This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Friday, December 26, 2014

Hướng dẫn viết giao diện HMI WEINTEK

Hướng dẫn lập trình màn hình cảm ứng HMI nói chung và Weintek nói riêng:
Tất các các phòng điều khiển hệ thống hiện đại đều sử dụng các giao diện đồ họa để truyền tải thông tin tới vận hành viên. Nhìn chung, đây chính là đầu mối trọng yếu hiển thị dữ liệu vận hành. Sự rõ ràng của màn hình hiển thị có thể quyết định chất lượng hoạt động của nhà máy. Thông tin hiển thị không đầy đủ sẽ gây kém hiệu quả trong hoạt động, và thâm chí có thể gây nguy hiểm cho toàn nhà máy.


Mức độ rõ ràng trong hiển thị có tầm quan trọng gấp đôi khi vận hành viên phải quản lý nhiều màn hình và mỗi màn hình có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và các màn hình đó không phải của một nhà cung cấp.
Một vấn đề khác cũng cần chú ý là vận hành viên quan sát màn hình không giống như người thiết kế ngồi trực tiếp trước màn hình, mà trái lại họ quan sát nó từ xa, thậm chí từ phòng này sang phòng khác.
Vậy, làm thế nào để có được các HMI thân thiện với người sử dụng và mang lại hiệu quả hoạt động? Đó chính là mục đích của bài viết này.

Bố cục màn hình

Trước khi thiết kế bất kỳ giao diện nào bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu sử dụng của vận hành viên. Bước này rất hữu ích cho việc thiết kế. Nhìn chung, cách người sử dụng lướt màn hình giống như cách họ đọc một trang báo. Họ sẽ lướt từ trái sang phải và xuống dưới màn hình

Do vậy, người thiết kế cần phải đảm bảo thiết kế các hạng mục quan trọng phải ở trong “tầm quét” của nhân viên vận hành. Các nút biểu tượng cảnh báo nên được đặt lên đầu trang, các nút dữ liệu ở giữa và các nút điều khiển ở thấp hơn, còn các logo của công ty nên đặt ở phía cuối bên trái màn hình.

Chọn màu

Trước khi quyết định đặt các nút lên màn hình, bạn cần hiểu rõ về màu sắc cho từng loại nút. Màu sắc là công cụ hữu ích giúp vận hành viên tăng khả năng quan sát đối với các dữ liệu quan trọng. Nếu sử dụng màu quá nhạt đối với các nút biểu tượng cho trường hợp khẩn cấp, sẽ không thu hút được sự chú ý của vận hành viên. Còn nếu sử dụng màu sắc sặc sỡ cho nhiều loại nút sẽ gây ra tình trạng lộn xộn hoặc quá tải thông tin.
Thông thường, màu cho các nút trên màn hình thường là 3 màu: đỏ, xanh và xanh da trời hoặc màu thứ sinh (do hai màu cơ bản trộn vào tạo ra).

Vòng tròn màu sắc: Mục đích của vòng tròn màu sắc là để diễn tả mối quan hệ giữa các màu. Ví dụ tạo độ sáng cho màu bằng cách kết hợp màu thứ sinh với màu đối diện trong vòng màu sắc.



Mức độ tương phản do các cặp màu thứ sinh (lục nam, vàng, đỏ tươi) kết hợp với nhau cao hơn các cặp màu gốc (đỏ, xanh, xanh lục).
Ví dụ như hình dưới

Chọn màu hiển thị phù hợp

Thị giác của chúng ta rất nhạy cảm với các màu gốc như đỏ, xanh và xanh sáng, còn các màu xanh còn lại ít nhạy cảm hơn. Đó là lý do tại sao những đường kẻ mảnh màu xanh lại khó quan sát. Nên tránh dùng màu xanh cho các nút/ biểu tượng nhỏ, nhưng nó lại rất tốt nếu sử dụng làm màu nền.
Điều quan trọng trong quá trình chọn màu là làm sao phối hợp giữa màu trạng thái của nhà máy và màu trạng thái cảnh báo. Một số quy chuẩn màu sử dụng trong thiết kế HMI:
Đỏ = Dừng lại, cấm, nguy hiểm
Vàng = Cẩn thận
Xanh lá cây = An toàn
Xanh đậm = Hành đồng bắt buộc
Mọi giao diện hiển thị cần phải đảm bảo được thiết kế sao cho các nút hiển thị về an toàn có mức độ rõ nét cao, và màu này không được sử dụng quá nhiều cho các nút khác. Tránh tình trạng sử dụng cả khối màu gốc lớn (như màu đỏ) vì nó sẽ gây ra tình trạng lưu màu lâu trên võng mạc, dẫn đến việc khó cảm nhận các màu khác trên màn hình. Bạn có thể thử kiểm tra hiện tượng này bằng cách nhìn vào một vùng màu đỏ lớn, ngay sau đó chuyển sang nhìn vào bức tường màu trắng, bạn sẽ thấy bức tường đó là màu xanh.
Ngoài ra, khi thiết kế cũng phải chú ý rằng cứ 12 người lại có 1 người có vấn đề về màu sắc. Như vậy, khi thiết kế không nên chỉ dựa vào màu sắc để hiển thị trạng thái nhà máy.
Màu đen trắng cung cấp độ tương phản cho các text, nhưng chúng lại không phù hợp làm nền cho nhiều loại màu khác. Một số màu phù hợp làm nền như xám, nâu và xanh. Chúng tạo độ tương phản tốt cho những màu sử dụng cho các nút/biểu tượng như đỏ, vàng, xanh da trời, đỏ tươi và trắng.

Có thể sử dụng màu nền khác nhau nhằm tạo hiệu ứng để dễ phân biệt các nhóm màn hình. Chẳng hạn như màu xám sáng sử dụng cho nhà máy chính, màu nâu sáng cho khu vực tank, và màu xanh sáng cho nhà máy nước.
Màn hình hiển thị thường trình bày toàn bộ quá trình nhà máy. Nếu được thiết kế tốt, nhìn vào đó vận hành viên có thể quan sát lập tức toàn bộ nhà máy và vị trí của thiết bị đó. Tuy nhiên, nếu nhồi nhét quá nhiều thông tin lên đó lại có tác dụng ngược lại — rất khó tìm được dữ liệu theo ý muốn. Do vậy, hay thiết kế HMI sao cho đơn giản, thuận tiện.

