MC33166 hoặc MC34166 là IC Nguồn Chuyển mạch – Đảo phase
Tăng/Giảm từng mức (Step – Up/Down/Inverting Regulator)
Loại
MC3x166 là IC Nguồn có 5 chân bao gồm:
Chân
1: Hồi tiếp điện áp so sánh;
Chân
2: Điện áp chuyển mạch (điện
áp ra qua cuộn chặn xung ngược L);
Chân
3: GND (cực
âm nguồn, cực chung);
Chân
4: Điện áp vào (điện
áp cung cấp);
Chân
5: Bù điện áp/Chế độ chờ.
Tần số Chuyển mạch: 52 kHz;
Điện áp vào: 7,5 ÷ 40V;
Điện áp ra tối thiểu: Vout-min =
5V
Hình
bên đây mô tả giản đồ biến đổi Năng lượng của sự Chuyển mạch Dòng điện (Điều
chế Độ rộng Xung đối với Cường độ Dòng điện) phụ thuộc giữa Điện áp vào và
Điện áp ra sao cho nếu Cường độ Dòng điện mà Tải yêu cầu càng bé hoặc Điện áp
vào càng lớn thì Xung tạo ra có độ rộng càng ngắn. Ngược lại, nếu Cường độ Dòng
điện mà Tải yêu cầu càng lớn hoặc do Điện áp vào càng nhỏ thì Xung tạo ra càng
cần phải có độ rộng càng lớn.
Khi đó, nếu Độ rộng Xung của Nguồn Chuyển mạch thay đổi thì Giá trị Điện áp ra
sẽ được xác định bởi Giá trị Trung bình của Độ rộng Xung Chuyển mạch được thay
đổi sao cho Độ rộng Xung càng lớn thì điện áp ra trung bình cũng sẽ càng lớn.
Xét về nguyên lý thì MC34166 hoạt động không khác so với LM2575 hoặc
LM2576.
§ Nguồn
đơn cực dương – điện áp ra cố định
Sơ đồ
mạch ứng dụng đơn giản nhất được mô tả như hình bên với điện áp ra V0 được
ấn định là 5V:
Trong
đó, điện trở hồi tiếp R1 từ
đường nguồn ra V0 về
chân 1 có giá trị trong khoảng 330 Ohm đến 6,8 KΩ (Với
điện áp ra V0 =
5V).
Tụ
lọc nguồn ra có thể được chọn từ 470μF đến 2200μF/10V.
Diode
D (được
nối trực tiếp ở Chân 2 của MC34166 và trước Cuộn chặn L) có nhiệm vụ chống
xung ngược được sử dụng là loại Diode Xung tần số cao và chịu đựng được với điện
áp cao.
Cuộn
chặn L được tính theo Lý thuyết khoảng 100 ÷ 220μH.
Trên
thực tế, cuộn L được cuốn khoảng 25 ÷ 45 vòng trên lõi hình xuyến hoặc lõi hình
biến áp(hình
bên mô tả loại lõi hình xuyến tròn) và với số liệu chuẩn mực thường dùng
nhất là 42 vòng.
Chú
ý: Số vòng dây của Cuộn L thực tế không phụ thuộc vào Công suất của
Nguồn được yếu cầu và gần như được cuốn với số vòng không thay đổi với bất kỳ
kích thước nào của lõi hình xuyến(42
vòng theo tiêu chuẩn Quốc tế).
Lõi
xuyến có kích thước phụ thuộc vào Công suất hay Cường độ dòng điện tải được yêu
cầu và được ước tính gần đúng:
Lõi
xuyến có đường kính 8 ÷ 16 mm đối với Dòng điện tải tối đa trong khoảng dưới 1,5
A;
Lõi
xuyến có đường kính trong khoảng 16 ÷ 25 mm đối với Dòng điện tải tối đa 3
A.
§ Nguồn
đơn cực dương – Điện áp áp ra thay đổi được
Đối
với Điện áp ra được yêu cầu lớn hơn 5 V, cần thay đổi mạch hồi tiếp bằng cách
thêm vào một cặp Điện trở phân áp để tạo ra điện áp phản hồi về chân 1 theo tỷ
lệ R2/R1 thì
có thể tạo ra Điện áp ra có giá trị đúng bằng:
Vout =
5(1 + R2/R1)
Hình
bên đây mô tả sơ đồ nguyên lý của Mạch Nguồn Switching có điện áp ra V0 >
5V được tạo bởi mạch phân áp hồi tiếp R2/R1.
Có
thể thay R1 hoặc
R2 bằng
1 biến trở để có thể điều chỉnh được điện áp ra một cách linh
hoạt.
Chú
ý: Với kiểu Nguồn này, Điện áp vào tối thiểu luôn phải lớn hơn Giá trị
Điện áp ra mong muốn theo hệ thức:
Vin >
Vout
Vì
vậy đây là kiểu Nguồn được gọi là loại Chuyển đổi Cực tính Dương (hay
còn gọi là Chuyển đổi Dương hoặc Chuyển đổi thuận).
