Mạch nguồn Quantum hay còn gọi là mạch nguồn Lượng tử cơ
bản được giới thiệu đơn giản như dưới đây:
Mạch
cơ bản nhất được đưa vào sử dụng trên thực tiễn là các chuyển mạch S1 và S2 được
thay thế bởi các transistor có công suất lớn và có tần số làm việc cho phép rất
cao, có thể lên tới vài MHz nếu mạch nguồn được thiết kế cho các thiết bị cao
tần (các máy thu phát vô tuyến) được mô tả như hình dưới đây. Trong đó,
transistor Q1 thay thế cho S1 và transistor Q2 thay thế cho
S2.
Các đường tín hiệu điều khiển Control1 và Control2 được đưa vào để điều khiển
đóng ngắt các transistor nói trên với phase xung ngược chiều nhau sao cho nếu
Q1 đóng mạch điện thì Q2 ngắt và ngược lại.
Tụ C0 là
tụ lọc nguồn đầu vào, tụ C1 được
gọi là “tụ
hiệu chỉnh điện áp lượng tử” hay còn gọi là tụ
chỉnh áp lượng tử và tụ C2 được
gọi là tụ lọc đầu ra.
Tại
sao tụ C1 có tên gọi là tụ chỉnh áp lượng tử? Là bởi vì như ở các phần phân tích
và chứng minh trên đây thì tụ C1 có nhiệm vụ cung cấp trung gian năng lượng
(điện lượng) điện từ đầu vào đến lối ra cho tải và tạo nên sai số điện áp lượng
tử được xác định bởi hệ thức (4.b).
Sự
chuyển mạch của các transistor Q1 và Q2 sẽ được điều khiển một hệ thống điều
khiển điện tử.
Để
có thể hiểu được đầy đủ về cấu trúc điều khiển của một mạch ổn
định điện áp lượng tử hoàn chỉnh, cần phân tích mạch minh hoạ
trên đây:
Toàn bộ hệ thống ổn áp lượng tử có thể được chia thành 4 bộ phận chính như
sau:
· Chuyển
mạch điện tử Switching
Theo
nguyên lý đã nêu, bộ phận quan trọng cấu thành nên mạch nguồn lượng tử chính là
bộ chuyển mạch gồm có Q1, Q2, C1 và
C2.
Bộ phận này có nhiệm vụ tạo ra các điện lượng dịch chuyển trung gian từ đầu vào
cung cấp đến lối ra thông qua lần lượt các chuyển mạch Q1 và Q2 để có thể tạo ra
điện áp ở lối ra theo các hệ thức đã được xây dựng ở các phần trên
đây.
· Bộ
dao động VCO Oscillator
Ta
thấy rằng, để tạo ra tần số làm việc cho các chuyển mạch được tạo bởi Q1 và Q2
thì cần phải có một bộ dao động Oscillator và như trên đã chứng minh rằng: Khi
năng lượng hay công suất tiêu thụ trên tải thay đổi hoặc điện áp vào bị thăng
giáng không ổn định thì để làm ổn định điện áp ra cần phải làm thay đổi tần số
chuyển mạch của Q1 và Q2.
Vì
thế, bộ dao động đó cần phải được điều khiển tần số dao động của nó sao cho phù
hợp với yêu cầu của tải và vì là một bộ dao động có tần số thay đổi được điều
chỉnh theo giá trị điện áp đầu ra nên bộ dao động này còn được gọi là Bộ dao
động được điều khiển tần số bằng điện áp (Voltage Controlled Oscillator và được
viết tắt là VCO).
Nguyên
lý làm việc của bộ VCO được mô tả đơn giản như sau: Trước hết, phần tử tích cực
của mạch dao động VCO là một phần tử khuyếch đại thuật toán Op – Amp (là một
phần tử của vi mạch LM324) có nhiệm vụ tạo dao động nhờ hai mạch hồi tiếp âm và
dương đồng thời nghịch phase nhau.