Đôi khi ảnh của nhà máy được sử dụng làm ảnh nền. Những ảnh như vậy có mức độ tương phản kém, có nhiều chi tiết và không phù hợp làm ảnh nền. Nếu cứ vẫn muốn sử dụng, bạn nên chọn một bức ảnh có chất lượng thật tốt.
Chúng ta cũng có thể sử dụng các ảnh đồ họa trong thư viện ảnh đồ họa làm nền. Tuy nhiên cũng không nên lấy các ảnh quá phức tạp hay màu mè rối rắm.
Giá trị dữ liệu và text
Có lẽ các đoạn text thường là nhân tố gây phàn nàn nhiều nhất vì nó khó đọc. Điều này thật tệ vì text chính là cách truyền tải thông tin hiệu quả nhất tới vận hành viên.

Chọn font

Có hàng trăm loại font, nhưng chỉ có một vài trong đó phù hợp. Nên chọn loại font thông dụng mà nhiều máy tính đều hỗ trợ như Arial, Helvetica, System… Nếu bạn đang thiết kế HMI trên hệ điều hành Windows và sử dụng font không thông dụng thì khi bạn copy kết quả thiết kế từ máy này sang máy khác có thể sẽ xảy ra hiện tượng lỗi font không mong muốn. Do vậy, không nên dùng những loại font thông dụng.
Sau việc chọn font là đến chọn cỡ chữ. Đối với HMI, vận hành viên phải đọc được thông tin dù có cách đó vài mét. Font Arial với cỡ 16 là phù hợp nhất cho những loại chữ thông thường. Đối với tiêu đề nên tăng lên 2 cỡ. Một điều cần chú ý là nên sử dụng 1 loại font đồng nhất và không nên sử dụng quá 3 cỡ font. Trong trường hợp cần miêu tả chi tiết ứng dụng bằng text, nên sử dụng pop-up.
Tránh sử dụng quá nhiều chữ in hoa vì nó có thể gây khó đọc và nhức mắt, đặc biệt là sử dụng gạch chânChữ in hoa chỉ nên sử dụng cho tiêu đề lớn. Còn các đoạn text chỉ nên dùng chữ thường.
Giá trị dữ liệu text
Nên nhóm text, và đặc biệt là giá trị dữ liệu vào cùng khu vực trên màn hình. Nếu đặt giá trị dữ liệu tùy tiện cạnh các ảnh/biểu tượng sẽ gây khó quan sát. Nếu bạn muốn người sử dụng so sánh dữ liệu, thì nên nhóm chúng vào một bảng. Nếu bạn có nhiều bảng có loại dữ liệu giống nhau ví dụ như nhiệt độ, áp suất, tốc độ, thì bạn bố trí chúng sao cho dễ tìm kiếm và theo dõi.

Cảnh báo và trạng thái nhà máy động

Một yếu tố quan trọng của HMI là dữ liệu nhà máy động. Có 2 loại dữ liệu động cơ bản: dữ liệu trạng thái nhà máy và cảnh báo.
Cảnh báo.
Trạng thái cảnh cáo của toàn bộ nhà máy nên luôn để hiện thị trường trực trên màn hình và nên có chỉ dẫn đơn giản tới nội dung chi tiết của cảnh báo. Màu của các biểu tượng cảnh báo dựa theo quy chuẩn:
Đỏ = Dừng lại, cấm, nguy hiểm
Vàng = Cẩn thận
Xanh lá cây = An toàn
Xanh đậm = Hành đồng bắt buộc
Vì cứ 12 người lại có 1 người có vấn đề về cảm nhận màu sắc, vậy để phòng tránh không nên chỉ sử dụng màu để hiển thị cảnh báo mà nên kết hợp với hình ảnh, hoặc trong trường hợp quan trọng ta kết hợp với cả âm thanh.
Hiển thị cảnh báo bằng hình ảnh gồm thay đổi kích cỡ nút/biểu tượng, thay đổi vị trí hiển thị, xuất hiện text hoặc vật nếu có cảnh báo. Hiển thị âm thanh là phương pháp rất hữu ích, đặc biệt nếu hệ thống được trang bị những âm vực cao thấp khác nhau. Âm vực truyền tải mức độ khẩn cấp của các trường hợp cảnh báo.
Dù chọn hình thức thể hiện cảnh báo nào đi nữa thì các biểu tượng này cần được đặt những nơi dễ quan sát nhất. Một vị trí đề nghị đó là trên đầu màn hình.

Điều hướng và điều khiển

Điều hướng
Để giám sát các màn hình, vận hành viên phải chuyển từ trang này sang trang khác dễ dàng và nhanh chóng. Với sự phổ biến của Microsoft Windows, thiết bị điều khiển chính cho vận hành viên là chuột và bàn phím. Bên cạnh đó, màn hình cảm ứng đang được ưa chuộng.
Dù đó là công cụ nào đi nữa thì các “điểm nóng” trên màn hình cũng phải rõ ràng và đủ lớn để có thể kích chuột dễ dàng. Có hai cách thường được dùng để hiển thị “điểm nóng”, đó là sử dụng nút và hình ảnh. Với cách sử dụng hình ảnh, khi vận hành viên “di chuột” qua khu vực hình ảnh, thì nó sẽ hiện ra một màn hình chi tiết.
Sự điều hướng giữa các màn hình nên được thiết kế đơn giản, rõ ràng và thuận tiện. Có thể thiết kế theo kiểu cấu trúc hình cây. Giữa các bước chuyển tiếp nên đặt nút “next step” ở phía dưới bên phải màn hình. Tất cả các trang trong màn hình nên bố trí nút “Overview” — tương đương nút “Trang chủ” trong các trình duyệt web. Nút này nên đặt vị trí dễ quan sát và tại cùng một vị trí ở các trang khác nhau.
Nếu có thể, nên nhóm các nút điều hướng lại để vận hành viên thuận tiện trong thao tác, không phải di chuột nhiều. Nếu người sử dụng có nhu cầu chuyển đổi giữa các trang liên tục trong quá trình sử dụng, nên đặt các nút như “Next page” ở cùng một vị trí giúp họ dễ dàng click hơn mà không phải di chuột nhiều.
Điều khiển. Đối với các nút điều khiển, nên có pop-up như kiểu “Khởi động bơm cấp liêu — OK or Cancel” nhằm tránh sai sót vô tình, và giúp những nhân viên mới tiếp cận hệ thống mà không lo sợ gây thiệt hại hay hỏng hóc cho nhà máy.

