Chuck Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.
Năm 1988,
ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài
sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”,
bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống
trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ
thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành.
Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá
trị của đồng tiền.
Tỷ phú sống đời thầm
lặng
Những hành động cao cả của Feeney là động lực cho những
nhà hảo tâm tiềm năng nhận ra “vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”. Không thể
phủ nhận rằng, ông chính là nguồn cảm hứng lớn cho hai trong số những tỷ phú
giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, thành lập các quỹ từ thiện. Tỷ
phú Bill Gates chia sẻ: “Tôi đã học được rất nhiều từ Feeney trong thời gian
chúng tôi làm việc cùng nhau”. Qua những gì ông đã làm, Feeney muốn gửi gắm tới
con cái mình và các thế hệ các nhà hảo tâm một điều rằng: “Không nên đợi đến lúc
bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi
bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn
sóng”.
Từ khi còn nhỏ, Chuck Feeney đã tỏ rõ là người có tố chất
kinh doanh. Ông luôn nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như đi gõ cửa từng nhà để
bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf... Năm
1958, sau khi tốt nghiệp đại học, ông cùng một người bạn bắt tay vào hoạt động
kinh doanh hàng miễn thuế tại châu Âu và thành lập công ty với tên gọi DFS, dựa
vào thực tế lúc đó là các thủy thủ và khách du lịch được phép gửi xe ô tô hay
rượu về quê như một món hành lý và được miễn thuế. DFS sau đó đã phát triển
nhanh chóng khi giành được quyền khai thác hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế
Honolulu. Đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho DFS vì sự bùng nổ du lịch từ
Nhật Bản đến Hawaii.
Năm 1964, năm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản đã
tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế du lịch nước ngoài (những hạn chế này được ban hành
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để xây dựng lại nền kinh tế), cho phép công dân
nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Khách du lịch Nhật Bản đã mang các khoản tiết kiệm
khổng lồ của mình “rải” khắp thế giới. Hawaii và Hồng Kông là những điểm đến
hàng đầu. Feeney cho biết: “Chúng tôi đã bán những chai rượu Johnnie Walker
Scotch chỉ với giá 7 USD, trong khi ở Nhật nó có giá là 35 USD. Chúng tôi cũng
bán các sản phẩm khác như nước hoa, đồ trang sức hoặc ô tô”. Không những vậy,
Feeney đã thuê những cô gái Nhật Bản thông minh và xinh đẹp làm việc trong các
cửa hàng bán rượu cô-nhăc, thuốc lá và túi da. Ông cũng trả lương cho các hướng
dẫn viên du lịch nếu họ dẫn khách du lịch đến các cửa hàng của DFS trước khi họ
có thể chi tiền ở bất cứ nơi nào khác.
Nhận ra tiềm năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản,
Feeney đã thuê các nhà phân tích để dự đoán các thành phố họ sẽ tới nghỉ dưỡng.
Và các cửa hàng DFS đã mọc lên ở Anchorage, San Francisco và Guam. Thậm chí để
thu hút khách du lịch Nhật Bản tới Saipan - một hòn đảo nhiệt đới nhỏ của Mỹ -
DFS đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một sân bay. Nhắc đến Feeney, Alan Parker
(một cổ đông lớn trong DFS) luôn tỏ lòng ngưỡng mộ: “Feeney là người biết lo xa
và có tầm nhìn rộng”. Còn Bob Matousek, một người làm việc lâu năm trong DFS
chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt doanh thu bán hàng 10 triệu USD mỗi năm tại sân bay.
Còn doanh thu của các cửa hàng tại trung tâm thành phố ở Honululu là 1 triệu
USD/ngày”. Tính tới năm 1964, DFS đã có hơn 200 nhân viên tại 27 quốc gia. Còn
theo O’Clery, tiền cổ tức năm 1967 mà Feeney nhận được là 12.000 USD và con số
này đã tăng lên gấp 10 trong năm 1968. Trong 10 năm tiếp theo, Feeney đã gửi
ngân hàng gần 334 triệu đô la tiền cổ tức mà ông đã đầu tư khách sạn, cửa hàng
bán lẻ, các công ty thời trang và các công ty khởi nghiệp về công
nghệ.