§ Nguồn
đơn cực dương – Điện áp ra lớn hơn điện áp vào
Trong
thực tế, có nhiều trường hợp cần phải tạo ra Điện áp ra có giá trị lớn hơn Điện
áp vào: Phương pháp truyền thống vẫn thường sử dụng đơn giản là bằng Biến
áp.
Nhờ đặc tính của Suất điện động cảm ứng (Xung
ngược) sinh
ra trên Cuộn chặn L luôn lớn hơn ít nhất là 3 lần so với Xung thuận (nhưng
cường độ bé hơn Xung thuận) được
tạo ra do Chuyển mạch Q1 của
IC MC34166 nên có thể lợi dụng Xung ngược này để tạo ra một điện áp ra lớn hơn
điện áp vào như mạch trên đây.
Để
làm được điều này thì cần phải có thêm sự hỗ trợ của Transistor trường Q2 và
điện trở R* =
680Ω ÷ 1kΩ để kích mở Q2.
Khi Q1 bên
trong IC MC34166 mở cho dòng điện đi qua mạch (bao
gồm L và Q2) thì
đồng thời sẽ kích mở Q2 nhờ
dòng kích qua R* vào
cực G của Q2 nên
toàn bộ dòng điện của Xung thuận do Q1 mở
đi xuống cực âm nguồn hoàn toàn.
Sau
khi Q1 chuyển
sang chế ngắt không cho dòng điện đi qua Cuộn chặn L và Q2 nữa
thì Xung ngược sẽ lập tức xuất hiện: Xung ngược sẽ lập tức phân cực âm cho
Q2 qua
R* nên
Q2 sẽ
bị khóa và đồng thời đi qua đioed D1 thoát
xuống cực âm và đầu kia của Cuộn chặn L (nối
với diode D2) sẽ
được nắn bởi diode D2 để
tạo ra điện áp dương trên Tụ lọc Nguồn Co.
Như
vậy, mạch nguồn trên đây chỉ lấy Xung ngược do Cuộn chặn L tạo ra để làm năng
lượng chính cho việc cung cấp điện áp cho tải mà không thể lấy Xung thuận do
Q1 trực
tiếp tạo ra vì Xung thuận này đã bị Q2 nối
tắt xuống cực âm.
Tại
sao không thể tận dụng được Xung thuận để cung cấp cho tải? Bởi vì trong
trường hợp này có 2 lý do để không thể sử dụng được Xung
thuận:
Thứ
nhất là vì do Xung thuận có giá trị thấp hơn so với giá trị điện áp cần phải
cung cấp cho tải(theo
hình trên, điện áp vào chỉ 12V nhưng điện áp ra yêu cầu lên tới 28V) nên
Xung thuận không thể cung cấp được năng lượng cho tải.
Thứ
hai là theo nguyên lý Điện – Từ, nếu Xung thuận biến thiên càng mạnh thì
Xung ngược sinh ra mới càng khỏe. Vì lý do đó, khi Xung thuận được tạo ra thì
Q2 phải
nối tắt toàn bộ Xung thuận xuống cực âm để tạo ra sự biến thiên của Xung thuận
mạnh nhất thì mới tạo ra được Xung ngược cực đại và cũng có nghĩa là mới có thể
sinh ra điện áp ra khỏe hơn điện áp vào (được
cung cấp bởi Xung thuận).
Để mạch hoạt động tốt hơn, cần có thêm diode D4 là
diode Xung dòng nhỏ (có
thể sử dụng loại diode tách sóng có vỏ thủy tinh thường được gọi là điode muỗi
1n148) và diode Zêner D3 =
12V để bảo vệ cho Q2.
§ Nguồn
đơn cực âm - Đổi nguồn dương thành nguồn âm
Rất
nhiều trường hợp cần phải tạo ra một điện áp âm từ một nguồn điện áp dương bằng
cách sử dụng mạch bên đây:
Mạch
này cũng hoạt động trên cơ sở lợi dụng năng lượng của Xung ngược sinh ra trên
Cuộn chặn L theo nguyên lý như dưới đây:
Khi
Q1 tạo
ra Xung thuận thì xung này sẽ bị thoát xuống cực âm hoàn toàn qua Cuộn chặn L để
tạo ra sự biến thiên từ thông mạnh nhất giúp cho quá trình tạo Suất điện động
phản hồi (tạo Xung ngược) ngay sau khi Q1 ngắt
dong(cắt
Xung thuận) đi qua mạch.
Vì
điode D1 được
phân cực ngược nên khi Q1 mở
để tạo ra Xung thuận thì dòng điện chỉ đi qua Cuộn chặn L để xuống cực âm mà
không thể đi qua D1 để
nạp vào Tụ lọc Nguồn và cấp cho tải.
Sau
khi Xung thuận bị cắt (tức là Q1 không
mở nữa) thì ngay lập tức Cuộn chặn L sẽ sinh ra Xung ngược và được nắn bởi diode
D1 và
nạp vào Tụ lọc Nguồn C0 để
cấp cho tải.