Kết luận

Không có một quy chuẩn chi tiết nào cho việt thiết kế HMI. Mỗi người có cách thiết kế riêng của mình. Sau đây chúng ta cùng tham khảo giao 2 diện HMI của cùng một nhà máy. Giao diện tốt là có bố cục tốt, chọn màu phù hợp và các nút điều hướng phù hợp, vị trí nút cảnh báo đặt trên đầu giao diện.
Giao diện tốt
Giao diện kém có bố cục kém, không logic nên việc tìm kiếm dữ liệu, thông tin gặp nhiều khó khăn. Chọn màu kém, sử dụng nhiều chữ hoa, các nút điều hướng không mạch lạc, khó quan sát thông tin từ xa và đặc biệt là thiếu cẩn thận trong thiết kế các nút hiển thị.
Giao diện kém


Mong rằng qua bài viết này, những nhà thiết kế HMI có thể tránh được những lỗi thông dụng. Dù bí quyết thiết kế HMI của bạn là gì, thì bạn cũng cần ghi nhớ đó là giao diện bạn thiết kế phải đồng bộ cho toàn bộ các màn hình trong nhà máy. Các màn hình cần phải giống nhau, các nút điều hướng đặt cùng vị trí. Giao diện thiết kế cần rõ ràng, dễ sử dụng.

Monday, December 22, 2014

BILL GATES: TÔI MANG ĐỒNG HỒ GIÁ 10 ĐÔ

Bill Gates hiện nay đang là người giàu nhất nước Mỹ với tài sản ròng lên đến 81 tỉ đô, theo tạp chí Forbes đưa tin.

Bill Gates, đồng hồ, từ thiện, đọc sách
Chiếc đồng hồ giá 10 đô của Bill Gates - Ảnh: ST.

Người đàn ông giàu nhất nước Mỹ, người đứng đầu một trong những tổ chức từ thiện lớn và có ảnh hưởng nhất thế giới, làm chủ thời gian bằng một chiếc đồng hồ đeo tay giá chỉ 10 USD. Và mùa hè này, nhân dịp sinh nhật của vợ, Bill Gates cùng gia đình đã sang Áo để tham gia vào ngày lễ "Sound of Music", nơi ông đã hát, và mặc quần sooc da truyền thống. Bill Gates đã thú nhận những điều ấy vào sáng thứ hai vừa rồi, tại lễ khai mạc "Bài học từ những người lãnh đạo" của tờ POLITICO, nơi ông xuất hiện với vai trò là khách mời. Phóng viên Chánh văn phòng Nhà Trắng Mike Allen đã bị thu hút bởi chiếc đồng hồ 10 USD khi Gates đang nói về các phát minh công nghệ mới cho phép con người theo dõi sức khoẻ của họ.
Người đàn ông có tài sản ròng được ước tính vào khoảng 81 tỉ USD (theo tạp chí Forbes đưa tin) đã vui vẻ tham gia trả lời các câu hỏi vui ở sự kiện. Và đã có một vài chi tiết khác như:   - Ông rất thích chơi tennis và giới thiệu rằng ông chơi rất cừ. - Ông đọc tạp chí kinh tế hàng tuần và đang đọc dở một cuốn sách của Henry Kissinger có tiêu đề là "Trật Tự Thế Giới". Nhưng gần đây ông thích đọc cuốn "Dự án Rosie" nhất, ông chọn cuốn này vì vợ ông, bà Melinda đã cười phá lên vì nó. Theo bản tóm tắt trực tuyến, cuốn sách nói về "một giáo sư xuất sắc nhưng là một sự di truyền vớ vẩn của xã hội, quyết định đã đến lúc nên có một người vợ. Và ông đã thực hiện điều này bằng một khảo sát khoa học dài 16 trang, lọc ra người nào uống rượu, người nào hút thuốc, để tìm ra người thích hợp làm vợ." 
Đoạn video Bill Gates giới thiệu chiếc đồng hồ đeo tay giá 10 đô.


http://bcove.me/02k1h9pm

Saturday, December 13, 2014

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích



Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. Khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.
6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;
9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.
10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;
11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;
12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;
14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;
15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;
16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;
17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông.

(Wb Đại Kỷ nguyên)

Tuesday, December 9, 2014

Ừ, MẸ ANH PHIỀN THẬT!

vochong (1)

- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.
Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…
- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.

” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”

Vật gì mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui?

Vật gì mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui?

