o Chân số 4 bị khóa
Biểu hiện thường hay thấy nhất là trường hợp khi vừa mới cấp điện xoay chiều của lưới điện cho Nguồn AT thì quạt làm mát của Nguồn AT quay được và quay chậm dần rồi dừng hẳn.
Đây là trường hợp có thể chân số 4 (Dead Time) của IC TL494 bị khóa bởi điện áp lớn hơn 2V.
Đo điện áp ở chân số 4 của IC TL494 nếu thấy điện áp này lớn hơn 2V thì tốt nhất là nối tắt chân số 4 xuống âm nguồn là Nguồn AT có thể hoạt động bình thường (vừa cắm nguồn cho Nguồn AT và vừa đo điện áp chân 4 trong khi quạt làm mát vẫn đang quay).
Trên thực tế, các Nguồn AT được thiết kế cho các Máy Vi tính phức tạp hơn rất nhiều vì ngoài việc sử dụng TL494 để tạo ra dao động PWM làm chức năng chủ đạo của Hệ thống Nguồn Switching dải rộng thì nó được thiết kế thêm bởi các mạch phụ trợ rất phức tạp sử dụng thêm 1 ÷ 2 IC khuyếch đại Thuật toán loại LM393 hoặc LM324… để kiểm soát các chế độ kích thích Chip làm việc và giám sát một số chế độ trôi điện áp nhiệt…và vì lý do nào đó khiến cho các chế độ làm việc của các Mạch Khuyếch đại Thuật toán bị sai khiến cho điện áp chân số 4 của IC TL494 bị tăng lên (vì chân này bị IC Thuật toán giám sát và điều khiển).
Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có thể bỏ qua vai trò của các Mạch Khuyếch đại Thuật toàn nên nếu khi kiểm tra thấy chân số 4 bị tăng điện áp thì hòan toàn có thể nối tắt chân này xuống âm nguồn để Nguồn AT có thể tiếp tục được đưa vào sử dụng bình thường.
o IC TL494 bị cháy hỏng
Trường hợp này cũng xảy ra rất phổ biến và biểu hiện của nó là khi cấp điện áp xoay chiều từ lưới điện thì quạt làm mát của Nguồn AT cũng chỉ quay với tốc độ chậm dần rồi dừng hẳn nhưng đo điện áp chân 4 thì điện áp vẫn bằng 0V (vừa cắm nguồn cho Nguồn AT và vừa đo điện áp chân 4 trong khi quạt làm mát vẫn đang quay) thì chắc chắn rằng IC TL494 đã bị cháy hỏng.
Để ‘chắc ăn’ hơn, nên kiểm tra lại bằng cách cấp một nguồn 12VDC trực tiếp cho IC TL494(cực dương nguồn 12V cấp vào chân 12 của IC TL494, cực âm nguồn 12V cấp xuống chân nguồn âm chung của Nguồn AT) và kiểm tra xem có Xung Dao động xuất ra ở các Cuộn L3-1- và L3-2 của Biến áp Tr2 hay không.
Nếu có Xung dao động xuất ra ở Biến áp Tr2 thì dùng đồng hồ đặt thang đo xoay chiều 10VAC(nếu có loại loại đồng hồ có thang đo 2,5VAC thì chính xác nhất) sẽ đo được khoảng 1,5 ÷ 2,5VAC.
Trong trường hợp nếu có Máy đo Tần số hoặc Oscillocope (máy hiện sóng) thì có thể kiểm tra được Tần số dao động ở các cuộn Biến áp Tr2 vào khoảng 27 đến 40kHz.
Nếu không đo được dao động trên các cuộn của Biến áp Tr2 thì hoàn toàn khẳng định rằng TL494 đã bị hỏng, thay IC mới là được.
o Hỏng Công suất Nguồn
Nhiều trường hợp hư hỏng xảy ra đối với Nguồn AT là do cháy hỏng Công suất Nguồn (tức là cặp Transistor Công suất, tùy theo từng Hãng chế tạo mà sử dụng các loại Transistor khác nhau nhưng vẫn có thể thay bằng 2SC2335 để phục hồi lại được). Trường hợp nếu bị cháy hỏng Transistor Công suất thì biểu hiện dễ thấy nhất là kèm theo đứt cầu chì và các điện trở 1Ώ ghép giữa các cuộn hồi tiếp L2-1 và L2-2 của Biến áp Tr2 với các cực B của các Transistor Công suất bị cháy đứt hẳn, kiểm tra và thay lại các điện trở.
Kiểm tra thêm các diode ghép giữa các cuộn hồi tiếp của Biến áp Tr2 với các cực B của các Transistor Công suất.
Nói tóm lại, đối với Nguồn AT chỉ có 3 trường hợp nói trên là hư hỏng kinh điện và hoàn toàn có thể khôi phục được một cách dễ dàng.
Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh
0 comments:
Post a Comment