Mạch
hồi tiếp dương được tạo bởi các điện trở R2 và R3 để đưa tín hiệu về cho chân vi
sai dương V +(chân
số 3). Mạch hồi tiếp âm được tạo bởi điện trở R1 và tụ C3 để đưa tín hiệu về cho
chân vi sai âm V -.
Sự tự kích dao dộng của mạch này được thực hiện như sau:
Giả
sử ban đầu điện áp ở lối ra của bộ Op – Amp U1A đạt một giá trị U0 bất
kỳ nào đó, khi đó nó sẽ phản hồi về đầu vào Vi sai dương V + thông
qua R2 và R3 để làm cho điện áp vào dương tăng lên, trong khi vì mạch hồi tiếp
âm do có tụ C3 nối xuống âm nguồn nên tăng chậm hơn mà làm cho điện áp vi sai
giữa hai đầu vào luôn lớn hơn 0Volt nên nó sẽ làm cho điện áp lối ra tiếp tục
tăng và đạt tới bão hoà.
Khi
điện áp ra đạt tới giá trị bão hoà thì nó sẽ không thể tăng lên được nữa (bằng
đúng điện áp cung cấp VCC), khi đó điện áp lối vi sai âm V - vẫn
liên tục được tăng lên và có thể đạt tới giá trị của điện áp cung cấp VCC nhờ sự
nạp điện của tụ C3 thông qua điện trở R1.
Vì
điện áp phản hồi dương bị phân áp qua mạch điện trở R2 + R3 nên giá trị điện áp
cực đại mà đầu vào vi sai dương V + có
thể đạt được chỉ là:
V+Max =
VCC.R3/(R2 + R3)
Giá
trị điện áp nói trên được gọi là điện áp phân cực cho mạch dao động vi
sai.
Nên
nếu khi tụ C3 dược nạp đầy thì điện áp vi sai âm V - sẽ
lớn hơn điện áp vi sai dương mà làm cho giá trị điện áp vi sai đầu vào trở nên
âm và làm cho ra của mạch Op – Amp bị giảm điện áp.
Khi
điện áp ra bị giảm thì vì tụ C3 vẫn được tích điện và xả dần ra lối ra (lúc này
điện áp lối ra bị giảm tới 0Volt, thấp hơn điện áp trên tụ C3) thông qua điện
trở R1 và vì thế lối ra được duy trì với giá trị 0Volt cho tới khi nào tụ C1 xả
hết điện áp ra lối ra.
Ngược
lại, theo phân tích nói trên, khi điện áp lối ra tăng thì thời gian lối ra đạt
giá trị bằng điện áp nguồn được xác định tại thời điểm điện áp trên tụ bằng
0Volt cho tới khi đạt tới một giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị phân áp của (hay
còn gọi là điện áp phân cực cho mạch dao động vi sai) V+Max như
đã nêu trên.
Vì
thế, dễ thấy rằng nếu điện áp phân cực V + càng
lớn thì thời gian để tụ C1 có thể được nạp sao cho đạt được điện áp bằng điện áp
V + sẽ
càng dài (nếu thời gian nạp điện của tụ C3 càng dài thì thời gian phóng điện của
C3 cũng sẽ càng dài) làm cho chu kỳ của sự dao động sẽ càng lớn hay nói cách
khác là tần số dao động sẽ càng nhỏ.
Để
làm thay đổi tần số dao động của mạch VCO nói trên ta thấy rằng có thể thực hiện
được một cách rất đơn giản bằng cách sử dụng một điện trở R4 để phối hợp phân áp
vi sai cho đầu vào vi sai dương V+ của
mạch dao động vi sai.
Điện
trở R4 sẽ đưa điện áp từ bộ so sánh và điều khiển điện áp để thay đổi giá trị
phân cực cho đầu vào vi sai dương mà nhờ đó làm thay đổi được chu kỳ phóng nạp
của mạch R1C3 mà làm thay đổi được tần số của bộ dao động vi
sai.