Có một câu chuyện rất nổi tiếng mà tôi tin rằng ai cũng từng một lần nghe qua. Chuyện là có một ông vua nọ một hôm nổi hứng muốn làm bẽ mặt một vị cận thần của mình vốn nổi tiếng thông thái và tài trí. Ông bảo vị quan nhân lễ hội này hãy mang về một vật mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui. Thời gian cận kề, vị quan buồn bã vì chưa tìm được một món vật như thế, ông liền quyết định đi đến nơi nghèo nhất kinh thành, khi đi ngang qua một lão già bán hàng rong, ông dừng lại và hỏi lão có biết một vật như thế không, ông lão bèn đưa cho vị quan ấy một cái vòng.
Vị quan nhìn vào thấy một dòng chữ liền mỉm cười vui sướng. Lễ hội đến, nhà vua hào hứng chắc mẩm rằng tên quan kia sẽ bị một vố bẽ mặc ra trò. Thế nhưng vị quan thông thái ấy ung dung bước vào, cầm theo cái vòng đưa cho nhà vua trước sự ngơ ngác của tất thảy mọi người. Nhà vua hồ nghi, cầm cái vòng lên, nụ cười trên môi, sự hào hứng lập tức tan biến. Thật sự trên đời có tồn tại thứ ấy. Thứ mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào sẽ vui. Chiếc vòng với dòng chữ “Mọi việc rồi sẽ qua.”
Mọi thứ ta có đều là vô thường, tất cả chỉ tồn tại một cách tạm bợ, thậm chí cái tấm thân này cũng chỉ là tạm bợ trên cõi đời này mà thôi, bởi mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Nếu được cho mượn một thứ khiến bạn đau và một thứ khiến bạn vui thì bạn sẽ lưu giữ lại cái gì? Dĩ nhiên hãy vứt những thứ khiến mình đau đi, cũng không khó lắm đâu, chỉ cần bạn luôn nhớ, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
Ví dụ bạn đang yêu một cô nàng tha thiết, bạn yêu thương, chăm lo cho cô ấy như cả thế giới của mình. Gần như bạn không bao giờ làm điều gì khiến nàng phật lòng. Bỗng một ngày xấu trời, đùng một cái bạn bị phản bội. Lúc ấy sẽ ra sao? Đau đớn, khóc lóc và hận thù. Dĩ nhiên. Trong tình cảnh ấy con người rất dễ mất phương hướng và làm những điều dại dột. Con người ấy có thể sẽ cầm con dao lên và kết thúc nỗi oán hận của mình.
Nhiều người lựa chọn nhất chính là tự kết liễu chính mình, anh ta muốn cô gái phải vì mình mà ân hận suốt đời, mặt khác bản thân mình không thể chịu được nổi đau quá lớn kia. Kết quả là ả có hối hận thật đấy nhưng một thời gian thôi vẫn sẽ lại tiếp tục cuộc sống của mình với gã nhân tình. Ả chỉ coi bạn như một tên ngốc bi lụy mà thôi. Bạn tiêu tan, người thân đau khổ. Thế có đáng chăng? Một số người lại lựa chọn kết liễu kẻ phản bội hoặc tên nhân tình hoặc cả hai.
Đây đúng là một việc có thể giải tỏa mọi căm phẫn ngay và luôn thật. Nhưng sau đó thì sao, một cuộc đời coi như đi hoang. Thật ra thì ai cũng sẽ phân tích được như thế mà thôi, nếu chúng ta đang ngồi đây và đọc những dòng chữ lý thuyết sáo rỗng. Nhưng khi thật sự gặp chuyện thì khác, chính tác giả cũng đã từng trải qua giai đoạn dại dột như thế. Lúc ấy cảm xúc chúng ta sẽ đi đến một giới hạn kinh người, nó hoàn toàn mất khả năng điều khiển, nhưng từ bây giờ tôi sẽ chỉ bạn một câu “thần chú” đầy quyền năng, nhớ nhé “Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.”
Cô gái phản bội ấy không đáng để cho tình yêu cao vời và đẹp đẽ của chúng ta. Thứ tình yêu không đáng đó, rồi cũng sẽ qua. Nỗi đau tột cùng trong tim ấy, cũng như hàng vạn nỗi đau trên đời này mà thôi, tuy nó sẽ để lại những vết sẹo không đẹp nhưng rồi cũng sẽ lành. Rồi một ngày ta sẽ lại có một tình yêu khác. Cách trả thù tốt nhất là hãy sống cho những kẻ xấu ngưỡng mộ.
Trong cuộc sống không thể thiếu những khó khăn và vấp ngã. Khó khăn rồi cũng qua, vấp ngã cũng phải đứng dậy. Nếu một ngày bỗng dưng bạn bị sếp đuổi việc không lý do thì có gì phải buồn cơ chứ khi bạn tự tin rằng mình có tài năng? Rồi ta sẽ tìm được một công việc mới biết đâu sẽ tốt hơn.  Ganh ghét, đố kỵ không thể nào làm chúng ta tốt hơn được. Hãy nổ lực với tất cả những gì mình có thôi, nếu vẫn không bằng người ta thì…thôi! Bởi chẳng thứ gì là tồn tại mãi mãi, nó sẽ qua thôi.
Hãy tin tôi đi, tâm hồn con người không bao la và vô tận như đại dương kia đâu. Nó cũng như cái tay, cái chân, như tất cả bộ phận trên người bạn mà thôi, tức là nó vẫn có nhiệm vụ của riêng nó. Nếu tối ngày bạn cứ nhồi nhét đau buồn, bực dọc, hằn học,..vào nó thì tâm hồn chúng ta sẽ chẳng còn chỗ để chứa niềm vui, để mà hưởng thụ cuộc đời tạm bợ ngắn ngủi này nữa. Hãy để cho nó yêu thương, để cho nó làm đúng chức năng mà tạo hóa ban cho là làm đẹp cho cuộc đời bằng sự vui tươi và trong sáng. Hãy nhớ rằng, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua…
Nhân tiện tớ xin tặng các bạn một đoạn trích bài thơ rất độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh.
“Mọi thứ rồi cũng qua
cái loa rồi cũng hỏng
nước sôi rồi hết nóng
đắm say rồi thờ ơ
thờ ơ rồi cũng qua
để bắt đầu say đắm
nước lại đun để tắm
loa này thay loa kia
rồi chú mèo đi hia
cũng tới phim Shrek
thời huy hoàng của Becks
phai ở Galaxy…”

 David Becktam

Mài rìu, bạn đã làm chưa?


Mài rìu, bạn đã làm chưa?

