, cảm thông san sẻ, hay sự hài lòng về một điều gì đó.
Tôi cận kề một ông chủ to theo đúng mọi nghĩa, nhưng chưa thấy ông hài lòng với người làm công bao giờ cho dù họ đã rất cố gắng. Công nhân chấp nhận lương thấp việc nhiều, ông có lợi nhuận cao, nhưng ông không bằng lòng: hôm sau giao việc nhiều hơn hôm trước, điều kiện lại khó hơn; lương thấp lại tìm cách hạ thấp hơn nữa! Chưa từng thấy ông khen ngợi hay khích lệ, chỉ có cau có, ta thán, đe dọa… Mà riêng gì kẻ ăn người ở, với gia đình, ông cũng thế, nghiệt ngã; ông nghiệt ngã ngay với chính bản thân mình từ tấm áo manh quần, miếng ăn thức uống. Có lẽ nhờ thế mà ông giàu, song chính vì thế mà ông không có hạnh phúc theo mọi định nghĩa.
Một ví dụ khó tin về ông: Ô-sin giúp việc cho ông đúng 10 năm, tưởng chừng bao nhiêu là thân thiết, vậy mà ngày người thân cô ấy qua đời, xin phép nghỉ 2 ngày chịu tang hẳn hoi, đến tháng lương vẫn bị trừ 2 ngày công! Cô ấy tủi thân khóc và nghỉ việc, kêu rêu khắp nơi, còn ông chủ đáng thương đã kịp nặn ra kịch bản: nó lấy trộm điện thoại nhà tôi nên đuổi rồi!
Tôi tự cho đấy là một chứng bệnh kỳ lạ.
Mà nào chỉ có người giàu, đại gia mới mang “virus” ấy. Một bà nọ trong xóm, rất nghèo, cứ than thở suốt về mọi thứ. Nhà nước cấp sổ hộ nghèo, lại muốn có cái nhà. Có cái nhà tình thương, lại chê quá nhỏ! Nằm viện, người ta cho cơm từ thiện ngày ba bữa tinh tươm, lại chê… không đổi món, ăn phát ngán. Nghe mà căm giận, chứ không chỉ buồn. Tôi không kiềm được, hỏi con người ấy: Dì có từng cho ai một chén nước hay một tô cơm trắng? Buồn!
Bệnh viện có nhiều, rất nhiều vấn đề, ai cũng thấy. Nhưng trong ấy cũng có bao nhiêu điều tốt đẹp ẩn tàng hay hiển hiện, vậy mà có người chỉ biết ta thán về mọi thứ, đòi hỏi vô lý, một chiều, chỉ cái chau mày của thầy thuốc cũng thành câu chuyện bức xúc, trong khi chưa bao giờ cất tiếng cảm ơn những ân nhân người dưng nước lã cứu mạng mình, người thân của mình….
Nhờ trời, có những con người ngược lại, họ dễ tìm thấy hạnh phúc trong những cái nhỏ nhoi, giống như một hàn thử biểu cực nhạy: một tia nắng ban mai, một làn gió mát, hay một giọng ca bất chợt thoảng qua từ đâu đó bên nhà hàng xóm cũng khiến họ bâng khuâng, nhẹ nhõm, an lành…. Họ biết đủ, biết dừng, biết giới hạn, thấu cảm dễ dàng trước mọi sự – lòng ta và lòng người. Chỉ đường cho một người lạ, họ thấy vui trong lòng. Nhận một email đính kèm đường link bản nhạc hợp gu, họ sung sướng; có dư được chút tiền làm từ thiện, họ hân hoan vô cùng. Những con người ấy hạnh phúc cho dù có ít, thậm chí rất ít trong cuộc đời này, ngưỡng hạnh phúc của họ có thể thấy được một cách rõ ràng.
Có một câu chuyện cay cay. Đấng quân vương nọ vừa muốn ban đặc ân cho thuộc hạ vừa muốn thử lòng, đã phán: Ta ban cho ngươi một con ngựa và một thanh kiếm, ngựa tốt và kiếm sắc, ngươi cưỡi ngựa đến đâu không giới hạn trên vương quốc của ta rồi cắm thanh kiếm đánh dấu, thì tất cả đất đai trong đấy là của nhà ngươi. Vậy là có một bi kịch, vị thuộc hạ đã thúc ngựa chạy mải miết đến ngã gục, kết thúc sự sống, vì muốn có một sở hữu mênh mông vô cùng tận! Con người đấy có lộc mà không biết hưởng, biến phúc thành họa.
Thực ra, cái gì của ta là của ta, của người là của người, biết đủ là đủ, chân lý giản đơn. Nhà Phật thường răn dạy: Đừng liếm mật ngọt còn sót lại trên lưỡi dao, sẽ bị họa đứt lưỡi. Vậy mà lắm kẻ mang họa vì chút xíu mật ngọt tầm thường, họ mắc chứng bệnh: tham lam vô hạn trong một cõi sống có hạn. Thật là lòng tham không đáy.


Theo GIÁC NGỘ ONLINE