Tuesday, December 9, 2014
Mài rìu, bạn đã làm chưa?
Mài rìu, bạn đã làm chưa?
“Nếu cho tôi sáu giờ để đốn một cái cây, tôi sẽ dành bốn giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln
Vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ đã nói như vậy. Đó là một cách giải quyết vấn đề rất thông minh phải không. Với một suy nghĩ thông thường nếu bạn được cho ngần ấy thời gian để gian để đốn một cái cây, tôi dám chắc với các bạn rằng mọi người sẽ dùng ngần ấy thời gian đó để làm hai việc là đốn cây và nghỉ mệt. Chúng ta sẽ không quan tâm đến cái rìu vì mấy ai nhận ra được cái rìu chính là phương tiện quyết định chúng ta có thành công hay không.
Kể các bạn một câu chuyện nữa, một người nọ gặp một người đang miệt mài cưa một cái cây trong rừng, người này hỏi:
“Anh đang làm gì đấy?”
“Anh không nhìn thấy à? Tôi đang đốn cây.”
“Anh trông mệt lắm rồi đấy! Anh cưa được bao lâu rồi?”
“Hơn năm tiếng rồi,” người này đáp, “Tôi kiệt sức mất thôi. Đây là một công việc nặng nhọc.”
“Vậy tại sao anh không nghỉ ngơi một lát và mài sắc lại lưỡi cưa, tôi tin rằng anh sẽ cưa nhanh hơn rất nhiều.”
Người này đáp: “Tôi không có thời gian để mài cưa. Tôi quá bận cưa cây rồi!”
Qua câu chuyện trên chắc chắn bạn nhận ra một điều rất qua trọng trong cuộc sống của chúng ta, đó là mỗi người chúng ta chỉ tập trung vào cái mà chúng ta nhìn thấy, chứ chúng ta chưa bao giờ thực tâm dừng lại chuẩn bị và suy nghĩ để có giải pháp thực hiện tốt nhất. Chúng ta tập trung vào công việc chúng ta làm, chúng ta bị hạn chế về tư duy hệ thống và tư duy phản biện. Nên chúng ta cứ làm việc theo lói mòn suy nghĩ cũng như các quy tắt cũ mà xã hội này áp đặt cho chúng ta. Muốn cưa cây thì bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai chứ không ai nghĩ rằng rìu sắc bén chúng ta sẽ cưa nhanh hơn. Lắm lúc đấy là điều mà chúng ta ai cũng biết nhưng khi áp dụng ngoài thực tế thì mỗi chúng ta lại lấy vùng an toàn của mình ra để xử lý và hành động.
Trong giáo dục bậc đại học, sau khi ra trường thì tôi quan sát thấy có hai nhóm sinh viên. Một là, các bạn sau khi ra trường, các bạn ấy biết mình cần gì, thích gì, có thể làm gì và muốn làm gì. Các bạn ấy có một hoài bão, một sứ mệnh và các năng lực giỏi để giúp các bạn ấy đạt được điều mình mong muốn. Thì với nhóm này tôi xin chúc mừng vì các bạn là những người chủ động và sẽ đạt được được mà các bạn mong muốn. Hai là, nhóm các bạn sinh viên được bao bọc quá kỹ từ gia đình và thụ động trong suy nghĩ. Các bạn ấy, ra trường mà không xác định được đâu là điều mình yêu thích, không biết được bước đi tiếp theo của cuộc đời mình.
Rời khỏi trường đại học và bước ra một thế giới rộng lớn hơn, họ giống như những con hổ hay sư tử ở sở thú mà được trở về với thế giới hoang dã vậy. Cuộc sống của những chúa sơn lâm này được định hình sẳn theo một quy trình, nó ở một cái nơi mà bản năng của nó không được rèn luyện như phát hiện kẻ thù, săn mòn, đói thì phải đi kiếm ăn, cạnh tranh sinh tồn với những loài khác cũng như đi tìm bạn tình. Đến giờ ăn chúng sẽ được phát thức ăn nên dường như nó chưa hề bị đối bao giờ, nó ở trong lòng sắt nên không có kẻ thù nào có cơ hội đụng chạm với nó,…
Các bạn cũng vậy, các bạn được bao bọc kỹ càng từ gia đình bạn, từ môi trường xung quanh bạn. Nên các bạn thực sự không biết các bạn cần gì, muốn gì và phải làm gì ở tương lai. So với nhóm các bạn sinh viên đầu tiên, các bạn là người có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nhìn thấy bạn bè của mình chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, để học bài, để nâng cao tiếng Anh, đọc sách, nâng cao kiến thức mềm,… Những lúc như vậy, các bạn sẽ bị cuốn theo sự vận động của những người xung quanh. Các bạn cũng bắt đầu chạy đôn chạy đáo chuẩn bị hồ sơ tìm việc cho mình. Và các bạn đi rải hồ sơ đó đến nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn ngồi yên và chờ đợi, đợi đến khi công ty này mời bạn phỏng vấn hoặc dự tuyển các kỳ thi mà các nhà tuyển dụng này muốn. Các bạn bị động trong mọi trường hợp.
Trong cuộc sống không một tí áp lực nào, nó vô tình giết chết đi suy nghĩ, những bản năng vốn có trong bạn. Cái vỏ bọc càng kỹ, càng ấm áp thì bạn càng yếu ớt khi đương đầu với sóng gió. Giống như loài bướm vậy, từ kén chui ra ngoài với bao điều vất vả, đau đớn và khổ cực nhưng đạt được sự tôi luyện từ thiên nhiên nó sẽ trưởng thành và thành công. Nhưng trong quá trình đó có một ai đó tội nghiệp chúng, thương hại chúng và xé vỏ kén đó để cho con bướm được tự do, không phải khổ nhọc nữa thì con bướm xấu số đó sẽ sống một cuộc đời tàn tật, lê lếch với đôi cánh nhỏ bé và không thể bay đi được. Vì mấy ai biết trong quá trình như vậy bướm được rèn luyện đôi cánh để nó có thể bay trong môi trường bên ngoài vỏ kén dày của nó.
Do vậy, để có thể trưởng thành hơn và đủ sức để đương đầu với các thử thách trong cuộc đời mình thì các bạn hãy quên đi cái lồng chim đẹp đẽ của các bạn đi. Hãy thoát ra khỏi nó và vươn cánh đi về nơi mà mình muốn. Nếu chưa biết sẽ đi đâu và về đâu, hãy dừng lại chịu khó mài lưỡi rìu của mình. Đừng vội vã để chạy theo người khác, nó sẽ giúp bạn có được lưỡi rìu sắc bén, giúp bạn có thể đánh bật những cám dỗ xung quanh cuộc đời bạn và đưa bạn đến thành công.
Mr Lias
0 comments:
Post a Comment