“Nếu cho tôi sáu giờ để đốn một cái cây, tôi sẽ dành bốn giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln
Vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ đã nói như vậy. Đó là một cách giải quyết vấn đề rất thông minh phải không. Với một suy nghĩ thông thường nếu bạn được cho ngần ấy thời gian để gian để đốn một cái cây, tôi dám chắc với các bạn rằng mọi người sẽ dùng ngần ấy thời gian đó để làm hai việc là đốn cây và nghỉ mệt. Chúng ta sẽ không quan tâm đến cái rìu vì mấy ai nhận ra được cái rìu chính là phương tiện quyết định chúng ta có thành công hay không.
Kể các bạn một câu chuyện nữa, một người nọ gặp một người đang miệt mài cưa một cái cây trong rừng, người này hỏi:
“Anh đang làm gì đấy?”
“Anh không nhìn thấy à? Tôi đang đốn cây.”
“Anh trông mệt lắm rồi đấy! Anh cưa được bao lâu rồi?”
“Hơn năm tiếng rồi,” người này đáp, “Tôi kiệt sức mất thôi. Đây là một công việc nặng nhọc.”
“Vậy tại sao anh không nghỉ ngơi một lát và mài sắc lại lưỡi cưa, tôi tin rằng anh sẽ cưa nhanh hơn rất nhiều.”
Người này đáp: “Tôi không có thời gian để mài cưa. Tôi quá bận cưa cây rồi!”
Qua câu chuyện trên chắc chắn bạn nhận ra một điều rất qua trọng trong cuộc sống của chúng ta, đó là mỗi người chúng ta chỉ tập trung vào cái mà chúng ta nhìn thấy, chứ chúng ta chưa bao giờ thực tâm dừng lại chuẩn bị và suy nghĩ để có giải pháp thực hiện tốt nhất. Chúng ta tập trung vào công việc chúng ta làm, chúng ta bị hạn chế về tư duy hệ thống và tư duy phản biện. Nên chúng ta cứ làm việc theo lói mòn suy nghĩ cũng như các quy tắt cũ mà xã hội này áp đặt cho chúng ta. Muốn cưa cây thì bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai chứ không ai nghĩ rằng rìu sắc bén chúng ta sẽ cưa nhanh hơn. Lắm lúc đấy là điều mà chúng ta ai cũng biết nhưng khi áp dụng ngoài thực tế thì mỗi chúng ta lại lấy vùng an toàn của mình ra để xử lý và hành động.
Trong giáo dục bậc đại học, sau khi ra trường thì tôi quan sát thấy có hai nhóm sinh viên. Một là, các bạn sau khi ra trường, các bạn ấy biết mình cần gì, thích gì, có thể làm gì và muốn làm gì. Các bạn ấy có một hoài bão, một sứ mệnh và các năng lực giỏi để giúp các bạn ấy đạt được điều mình mong muốn. Thì với nhóm này tôi xin chúc mừng vì các bạn là những người chủ động và sẽ đạt được được mà các bạn mong muốn. Hai là, nhóm các bạn sinh viên được bao bọc quá kỹ từ gia đình và thụ động trong suy nghĩ. Các bạn ấy, ra trường mà không xác định được đâu là điều mình yêu thích, không biết được bước đi tiếp theo của cuộc đời mình.
Rời khỏi trường đại học và bước ra một thế giới rộng lớn hơn, họ giống như những con hổ hay sư tử ở sở thú mà được trở về với thế giới hoang dã vậy. Cuộc sống của những chúa sơn lâm này được định hình sẳn theo một quy trình, nó ở một cái nơi mà bản năng của nó không được rèn luyện như phát hiện kẻ thù, săn mòn, đói thì phải đi kiếm ăn, cạnh tranh sinh tồn với những loài khác cũng như đi tìm bạn tình. Đến giờ ăn chúng sẽ được phát thức ăn nên dường như nó chưa hề bị đối bao giờ, nó ở trong lòng sắt nên không có kẻ thù nào có cơ hội đụng chạm với nó,…
Các bạn cũng vậy, các bạn được bao bọc kỹ càng từ gia đình bạn, từ môi trường xung quanh bạn. Nên các bạn thực sự không biết các bạn cần gì, muốn gì và phải làm gì ở tương lai. So với nhóm các bạn sinh viên đầu tiên, các bạn là người có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn nhìn thấy bạn bè của mình chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, để học bài, để nâng cao tiếng Anh, đọc sách, nâng cao kiến thức mềm,… Những lúc như vậy, các bạn sẽ bị cuốn theo sự vận động của những người xung quanh. Các bạn cũng bắt đầu chạy đôn chạy đáo chuẩn bị hồ sơ tìm việc cho mình. Và các bạn đi rải hồ sơ đó đến nhà tuyển dụng. Sau đó các bạn ngồi yên và chờ đợi, đợi đến khi công ty này mời bạn phỏng vấn hoặc dự tuyển các kỳ thi mà các nhà tuyển dụng này muốn. Các bạn bị động trong mọi trường hợp.
Trong cuộc sống không một tí áp lực nào, nó vô tình giết chết đi suy nghĩ, những bản năng vốn có trong bạn. Cái vỏ bọc càng kỹ, càng ấm áp thì bạn càng yếu ớt khi đương đầu với sóng gió. Giống như loài bướm vậy, từ kén chui ra ngoài với bao điều vất vả, đau đớn và khổ cực nhưng đạt được sự tôi luyện từ thiên nhiên nó sẽ trưởng thành và thành công. Nhưng trong quá trình đó có một ai đó tội nghiệp chúng, thương hại chúng và xé vỏ kén đó để cho con bướm được tự do, không phải khổ nhọc nữa thì con bướm xấu số đó sẽ sống một cuộc đời tàn tật, lê lếch với đôi cánh nhỏ bé và không thể bay đi được. Vì mấy ai biết trong quá trình như vậy bướm được rèn luyện đôi cánh để nó có thể bay trong môi trường bên ngoài vỏ kén dày của nó.
Do vậy, để có thể trưởng thành hơn và đủ sức để đương đầu với các thử thách trong cuộc đời mình thì các bạn hãy quên đi cái lồng chim đẹp đẽ của các bạn đi. Hãy thoát ra khỏi nó và vươn cánh đi về nơi mà mình muốn. Nếu chưa biết sẽ đi đâu và về đâu, hãy dừng lại chịu khó mài lưỡi rìu của mình. Đừng vội vã để chạy theo người khác, nó sẽ giúp bạn có được lưỡi rìu sắc bén, giúp bạn có thể đánh bật những cám dỗ xung quanh cuộc đời bạn và đưa bạn đến thành công.