Ấy vậy mà mãi tới năm 1988, thế giới mới biết đến sự giàu
có của Feeney khi Forbes (một tạp chí nổi tiếng của Mỹ) đưa tin về sự thành công
của DFS và sự giàu có của ông chủ của nó. Theo đánh giá của Forbes, “chiến lược
gia Nhật Bản” đã đóng góp 200% vào giá vốn của DFS, 20% lợi nhuận và tăng doanh
thu hàng năm của hãng thêm khoảng 1,6 tỷ USD. Dựa trên ước tính đó, Forbes đã
xếp hạng Feeney là người giàu thứ 31 ở Mỹ, với khối tài sản trị giá khoảng 1,3
tỷ USD. Tuy nhiên, số tài sản thật mà ông sở hữu thì vẫn là một ẩn số. Khi công
chúng cố gắng tìm hiểu về ông, họ lại càng kinh ngạc về cuộc sống giản dị và
tiết kiệm tới mức tối đa của tỷ phú này.
Keo kiệt với bản thân, hào phóng
với người dưng
Mặc dù sở hữu khối tài sản bạc tỷ nhưng Feeney luôn từ
chối những món đồ xa xỉ. Feeney thường nói, ông quý trọng tiền bạc nhưng rất
ghét phung phí nó. Quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con
ngay từ khi còn bé. Mặc dù có tiền, ông vẫn làm việc hết mình và không muốn con
cái trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu
bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải
tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Ông buộc con gái mình ở New York phải
tự chi trả các chi phí để hiểu được giá trị của tiền bạc. Khi cô con gái gọi
điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị
trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè
vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân
mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu biết tự lập.
Ông cũng tự hào vì: “Không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi tôi quyết định chúng
phải đi làm thêm”. Ông nói: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và đảm bảo rằng,
gia đình vẫn còn đủ tiền để chi tiêu trong cuộc sống”. Leslie Feeney Baily, con
gái đầu của Feeney, chia sẻ: “Cha đã giúp chúng tôi sống như những người bình
thường khác”.
Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp),
Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây thuê lại một căn
hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, người vợ thứ hai
và nguyên là thư ký riêng của ông. Người vợ trước của ông sau khi ly dị được ông
chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn
nhà hết sức bình thường. Nhìn cuộc sống hiện tại của Feeney, có lẽ người ta sẽ
cho rằng ông là một lão già cổ hủ, tiết kiệm từng xu. Nhưng ít ai biết rằng
trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ
USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ
USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và
Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào
năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi
chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà
Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương
trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam. Feeney luôn đề cao nguyên tắc “tối đa hóa
hiệu quả từng đồng vốn”, nghĩa là chỉ tài trợ cho các dự án, chương trình đạt
được hiệu quả cao nhất của từng đồng vốn bỏ ra. Ông buộc các tổ chức, quỹ từ
thiện phải cạnh tranh nhau để được nhận tài trợ. Ông yêu cầu họ trình kế hoạch
kinh doanh chi tiết với các cột mốc rõ ràng và công khai. Nếu một dự án đi chệch
hướng so với ban đầu, ông sẽ cắt mọi khoản viện trợ. Tiếp tục tâm nguyện làm từ
thiện của Feeney, hai người con gái của ông Diane Feeney và Juliette
Feeney-Timsit đều là các Chủ tịch và thành viên của FACT - một tổ chức hỗ trợ
xây dựng năng lực cho phát triển tiềm năng cho các học sinh tại châu Âu. Ngoài
ra, Diane cũng là Chủ tịch của tổ chức từ thiện của gia đình mình với tài sản là
43 triệu đô la.