· Bộ
đảo phase Inverter
Như
đã phân tích ở các phần trên, để các chuyển mạch Q1 và Q2 có thể đóng – ngắt
ngược phase nhau thì cần phải có một bộ đảo phase nhằm để tạo ra hai phase (hai
nửa chu kỳ ngược phase nhau) cho hai chuyển mạch nói trên. Bộ đảo phase được
thực hiện một cách đơn giản nhờ một mạch khuyếch đại đảo Op – Amp
U1B.
Mạch
làm việc rất đơn giản như sau: Đầu vào vi sai dương V + được
phân áp nhờ mạch điện trở R11R12 sao cho giá trị này không lớn hơn giá trị phân
áp của mạch R9R10 bởi điện áp ra ở mức cao (đạt giá trị cực đại) của bộ dao động
VCO tức là điện áp V + không
vượt quá giá trị cực đại của đầu vào vi sai âm V - nên
sẽ có hai trường hợp xảy ra:
*
Khi điện áp vào vi sai âm bằng 0: Khi đầu ra của bộ dao động VCO có điện áp bằng
0 (bộ dao động VCO chỉ tạo ra hai trạng thái điện áp ra là trạng thái cao H có
giá trị điện áp ra xấp xỉ giá trị điện áp cung cấp VCC và trạng thái thấp L có
giá trị điện áp ra xấp xỉ 0Volt) thì điện áp đầu vào vi sai cũng sẽ bằng 0 nên
điện áp vi sai giữa hai đầu vào lớn hơn 0Volt và làm cho đầu ra của bộ đảo phase
tạo ra một điện áp ở trạng thái cao H (xấp xỉ bằng điện áp
nguồn).
*
Khi điện áp vào vi sai âm lớn điện áp vi sai dương: Khi điện áp ra của bộ dao
động VCO đạt mức cao H (gần bằng điện áp nguồn) thì điện áp đầu vào vi sai âm
được phân cực sao cho lớn hơn điện áp phân cực của đầu vào vi sai dương thì khi
đó điện áp vi sai giữa hai đầu vào bé hơn 0Volt nên lối ra sẽ bị đảo phase và
đạt trạng thái mức thấp L có gía trị xấp xỉ 0Volt.
Vì thế, ta nói rằng phần tử Op – Amp U1B là bộ đảo phase điện áp cho các chuyển
mạch Q1 và Q2.
· Bộ
so sánh và điều khiển điện áp ra Voltage Comparator
Chú
ý: Để mạch nguồn được thiết kế theo nguyên lý mạch nói trên
hoạt động tốt và có hiệu quả cao thì điện áp cung cấp VCC cho
mạch điều khiển phải lớn hơn hoặc bằng điện áp cung cấp đầu vào VInput.
Vì
khi đó, nếu VCC <
VInput thì
điện áp điều khiển do mạch điều khiển cấp cho các chuyển mạch Q1 và Q2 sẽ luôn
thấp hơn VInput mà
làm cho các transistor Q1 và Q2 không thể đạt trạng thái đóng bão hoà dẫn đến
luôn tạo ra một điện áp rơi VS trên
transistor Q1 với một giá trị là:
VS » VInput –
VCC
Và điện áp rơi này sẽ gây nên một tổn thất nhiệt làm nóng transistor Q1 theo hệ
thức:
PS =
Vs.I
Trong đó: PS:
Công suất tổn thất trên transistor Q1, I: Cường độ dòng điện cung cấp của nguồn
cho tải thông qua Q1.
Chính vì thế, để đáp ứng hiệu suất cao cho mạch nguồn lượng tử và để mạch điều
khiển có thể làm việc với nguồn cung cấp VCC có
điện áp thấp thì thông thường không nên ghép trực tiếp tín hiệu điều khiển vào
các chuyển mạch Q1 và Q2 mà nên ghép qua các biến áp xung
Tác
giả bài viết: Dr TRẦN Phúc Ánh
0 comments:
Post a Comment