Mr Lias

Thói ghen tỵ của người đời

Ngày đi học, mình được nghe câu này “Nếu giỏi hơn ai đó chút xíu, họ sẽ ghen tỵ còn nếu giỏi hơn hẳn thì họ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ.” Nhưng từ giai đoạn giỏi hơn chút xíu đến lúc giỏi hơn hẳn thì biết đến bao giờ? Vậy có nghĩa là trong thời gian đó sẽ luôn bị sống trong sự ghen tỵ của người khác?
Chiều nay ngồi đọc sách, có bài viết tựa đề là Cái chết của Chu Du, trong đó có mấy dòng viết như này:
“Đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du, vì ghen tỵ với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kị, mang đậm màu sắc của văn hóa Trung Hoa. Các nước lân bang càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan…
Khi mạng xã hội ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn đăng lên tấm hình mới, hai đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ ba đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mắt. Không bấm Like, chỉ đọc.
Rồi một ngày anh bạn post trên đó nói vừa mất việc thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như: “Sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp” mà trong lòng thì ngược lại, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang..
Người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhóm người có chút ít tài năng không ai công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Trung Quốc ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ…”
Có lần 2 anh em ngồi nói chuyện, người anh kể với mình rằng anh đọc cuốn Năng đoạn kim cương, có một ý nói về con người, rằng nhiều khi họ không muốn người khác thành công. Ơ sao kì vậy? Rồi nhiều người có tài năng, dễ bị ghen ghét. Đành ra người xưa mới có câu “Ngu si hưởng thái bình”. Giống như con dao cùn, ai chả biết là để nó ở trong túi, nó sao đủ sức đâm rách túi, vì thế mà cứ yên ấm trong túi chẳng ai động vào. Nhưng con dao sắc lẹm, đặt vào túi ai cũng lo, ai cũng muốn loại bỏ ra ngoài.
Vậy nên, chả thế mà các cụ bảo “Đại trí giả ngu”, tính người đời vốn dĩ thích so sánh, thế nên khiêm nhường, che đậy vì thế mà ra đời. Làm người bình thường có cái hạnh phúc của người bình thường, bảo sao nhiều cao sĩ lại thích ẩn dật, sống với cái thú vui tao nhã.
Cũng chính câu chuyện đó mà nhiều người nói, có hạnh phúc thì đừng khoe. Ôi sao mệt thế? Hôm trước mình có đọc được câu: “Life isn’t fair, but still good.” Tạm dịch rằng cuộc sống vốn không công bằng, có lẽ có nhiều nghịch lý, đó là cuộc sống. Nhưng nó vẫn luôn tốt đẹp.
Câu hỏi lớn đặt ra! Thế làm sao để tránh được thói ghen tỵ của người đời? Ôi thì biết làm sao được, nhiều thứ ăn sâu vào văn hóa, thay đổi thì còn lâu, đành ra phải đổi từ mình trước. Học cách ghi nhận tài năng và hạnh phúc của người khác, học cách vui khi người khác vui. Không so sánh mình với bất kì ai, vì làm gì có cuộc sống của ai là giống nhau. Đó là những thứ có thể thay đổi về mặt tư duy.
Còn mặt khác, có thể đi theo nhiều trường phái khác nhau. Có những trường phái “Chân nhân bất lộ tướng”, lên mạng, vào facebook chẳng thấy gì cả ngoài cái ảnh đại diện. Có những trường phái nói không với mạng xã hội. Một số ít, lại thích với cái kiểu chỉ đọc, chỉ xem, không like, không comment, không viết stt. Đâu thì lại là phong cách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao.” “Khôn mà hiểm độc là khôn dại – Dại mà hiền lành ấy dại khôn.”
Suy cho cùng, viết thì lan man lắm, nghĩ thì cũng lan man lắm. Chắc chỉ còn cách là mình đi con đường mình thì mình không lăn tăn, không hối hận với quyết định của mình, và đặc biệt là không bao giờ có nếu hay giá như. Hai là không bao giờ suy nghĩ và so sánh mình với người khác. Ba là làm được gì hữu ích cho đời thì cứ thế mà làm, không phải nghĩ ngợi. Bốn là “tìm nơi vắng vẻ”, tránh “chốn lao xao”, đi tìm cái hạnh phúc riêng của mình mà thăng hoa cho sướng, mình biết, mình vui, mình hạnh phúc, thế là đủ rồi; không cần khoe mẽ, vì người đời lại có tính hay khoe, đặc biệt là khoe những gì người khác không có.
Chiều thứ sáu, sau buổi trưa làm đầy ý nghĩa cho chị em ở Alpha và TGM HN, lại ngồi đau đầu vì 2 cái bài tập lớn Hình sự và Ngân hàng, sao mà mấy ngày cuối tuần phải nghiên cứu hết 2 mảng đó, thôi thì chỉ còn giải pháp là tuyệt chiêu tập trung. Rồi khóa học cuối tuần này, nhân ngày 20-10, tự nhiên có cơ hội trên trời xuống, tri ân ngày phụ nữ, tạo giá trị cho cộng đồng, có 5 suất đậc biệt lớp 5 – 12, nếu học tôi tài giỏi chỉ phải đóng có 3 triệu đồng (mà bình thường toàn 4 triệu tư). Đấy ai quyết thì cứ lấy đó làm hạnh phúc mà thay đổi, chứ sao so sánh hay ghen tỵ được. Vì đó là lựa chọn của mỗi người.
Nhiều khi, tự tìm khoảng lặng cho bản thân, miên man theo dự án nào đó, tìm hạnh phúc nơi riêng mình, có khi lại hay. Chắc lại áp dụng như năm nay mình làm, cứ 3 tháng dùng Facebook, sau đó lại bỏ Facebook 1 tháng, vừa là đóng mình khỏi cộng đồng mạng, trải nghiệm đời thật, vừa là dành chiêu tập trung cho một cái project của bản thân.

“Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm”, thỉnh thoảng ta biến mất một thời gian đóng cửa facebook để mọi người đỡ thấy chán cái ông mèo suốt ngày viết mấy cái status lảm nhảm, linh tinh. Khi quay trở lại, hy vọng lợi hại gấp một phẩy hai để lại có cái mà viết, có thứ mà chia sẻ, có chuyện để cống hiến.

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

Isaac Newton (1642-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh.