Dương
Hương
Năm 1988,
ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài
sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”,
bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống
trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ
thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành.
Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá
trị của đồng tiền.
Tỷ phú sống đời thầm
lặng
Những hành động cao cả của Feeney là động lực cho những
nhà hảo tâm tiềm năng nhận ra “vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”. Không thể
phủ nhận rằng, ông chính là nguồn cảm hứng lớn cho hai trong số những tỷ phú
giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, thành lập các quỹ từ thiện. Tỷ
phú Bill Gates chia sẻ: “Tôi đã học được rất nhiều từ Feeney trong thời gian
chúng tôi làm việc cùng nhau”. Qua những gì ông đã làm, Feeney muốn gửi gắm tới
con cái mình và các thế hệ các nhà hảo tâm một điều rằng: “Không nên đợi đến lúc
bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi
bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn
sóng”.
Từ khi còn nhỏ, Chuck Feeney đã tỏ rõ là người có tố chất
kinh doanh. Ông luôn nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như đi gõ cửa từng nhà để
bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf... Năm
1958, sau khi tốt nghiệp đại học, ông cùng một người bạn bắt tay vào hoạt động
kinh doanh hàng miễn thuế tại châu Âu và thành lập công ty với tên gọi DFS, dựa
vào thực tế lúc đó là các thủy thủ và khách du lịch được phép gửi xe ô tô hay
rượu về quê như một món hành lý và được miễn thuế. DFS sau đó đã phát triển
nhanh chóng khi giành được quyền khai thác hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế
Honolulu. Đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho DFS vì sự bùng nổ du lịch từ
Nhật Bản đến Hawaii.
Năm 1964, năm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản đã
tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế du lịch nước ngoài (những hạn chế này được ban hành
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để xây dựng lại nền kinh tế), cho phép công dân
nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Khách du lịch Nhật Bản đã mang các khoản tiết kiệm
khổng lồ của mình “rải” khắp thế giới. Hawaii và Hồng Kông là những điểm đến
hàng đầu. Feeney cho biết: “Chúng tôi đã bán những chai rượu Johnnie Walker
Scotch chỉ với giá 7 USD, trong khi ở Nhật nó có giá là 35 USD. Chúng tôi cũng
bán các sản phẩm khác như nước hoa, đồ trang sức hoặc ô tô”. Không những vậy,
Feeney đã thuê những cô gái Nhật Bản thông minh và xinh đẹp làm việc trong các
cửa hàng bán rượu cô-nhăc, thuốc lá và túi da. Ông cũng trả lương cho các hướng
dẫn viên du lịch nếu họ dẫn khách du lịch đến các cửa hàng của DFS trước khi họ
có thể chi tiền ở bất cứ nơi nào khác.
Nhận ra tiềm năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản,
Feeney đã thuê các nhà phân tích để dự đoán các thành phố họ sẽ tới nghỉ dưỡng.
Và các cửa hàng DFS đã mọc lên ở Anchorage, San Francisco và Guam. Thậm chí để
thu hút khách du lịch Nhật Bản tới Saipan - một hòn đảo nhiệt đới nhỏ của Mỹ -
DFS đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một sân bay. Nhắc đến Feeney, Alan Parker
(một cổ đông lớn trong DFS) luôn tỏ lòng ngưỡng mộ: “Feeney là người biết lo xa
và có tầm nhìn rộng”. Còn Bob Matousek, một người làm việc lâu năm trong DFS
chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt doanh thu bán hàng 10 triệu USD mỗi năm tại sân bay.
Còn doanh thu của các cửa hàng tại trung tâm thành phố ở Honululu là 1 triệu
USD/ngày”. Tính tới năm 1964, DFS đã có hơn 200 nhân viên tại 27 quốc gia. Còn
theo O’Clery, tiền cổ tức năm 1967 mà Feeney nhận được là 12.000 USD và con số
này đã tăng lên gấp 10 trong năm 1968. Trong 10 năm tiếp theo, Feeney đã gửi
ngân hàng gần 334 triệu đô la tiền cổ tức mà ông đã đầu tư khách sạn, cửa hàng
bán lẻ, các công ty thời trang và các công ty khởi nghiệp về công
nghệ.
