Sunday, March 22, 2015

Mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp

Mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp dùng cầu Diode
Hình trên giới thiệu các Mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp bằng cầu diode. 

1./.  Biến áp ra hai nửa điện áp và Cầu Diode
Sự hoạt động của mạch này được giải thích như sau:
Giả sử tại nửa chu kỳ đầu ở điểm 1 là dương thì điểm 3 sẽ là âm (điểm số 2 ở giữa là điểm 0V)thì dòng điện sẽ chạy từ điểm 1 qua diode D4 để nạp vào Tụ điện C1 để về điểm giữa số.
Đồng thời cũng trong nửa Chu kỳ này, dòng điện từ điểm 2 mặc dù là 0V so với điểm 1 nhưng nó sẽ là dương so với điểm 3 theo nguyên lý Hiệu Điện thế cho nên nó sẽ nạp vào Tụ điện C2 và chạy về điểm số 3.
Tại nửa Chu âm (tiếp theo nửa Chu kỳ dương vừa xét) thì điểm 1 sẽ trở thành âm và điểm 3 sẽ trở thành dương (điểm 2 vẫn là 0V so với điểm 1 và điểm 3) nên lúc này dòng điện sẽ từ điểm 3 đi qua diode D2 để nạp vào Tụ điện C1 và về điểm giữa.
Đồng thời, dòng điện sẽ từ điểm 2 (lúc này là dương so với điểm 1) sẽ nạp qua Tụ điện C2 và chạy qua diode D3 để về điểm 1.
Vì thế, Mạch cầu chỉnh lưu nói trên đã hoàn thành cho cả hai nửa Chu kỳ âm và dương để kết thúc trọn vẹn quá trình nắn dòng xoay chiều thành dòng một chiều tạo ra nguồn điện 2 cực tính (hay còn gọi là Nguồn Âm - Dương) là +Vcc, 0V và -Vcc...
Nói chính xác ra là Mạch Chỉnh lưu này là mạch tạo ra Nguồn 2 cực tính âm - dương, không phải làMạch nắn nhân đôi điện áp vì Điện áp ra trên +Vcc và -Vcc tuy là bằng 2 lần điện áp trên hai điểm ra 1 và 2 hoặc 2 và 3 nhưng cũng bằng đúng điện áp lấy ra trên 1 và 3.

2./.  Biến áp một đường nguồn và Cầu Diode
Đây là kiểu sử dụng Cầu Diode để nắn nhân đôi điện áp ra như mạch bên đây. Nguyên lý hoạt động được giải thích như sau:
Giả sử tại nửa chu kỳ dương là điểm 1 dương thì điểm 2 sẽ là âm cho nên dòng điện sẽ đi từ điểm 1 để nạp vào Tụ điện C2 và đi qua Diode D1 để về điểm 2. Trong nửa chu kỳ này Tụ điện C1 và D2 không hoạt động.
Đến nửa Chu kỳ tiếp theo là nửa chu kỳ âm thì điểm 1 sẽ là âm và điểm 2 sẽ là dương nên lúc bấy giờ dòng điện sẽ từ điểm 2 chạy qua D2 để nạp vào Tụ điện C1 và về điểm 1 để hoàn thành việc chỉnh lưu cả hai nửa chu kỳ thành một nguồn điện áp hai cực tính âm - dương có tổng giá trị điện áp bằng hai lần điện áp ra trên cuộn thứ cấp của biến áp..
Thực ra trong mạch này Diode D4 và D3 không có tác dụng chẳng qua là vì có sẵn Cầu nắn và có mục đích muốn nắn nhân đôi điện áp thì tiện dụng để sử dụng mà thôi.

Mạch bên đây cũng sử dụng Cầu nắn diode để nắn nhân đôi điện áp với nguyên lý cũng giống mạch trên tuy nhiên nó chập đôi hai nhánh diode với nhau để tăng được gấp đôi khả năng chịu đựng dòng điện cần nắn đi qua các Diode.


Mạch nắn nhân đôi điện áp bằng 2 diode


Mạch nắn dòng xoay chiều nhân đôi điện áp
Có ít nhất hai kiểu mạch nắn nhân đôi điện áp đo là cách dùng Cầu Diode để nắn và cách chỉ cần dùng hai diode để nắn nhân đôi điện áp như hình trên...

Nguyên lý hoạt động của mạch này được giải thích đơn giản như sau:
Giả sử tại nửa chu kỳ dương là điểm 1 dương thì điểm 2 sẽ là âm cho nên dòng điện sẽ đi từ điểm 1 để nạp vào Tụ điện C2 và đi qua Diode D1 để về điểm 2. Trong nửa chu kỳ này Tụ điện C1 và D2 không hoạt động.
Đến nửa Chu kỳ tiếp theo là nửa chu kỳ âm thì điểm 1 sẽ là âm và điểm 2 sẽ là dương nên lúc bấy giờ dòng điện sẽ từ điểm 2 chạy qua D2 để nạp vào Tụ điện C1 và về điểm 1 để hoàn thành việc chỉnh lưu cả hai nửa chu kỳ thành một nguồn điện áp hai cực tính âm - dương có tổng giá trị điện áp bằng hai lần điện áp ra trên cuộn thứ cấp của biến áp...

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

0 comments:

Post a Comment