Ba định luật về cơ học của Newton có thể phát biểu như sau:
Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều.
Định luật 2: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:
Định luật 3: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
Những phát biểu về ba định luật này được trích trong SGK Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao, các phát biểu khác về ba định luật của Newton cũng có nội dung tương tự.
Vậy câu hỏi đặt ra là triết lý cuộc sống nào chúng ta có thể rút ra được từ ba định luật trên, ban đầu có thể chẳng có một sợi dây nào liên quan giữa triết học và ba phát biểu về chuyển động của vật rắn này, nhưng nếu suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra những sự trùng hợp đến kinh ngạc. Để có thể hiểu sự liên quan đó một cách logic, hãy lần lượt xem xét từng phát biểu.
Định luật 1

Hãy hình dung vật rắn mà phát biểu này nói đến chính là cuộc đời của chúng ta, đối với một số người, cuộc đời họ gần như đứng yên, đối với một số người khác, cuộc đời họ cứ mãi chuyển động thẳng đều, giống như một cuộc sống nhàm chán cứ diễn ra hàng ngày. Điều mà chúng ta có thể nhận ra từ định luật đó là, nếu bạn muốn thay đổi, nếu bạn muốn thoát khỏi con đường lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu bạn muốn thoát khỏi cái “vũng bùn” giữ chân mình tại chỗ, bạn cần một thứ gì đó gọi là “lực tác động”.
“Lực tác động” ở đây phải chăng chính là động lực, một loại lực vô hình có thể thôi thúc bạn, có thể giúp cho bạn đi nhanh hơn, cũng có thể khiến bạn đi chậm lại và rẽ vào một con đường khác, kéo bạn ra khỏi cái vùng an toàn do chính mình tạo ra. Điểm mấu chốt ở đây là, chỉ cần có động lực – sẽ có sự thay đổi.
Định luật 2

Nối tiếp theo những gì được nhận ra ở định luật 1, khi mà cái chúng ta đã có là động lực, là F, là những gì thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hành động.
m ở đây đại diện cho sức ì, cho sự trì hoãn, sự lười biếng của chúng ta trong việc làm những hành động đó; a là gia tốc, đặc trưng cho sự thay đổi, là những kết quả mà chúng ta đạt được.
Một nguyên tắc đơn giản đó là với một động lực, với một lực F không đổi: Nếu bạn càng trì hoãn, càng lười biếng, cố tìm ra lí do để thực hiện những hành động càng ít càng tốt, sự thay đổi của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với sự trì hoãn đó, những kết quả đạt được sẽ rất ít, hầu như chẳng có gì thay đổi, và hệ quả là gì, chúng ta sẽ lại chán nản, m lại càng tăng và a lại càng giảm.
Nhìn theo cách ngược lại có thể sẽ dễ hiểu hơn, hành động càng nhiều, kết quả càng lớn; một điều thú vị là dù chỉ với một lực F rất nhỏ nhưng nếu m nhỏ tới mức dần tiến tới 0 thì sự thay đổi sẽ là vô cùng lớn mà chúng ta không thể nào biết được.
Định luật 3

Phát biểu thứ 3 có vẻ khá dễ hiểu, nó đơn giản chỉ là quy luật hai chiều của cuộc sống. Nếu bạn tác động tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật sự việc gì đó, cuối cùng cũng sẽ có một tác động tích cực hay tiêu cực tương ứng tác động vào bạn. Nếu bạn không chịu lắng nghe một người, đừng bao giờ mong người đó sẽ lắng nghe mình. Trong khi đang tìm kiếm về đề tài này trên mạng, tôi vô tình tìm thấy một nhận xét rất hay của một người nước ngoài có nickname RainersHQ trên trang web Wadpad, tôi xin để lại nguyên văn tiếng Anh như sau
“…I’ve considered Newton’s third law for many years in regards to philosophy and humanitarian work. The word I seem to have difficulty with understanding is “opposite”. For example, according to the law, if someone were to do something viewed as “good” such as building a water well in Africa, providing clean water for a community of 300 people, the “opposite” action would be that 300 people somewhere else would not have clean water; or, perhaps when something “good” is done that the universe must balance itself with something “bad”. I am not proposing that people should do more bad so that we might have more good, but perhaps that both good and bad are merely illusions…”
Đoạn văn trên có thể được dịch đại khái là định luật thứ ba muốn nêu lên ý nghĩa của từ “trái ngược”, nghĩa là nếu như bạn làm một việc gì đó tốt như xây một đài phun nước ở châu Phi có thể cung cấp nước sạch cho một cộng đồng khoảng 300 người, thì hành động “trái ngược” có thể là ở nơi nào đó trên Trái Đất, 300 người khác sẽ không có nước sạch để dùng. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác là khi một việc tốt được thực hiện, vũ trụ sẽ tự cân bằng nó bằng một việc gì đó không tốt, và tác giả còn muốn nói lên rằng liệu ranh giới giữa việc tốt và việc xấu có thật sự tồn tại?
Lời nhận xét đó chỉ là một ý kiến cá nhân, nhưng vẫn có nhiều thứ đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là về sự cân bằng của cuộc sống, tìm ra được ý nghĩa của sự cân bằng đó có thể cần rất nhiều thời gian. Vì vậy việc của chúng ta có lẽ nên bắt đầu bằng định luật 1 và định luật 2, khi mà tự chính bản thân chúng ta cân bằng, chúng ta mới có hi vọng thu hẹp được những khoảng cách mà sự cân bằng của vũ trụ tạo ra.
Science and philosophy may be just the same, they are the way people think about everything around them. While philosophers try to give their opinions “subjectively”, scientists always find the most reasonable answer for everything.

Monday, December 8, 2014

Triết lý dạy con ngược đời của tỷ phú


Triết lý dạy con ngược đời của tỷ phú từng mang 220 triệu USD đến Việt Nam làm từ thiện

Chuck Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.