Trong
sơ đồ này, sự
khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với những sơ đồ trước đây là ở
chỗ Chân 3 (cực
âm) của IC MC34166 không được nối trực tiếp xuống cực âm của nguồn mà được
nối vào đường điện áp ra (điện
áp ra âm hơn so cực âm của nguồn vào) nhờ vậy chức năng so sánh và điều
chỉnh điện áp ra mới có thể thực hiện được sao cho nếu điện áp ra càng âm thì
Chân 5 của IC MC34166 sẽ càng âm hơn so với cực âm của nguồn cung cấp (nguồn
vào) tức là điện áp so sánh phản hồi thông qua R1 và
R2 sẽ
càng tăng như đối với các trường hợp thông thường khác khiến cho mạch điều khiển
của MC34166 sẽ làm thay đổi Độ rộng Xung của Xung thuận được mở bởi Q1 kéo
theo sẽ thay đổi được Biên độ của Xung ngược của Cuộn chặn L tạo ra nên sẽ điều
chỉnh được điện áp ra (nếu
Chân 5 vẫn nối về cực âm của nguồn cung cấp như các trường hợp thông thường thì
mạch sẽ mất tác dụng điều chỉnh điện áp tự động).
Chú
ý: Theo nguyên lý Cảm ứng Điện – Từ thì mặc dù điện áp của Xung
ngược tạo ra lớn hơn so với điện áp của Xung thuận nhưng Cường độ dòng điện của
Xung ngược sẽ bé hơn Cường độ của Xung thuận.
Theo
lý thuyết thì PD =
PI tức
là Công suất của Xung thuận PD (PD =
IDUD) sẽ
bằng Công suất của Xung ngược (PI =
IIUI) cho
nên nếu Xung ngược được tạo ra có điện áp UI lớn
gấp bao nhiêu lần Xung thuận thì Cường độ của Xung ngược II sẽ
bé hơn Cường độ của Xung thuận ID bấy
nhiêu lần.
Trên
thực tế PI <
Pd rất
nhiều lần nên II tạo
ra rất bé hơn so với lý thuyết.
Vì
vậy, việc sử dụng Xung ngược để tạo ra điện áp ra cao hơn so với điện áp vào
hoặc để biến đổi điện áp vào dương thành điện áp ra âm chỉ là ‘bất đắc dĩ’ vì cả
hai trường hợp này sẽ cho một hiệu suất nguồn rất thấp.
§ Mạch
đa điện áp
Để có
thể tận dụng tối đa hiệu suất của nguồn cung cấp, cần phải tận dụng triệt để
toàn bộ Năng lượng của cả Xung thuận lẫn Xung ngược bằng cách thay Cuộn chặn L
bằng một Biến áp Xung (là một Biến áp có lõi bằng ferrit sử dụng cho dòng điện
cao tần 50 ÷ 100kHz như hình dưới đây.
Trong
đó, các cuộn của Biến áp Xung được cuốn như dưới đây:
Cuộn
Sơ cấp: 42 vòng dây 0,36 mm
Cuộn
thứ cấp V02 là
65 vòng dây 0,26 mm
Cuộn thứ cấp V03 là
96 vòng cỡ dây 0,22 mm
Kích thước của Biến áp Xung được chọn để Công suất của Biến áp có thể chịu được
trong khoảng 15 ÷ 25W (tương
đương với tiết diện lõi của các các cuộn dây của Biến áp trong khoảng 6 ÷ 10
mm2).
Các điện áp ra và độ chính xác tùy thuộc vào các mức dòng tải được đối chiếu
theo bảng tham chiếu dưới đây:
Điều đó có nghĩa rằng các đường điện áp ra V02 và
V03 có
độ ổn định không cao bằng độ ổn định của điện áp ra chính là V01.
§ Biến
đổi nguồn vào âm thành nguồn ra dương
Trong
thự tế không thiếu những ứng dụng ‘khá kỳ quặc’ tùy thuộc vào những nh cầu và
điều kiện bắt buộc không thể tránh khỏi.
Đó
chính là việc phải biến đổi Nguồn dương thành Nguồn âm (như
đã được nếu trên) hoặc biến đổi Nguồn âm thành Nguồn dương như trong trường
hợp này.
Trường hợp này cũng tương tự như trong trường hợp biến đổi điện áp vào thấp
thành điện áp ra cao hơn như đã được mô tả ở phần trên.
Trong
trường hợp này cực dương sẽ được nối xuống đất (trường
hợp trên thì cực âm nguồn vào được nối xuống đất – tức là nối ‘mass’) và cực
âm trở thành cực tự do nên nguồn vào cấp cho IC MC43166 trở thành nguồn
âm.
Nhờ
vậy, điện áp ra sẽ được bội áp nhờ giá trị của Xung ngược của Cuộn chặn L tạo ra
cộng với điện áp vào của nguồn như hệ thức dưới đây:
V0 =
VLi +
Vin
Chú
ý: Có thể bỏ không cần lắp Transistor 2N3906 vào trong mạch hoặc có
thể thay bằng Transistor 2SA564 hoặc 2SA1015…
Tác
giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh
0 comments:
Post a Comment