Ấy vậy mà mãi tới năm 1988, thế giới mới biết đến sự giàu
có của Feeney khi Forbes (một tạp chí nổi tiếng của Mỹ) đưa tin về sự thành công
của DFS và sự giàu có của ông chủ của nó. Theo đánh giá của Forbes, “chiến lược
gia Nhật Bản” đã đóng góp 200% vào giá vốn của DFS, 20% lợi nhuận và tăng doanh
thu hàng năm của hãng thêm khoảng 1,6 tỷ USD. Dựa trên ước tính đó, Forbes đã
xếp hạng Feeney là người giàu thứ 31 ở Mỹ, với khối tài sản trị giá khoảng 1,3
tỷ USD. Tuy nhiên, số tài sản thật mà ông sở hữu thì vẫn là một ẩn số. Khi công
chúng cố gắng tìm hiểu về ông, họ lại càng kinh ngạc về cuộc sống giản dị và
tiết kiệm tới mức tối đa của tỷ phú này.
Keo kiệt với bản thân, hào phóng
với người dưng
Mặc dù sở hữu khối tài sản bạc tỷ nhưng Feeney luôn từ
chối những món đồ xa xỉ. Feeney thường nói, ông quý trọng tiền bạc nhưng rất
ghét phung phí nó. Quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con
ngay từ khi còn bé. Mặc dù có tiền, ông vẫn làm việc hết mình và không muốn con
cái trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu
bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải
tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Ông buộc con gái mình ở New York phải
tự chi trả các chi phí để hiểu được giá trị của tiền bạc. Khi cô con gái gọi
điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị
trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè
vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân
mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu biết tự lập.
Ông cũng tự hào vì: “Không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi tôi quyết định chúng
phải đi làm thêm”. Ông nói: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và đảm bảo rằng,
gia đình vẫn còn đủ tiền để chi tiêu trong cuộc sống”. Leslie Feeney Baily, con
gái đầu của Feeney, chia sẻ: “Cha đã giúp chúng tôi sống như những người bình
thường khác”.
Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp),
Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây thuê lại một căn
hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, người vợ thứ hai
và nguyên là thư ký riêng của ông. Người vợ trước của ông sau khi ly dị được ông
chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn
nhà hết sức bình thường. Nhìn cuộc sống hiện tại của Feeney, có lẽ người ta sẽ
cho rằng ông là một lão già cổ hủ, tiết kiệm từng xu. Nhưng ít ai biết rằng
trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ
USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ
USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và
Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào
năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi
chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà
Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương
trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam. Feeney luôn đề cao nguyên tắc “tối đa hóa
hiệu quả từng đồng vốn”, nghĩa là chỉ tài trợ cho các dự án, chương trình đạt
được hiệu quả cao nhất của từng đồng vốn bỏ ra. Ông buộc các tổ chức, quỹ từ
thiện phải cạnh tranh nhau để được nhận tài trợ. Ông yêu cầu họ trình kế hoạch
kinh doanh chi tiết với các cột mốc rõ ràng và công khai. Nếu một dự án đi chệch
hướng so với ban đầu, ông sẽ cắt mọi khoản viện trợ. Tiếp tục tâm nguyện làm từ
thiện của Feeney, hai người con gái của ông Diane Feeney và Juliette
Feeney-Timsit đều là các Chủ tịch và thành viên của FACT - một tổ chức hỗ trợ
xây dựng năng lực cho phát triển tiềm năng cho các học sinh tại châu Âu. Ngoài
ra, Diane cũng là Chủ tịch của tổ chức từ thiện của gia đình mình với tài sản là
43 triệu đô la.
Dương
Hương
0 comments:
Post a Comment