Năm 1988, ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”, bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành. Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá trị của đồng tiền.
Tỷ phú sống đời thầm lặng
Những hành động cao cả của Feeney là động lực cho những nhà hảo tâm tiềm năng nhận ra “vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”. Không thể phủ nhận rằng, ông chính là nguồn cảm hứng lớn cho hai trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, thành lập các quỹ từ thiện. Tỷ phú Bill Gates chia sẻ: “Tôi đã học được rất nhiều từ Feeney trong thời gian chúng tôi làm việc cùng nhau”. Qua những gì ông đã làm, Feeney muốn gửi gắm tới con cái mình và các thế hệ các nhà hảo tâm một điều rằng: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”.
Từ khi còn nhỏ, Chuck Feeney đã tỏ rõ là người có tố chất kinh doanh. Ông luôn nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf... Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học, ông cùng một người bạn bắt tay vào hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế tại châu Âu và thành lập công ty với tên gọi DFS, dựa vào thực tế lúc đó là các thủy thủ và khách du lịch được phép gửi xe ô tô hay rượu về quê như một món hành lý và được miễn thuế. DFS sau đó đã phát triển nhanh chóng khi giành được quyền khai thác hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Honolulu. Đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho DFS vì sự bùng nổ du lịch từ Nhật Bản đến Hawaii.
Năm 1964, năm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản đã tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế du lịch nước ngoài (những hạn chế này được ban hành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để xây dựng lại nền kinh tế), cho phép công dân nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Khách du lịch Nhật Bản đã mang các khoản tiết kiệm khổng lồ của mình “rải” khắp thế giới. Hawaii và Hồng Kông là những điểm đến hàng đầu. Feeney cho biết: “Chúng tôi đã bán những chai rượu Johnnie Walker Scotch chỉ với giá 7 USD, trong khi ở Nhật nó có giá là 35 USD. Chúng tôi cũng bán các sản phẩm khác như nước hoa, đồ trang sức hoặc ô tô”. Không những vậy, Feeney đã thuê những cô gái Nhật Bản thông minh và xinh đẹp làm việc trong các cửa hàng bán rượu cô-nhăc, thuốc lá và túi da. Ông cũng trả lương cho các hướng dẫn viên du lịch nếu họ dẫn khách du lịch đến các cửa hàng của DFS trước khi họ có thể chi tiền ở bất cứ nơi nào khác.
Nhận ra tiềm năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản, Feeney đã thuê các nhà phân tích để dự đoán các thành phố họ sẽ tới nghỉ dưỡng. Và các cửa hàng  DFS đã mọc lên ở Anchorage, San Francisco và Guam. Thậm chí để thu hút khách du lịch Nhật Bản tới Saipan - một hòn đảo nhiệt đới nhỏ của Mỹ - DFS đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một sân bay. Nhắc đến Feeney, Alan Parker (một cổ đông lớn trong DFS) luôn tỏ lòng ngưỡng mộ: “Feeney là người biết lo xa và có tầm nhìn rộng”. Còn Bob Matousek, một người làm việc lâu năm trong DFS chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt doanh thu bán hàng 10 triệu USD mỗi năm tại sân bay. Còn doanh thu của các cửa hàng tại trung tâm thành phố ở Honululu là 1 triệu USD/ngày”. Tính tới năm 1964, DFS đã có hơn 200 nhân viên tại 27 quốc gia. Còn theo O’Clery, tiền cổ tức năm 1967 mà Feeney nhận được là 12.000 USD và con số này đã tăng lên gấp 10 trong năm 1968. Trong 10 năm tiếp theo, Feeney đã gửi ngân hàng gần 334 triệu đô la tiền cổ tức mà ông đã đầu tư khách sạn, cửa hàng bán lẻ, các công ty thời trang và các công ty khởi nghiệp về công nghệ.
Ấy vậy mà mãi tới năm 1988, thế giới mới biết đến sự giàu có của Feeney khi Forbes (một tạp chí nổi tiếng của Mỹ) đưa tin về sự thành công của DFS và sự giàu có của ông chủ của nó. Theo đánh giá của Forbes, “chiến lược gia Nhật Bản” đã đóng góp 200% vào giá vốn của DFS, 20% lợi nhuận và tăng doanh thu hàng năm của hãng thêm khoảng 1,6 tỷ USD. Dựa trên ước tính đó, Forbes đã xếp hạng Feeney là người giàu thứ 31 ở Mỹ, với khối tài sản trị giá khoảng 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, số tài sản thật mà ông sở hữu thì vẫn là một ẩn số. Khi công chúng cố gắng tìm hiểu về ông, họ lại càng kinh ngạc về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa của tỷ phú này.
Keo kiệt với bản thân, hào phóng với người dưng
Mặc dù sở hữu khối tài sản bạc tỷ nhưng Feeney luôn từ chối những món đồ xa xỉ. Feeney thường nói, ông quý trọng tiền bạc nhưng rất ghét phung phí nó. Quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con ngay từ khi còn bé. Mặc dù có tiền, ông vẫn làm việc hết mình và không muốn con cái trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Ông buộc con gái mình ở New York phải tự chi trả các chi phí để hiểu được giá trị của tiền bạc. Khi cô con gái gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu biết tự lập. Ông cũng tự hào vì: “Không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi tôi quyết định chúng phải đi làm thêm”. Ông nói: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và đảm bảo rằng, gia đình vẫn còn đủ tiền để chi tiêu trong cuộc sống”. Leslie Feeney Baily, con gái đầu của Feeney, chia sẻ: “Cha đã giúp chúng tôi sống như những người bình thường khác”.
Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, người vợ thứ hai và nguyên là thư ký riêng của ông. Người vợ trước của ông sau khi ly dị được ông chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn nhà hết sức bình thường. Nhìn cuộc sống hiện tại của Feeney, có lẽ người ta sẽ cho rằng ông là một lão già cổ hủ, tiết kiệm từng xu. Nhưng ít ai biết rằng trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam. Feeney luôn đề cao nguyên tắc “tối đa hóa hiệu quả từng đồng vốn”, nghĩa là chỉ tài trợ cho các dự án, chương trình đạt được hiệu quả cao nhất của từng đồng vốn bỏ ra. Ông buộc các tổ chức, quỹ từ thiện phải cạnh tranh nhau để được nhận tài trợ. Ông yêu cầu họ trình kế hoạch kinh doanh chi tiết với các cột mốc rõ ràng và công khai. Nếu một dự án đi chệch hướng so với ban đầu, ông sẽ cắt mọi khoản viện trợ. Tiếp tục tâm nguyện làm từ thiện của Feeney, hai người con gái của ông Diane Feeney và Juliette Feeney-Timsit đều là các Chủ tịch và thành viên của FACT - một tổ chức hỗ trợ xây dựng năng lực cho phát triển tiềm năng cho các học sinh tại châu Âu. Ngoài ra, Diane cũng là Chủ tịch của tổ chức từ thiện của gia đình mình với tài sản là 43 triệu đô la.     
Dương Hương